Giúp hộ nghèo: Trao cần câu, bớt cho không

2020-09-14 10:30:00 0 Bình luận
Xung quanh thông tin sẽ bỏ một số chính sách "cho không" hộ nghèo trong chương trình, mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, ông Tô Đức - vụ trưởng, chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH) - cho rằng sẽ có nhiều điểm đột phá.

Người nghèo rất cần vốn để làm ăn, tự thoát nghèo. Trong ảnh: người nghèo quận 8, TP.HCM được vay vốn từ quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm thuộc LĐLĐ TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Trong đó, sẽ tập trung đầu tư con người, tiếp tục tăng nguồn lực, tăng mức đầu tư nhưng sẽ giảm tối đa việc "cho không".

* Ông đánh giá thế nào về kết quả giảm nghèo trong 5 năm vừa qua (2016-2020)?

- Các mục tiêu giảm nghèo do Quốc hội và Chính phủ đề ra đều hoàn thành. Tỉ lệ giảm nghèo chung cả nước, tỉ lệ giảm nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, tỉ lệ giảm hộ nghèo người dân tộc đều đạt. Ví dụ như tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ xuống dưới 26%. Năm 2016, tỉ lệ này trên 40%, có những địa bàn từ 50-70%.

Đến thời điểm này, địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo (thuộc chương trình 30a), các xã đặc biệt khó khăn; thôn, ấp đặc biệt khó khăn (chương trình 135) đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình điện, đường, trường, trạm và các hạng mục thiết yếu phục vụ dân sinh đã được ưu tiên đầu tư. 

Với các chương trình 30a, 135, xây dựng nông thôn mới thì ở địa bàn những huyện nghèo, vùng miền núi, dân tộc như khu vực Tây Bắc có những công trình trọng điểm phục vụ tuyến xã, tuyến huyện được đầu tư, nhiều nơi tốt hơn vùng đồng bằng.

* Đó là đầu tư về hạ tầng, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã hỗ trợ gì cho người dân?

- Chính sách hỗ trợ người nghèo đã đầy đủ, toàn diện, từ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, nhà ở, nước sạch, thông tin, dạy nghề, việc làm... Hộ nghèo được vay đến 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra còn có những chính sách, cơ chế, mô hình, nguồn lực để hỗ trợ những người nghèo có khả năng lao động, hướng đến các mô hình sinh kế, mô hình sản xuất như chăn nuôi và trồng trọt.

Tuy nhiên, cũng chính từ sự quan tâm đầy đủ của Nhà nước nên dẫn đến một bộ phận người nghèo, thậm chí cả chính quyền địa phương có tâm lý ỷ lại, trông chờ chính sách, không muốn vươn lên thoát nghèo, nhất là hỗ trợ không có điều kiện, nghiễm nhiên coi đó là khoản miễn phí.

Từ hạn chế này, tới đây việc thiết kế chính sách sẽ phải tính toán việc hỗ trợ làm sao để người nghèo chủ động thoát nghèo, nỗ lực vươn lên.

* Lãnh đạo một số địa phương cho rằng giảm nghèo giai đoạn tới cần thay đổi, ví dụ như cắt giảm việc hỗ trợ tiền trực tiếp, giảm cho không. Ông nghĩ sao về việc này?

- Điểm đột phá mới trong giai đoạn tới là tập trung đầu tư con người, đặc biệt là người nghèo. Đây là mục tiêu, chiến lược.

Chúng ta phải phân loại người nghèo, làm rõ nguyên nhân nghèo. Hiện nay, tỉ lệ chung cả nước có 2% hộ nghèo là đối tượng bảo trợ xã hội (người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em...) - đây là nhóm khó có khả năng thoát nghèo.

Bên cạnh đó là xác định nhóm hộ nghèo có khả năng lao động. Thậm chí phân loại trong nhóm này thành các nhóm nghèo do lười lao động, nghèo do vướng tệ nạn xã hội, nghèo do thiếu sự hỗ trợ (thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn...). Việc phân loại này sẽ đưa ra được các biện pháp tác động phù hợp. Giảm nghèo gắn với đối tượng cụ thể, đặc điểm hộ gia đình cụ thể thì mới áp dụng các biện pháp thoát nghèo bền vững.

Để giúp người dân thoát nghèo bền vững thì cần có kế hoạch thoát nghèo cho mỗi nhóm đối tượng. Tức là sau khi xác định hộ nghèo, nguyên nhân nghèo thì phải giúp người dân xây dựng kế hoạch thoát nghèo thiết thực, đơn giản.

Ví dụ, đối với các đối tượng nghèo mà lười lao động, không có ý chí thoát nghèo, nhưng hộ nghèo có người vướng vào tệ nạn xã hội cũng cần xác định trong hộ đó ai là lao động chính để từ đó có những tác động tích cực. Có những tác động tích cực vào lao động chính trong các hộ nghèo để họ lôi kéo, tác động tới các thành viên còn lại trong gia đình cùng tham gia quá trình giảm nghèo.

* Những điều ông nói trên sẽ được đưa vào chương trình, mục tiêu giảm nghèo giai đoạn tới 2021-2025?

- Thứ nhất, sắp tới việc chuẩn hóa sẽ có trong văn bản quy phạm pháp luật trình Thủ tướng ban hành quy trình rà soát hộ nghèo, xác định bộ công cụ và kế hoạch rà soát.

Thứ hai, trọng tâm chính sách giai đoạn tới là hỗ trợ có điều kiện. Nghĩa là tất cả các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo không được nhận chính sách cho không mà phải có tham gia đóng góp. 

Ví dụ bảo hiểm y tế, đối với hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70% còn người dân đóng 30%. Tất cả hỗ trợ sẽ theo kiểu "Nhà nước cùng nhân dân", tức Nhà nước sẽ hỗ trợ khoảng 60-70%, còn lại là người dân đóng góp, huy động cộng đồng chứ ngân sách không hỗ trợ bao cấp. Toàn bộ cơ chế chính sách đi theo hướng hỗ trợ có điều kiện.

Thứ ba, mục tiêu chương trình quốc gia đi vào hỗ trợ người nghèo có sinh kế, có việc làm, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt... Có thu nhập mới nâng cao được chất lượng cuộc sống.

Thứ tư, phải hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (đường giao thông, điện nước, nhà ở, giáo dục, y tế...). Việc đầu tư dịch vụ công phải có lộ trình.

Thêm nữa, những vùng đã được đầu tư tương đối thì chuyển sang ưu tiên các vùng người dân không tiếp cận dịch vụ cơ bản. Công tác giảm nghèo phải làm cuốn chiếu, thực sự đem đến sự thay đổi, thay da đổi thịt chứ không cào bằng, bình quân. Tức là sẽ tính đến hệ số khó khăn để tính suất đầu tư. 

Ví dụ vùng nhiều đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, tỉ lệ nghèo cao thì suất đầu tư cao hơn. Trong số đó, nơi nào làm tốt (đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉ lệ người dân tiếp cận dịch vụ xã hội cao, tỉ lệ hộ nghèo giảm bền vững...) thì sẽ có chính sách, cơ chế ưu tiên để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo sớm hơn.

Nơi nào không làm, ỷ lại, trông chờ sẽ giảm nguồn lực hỗ trợ, kiện toàn lại bộ máy cán bộ. Phải có chế tài, có phương pháp, phân định rõ ràng nơi nào làm tốt, hiệu quả sẽ ưu tiên để thoát hẳn nghèo. Cụ thể, sẽ phân chia tầng nấc. Anh thuộc chương trình hỗ trợ 135 thì khi thoát khỏi 135 sẽ sang chương trình hỗ trợ 30a. Khi thoát khỏi 30a thì chuyển tiếp sang chương trình nông thôn mới.

 

Một số giải pháp chính trong giảm nghèo 5 năm tới
- Tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Có chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là đường giao thông, điện lưới để kết nối với các khu vực trung tâm, vùng động lực phát triển.
- Ưu tiên đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động thuộc hộ nghèo, lao động người dân tộc thiểu số; tạo điều kiện cho lao động thuộc hộ nghèo, lao động người dân tộc thiểu số làm việc tại các doanh nghiệp, hỗ trợ điều kiện sinh kế tạo việc làm tại chỗ gắn với chuỗi giá trị.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với vai trò "bà đỡ" cho người nghèo ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc; có chính sách khuyến khích doanh nhân hỗ trợ người nghèo thông qua các hoạt động tiếp nhận lao động nghèo, đào tạo nguồn nhân lực…
- Thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính gắn với kết quả đầu ra (trung ương phân bổ vốn theo tiêu chí, giải ngân theo kết quả đầu ra, theo tiến độ đối ứng của ngân sách địa phương); đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương không giao chi tiết, cho phép địa phương chủ động xây dựng đề án bố trí vốn thực hiện trên địa bàn; tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình giảm nghèo...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...