Hà Tĩnh: Vì sao một bản án có hiệu lực gần 3 năm vẫn không thi hành?

2016-02-26 16:38:00 0 Bình luận
Cháu họ “mượn” đất của chú canh tác, nhưng khi bị đòi lại thì không tự nguyện trao trả, buộc gia đình “khổ chủ” phải nhờ đến cơ quan pháp luật giải quyết tranh chấp. Sau gần 3 năm kể từ khi bản án của tòa án được tuyên, đến nay, vì sao bản án thi vẫn chưa được thi hành?

Cháu “mượn” đất của chú không chịu trả

Trong đơn thư gửi các cơ quan chức năng, ông Lê Trọng Châu, một cán bộ tiền khởi nghĩa (89 tuổi, trú tại phường Long Sơn, TX. Thái Hòa, Nghệ An) trình bày: Cha mẹ ông Châu có nguyên quán tại xóm 9, xã Bình Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), trước khi qua đời có để lại cho vợ chồng ông thừa kế thửa đất số 278, tờ bản đồ số 1, bản đồ 299 tại xóm 9, xã Bình Lộc, với diện tích 1.256m2. Do điều kiện công tác xa nên gia đình ông Châu đã cho anh Lê Trọng Hải (cháu trong họ) mượn (thỏa thuận bằng miệng) đất vườn để trồng trọt, canh tác.


Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh

Sau một thời gian, anh Hải đã tự ý xây nhà, tạm ở trên mảnh đất này. Khi gia đình muốn ông Châu lấy lại mảnh đất hương hỏa này thì anh Hải không tự nguyện trả đất nên xảy ra tranh chấp. Vụ việc đã được Tòa án nhân dân huyện Lộc Hà xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xét xử phúc thẩm tại bản án số 05/2013/DSPT ngày 11/3/2013, với quyết định công nhận sự tự nguyện giao trả đất của gia đình anh Hải cho gia đình ông Châu.

Theo đó, gia đình ông Châu được quyền nhận lại và sử dụng mảnh đất của mình với diện tích 1.256m2, tại thửa 278, tại xóm 9, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, đã gần 3 năm trôi qua, anh Hải vẫn không tự nguyện thi hành án. Gia đình ông Châu đã nộp hồ sơ, đơn yêu cầu thi hành án tại Chi cục Thi hành án huyện Lộc Hà và đã được cơ quan này thụ lý, nhưng đến nay, việc thi hành án vẫn chưa được thực hiện được.

Khi gia đình ông Châu tìm hiểu lý do thì chấp hành viên phụ trách vụ việc cho rằng, phần quyết định của bản án mà tòa án tuyên không rõ ràng, không đầy đủ, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản trả lời, giải thích bổ sung quyết định của bản án, nhưng đến nay bản án vẫn chưa được thi hành.

Nguyên nhân do đâu?

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trung Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Lộc Hà cho biết: “Chúng tôi cũng đã nhận được đơn thư từ các cơ quan chức năng như: UBND huyện, Huyện ủy, Viện kiểm sát, Cục Thi hành án dân sự tỉnh… về vụ việc thì chúng tôi đã giải quyết theo quy định của pháp luật. Lý do chậm thi hành án đó là do bản án tuyên không rõ ràng, khó thi hành. Vì bản án tuyên không có góc cạnh, chiều dài, chiều rộng, không có giáp ranh, Đông Tây tứ cận mặc dù có cái trả lời của tỉnh (theo yêu cầu của Chi cục) về việc bản án tuyên không rõ thì cũng có cái trả lời nhưng trả lời này cũng không rõ cho nên việc thực thi là rất khó. Qua thực tế xác minh thì đất thực là có diện tích là 1.657m2 chứ không phải là 1.256m2, tức là rộng hơn diện tích trong bản án…”.

Trước ý kiến của Chi cục Thi hành án huyện Lộc Hà đưa ra, gia đình ông Châu cho rằng: diện tích mảnh đất hiện tại lớn hơn không liên quan đến việc thi hành án và càng không liên quan đến người phải thi hành án. Diện tích được đo lại lớn hơn thì quyền quản lý, giải quyết là giữa cơ quan nhà nước với gia đình ông Châu. Theo quy định tại khoản 5, Điều 98, Luật Đất đai và bản án của tòa án thì đều ghi nhận dù diện tích lớn hay nhỏ, thửa đất số 278 đều thuộc sở hữu của gia đình ông Châu.

Vậy tại sao lại không thể thi hành giao trả đất cho gia đình ông Châu?

“Tôi năm nay đã 88 tuổi, già yếu bệnh tật nhiều nên cũng không sống được bao lâu nữa. Nguyện vọng cuối đời là muốn được về ở trên mảnh đất hương hỏa cha mẹ để lại cho tôi tại quê hương. Tôi rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc, chỉ đạo để thực hiện nghiêm túc việc thi hành án, buộc anh Hải trao trả đất cho tôi theo đúng quy định của pháp luật…” - ông Lê Trọng Châu trình bày.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 45, Luật Thi hành án dân sự: Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Khoản 1, Điều 46: Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và những ký ức về trận chiến tháng 4 lịch sử

Ký ức đầu tiên nhưng cũng là trận đánh làm ông nhớ mãi vào năm 1970. Đó là trận tiêu diệt cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở Sáp Đá Mài – Tân Kim – Cam Lộ – Quảng Trị đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1970. “Lúc đó tôi là Đại đội trưởng Đại đội 2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 của mặt trận B5...
2024-10-24 16:02:56

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho người khuyết tật ở nước ta hiện nay

Người khuyết tật (NKT) thường đối mặt với vô vàn thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục - hai yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng nền tảng phát triển toàn diện và hội nhập xã hội cho mọi cá nhân. Việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ này khiến NKT bị hạn chế về cơ hội, cản trở quá trình hòa nhập cộng đồng và tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội.
2024-10-24 14:35:00

Nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm: Thực tiễn và giải pháp từ Đảng bộ huyện Điện Biên

Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và phức tạp của cấp ủy và UBKT các cấp, đòi hỏi người cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn; khéo léo vận động, thuyết phục, kể cả đấu tranh làm cho đối tượng được kiểm tra khắc phục tâm lý lo sợ, tự ti, mặc cảm, định kiến, phản ứng, thiếu hợp tác trở nên tự giác, chủ động phối hợp trong quá trình kiểm tra. Trong những năm qua, đảng bộ huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm đã được xử lý kịp thời, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
2024-10-24 14:25:00

Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất: Bước tiến đáng tự hào trong thể thao người khuyết tật

Trong hai ngày 22 và 23/10/ 2024, tại Hội Người Mù tỉnh Ninh Bình, vòng chung kết Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất đã diễn ra với sự tham gia của 32 vận động viên.
2024-10-24 09:25:54

Quận Hoàn Kiếm: Tổ chức khóa học nghề thủ công cho người khuyết tật

Ngày 22/10/2024, tại quận Hoàn Kiếm, Hội Người Khuyết tật quận phối kết hợp với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật Sản phẩm Làng nghề Việt Nam tổ chức khóa học Nghề thủ công Hoa Vải tái chế & Khâu Chần Bông cho người khuyết tật (NKT) trên địa bàn.
2024-10-24 09:13:22

Chùa Phúc Khánh - Nguồn tâm huyết an vui, thịnh vượng

Từ thành phố Nam Định qua cầu Đò Quan, theo đường TL490C chúng tôi về thôn 6, xóm Xuân Dương, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định viếng thăm chùa Phúc Khánh - Ngôi chùa tình thương có kiến trúc đẹp mắt, trang nghiêm tại một vùng quê thanh bình đang từng ngày đổi mới.
2024-10-24 09:00:44
Đang tải...