Hành trình hồi sinh thần kỳ của chàng trai suýt bại liệt, hết mình vì người khuyết tật

2022-05-23 05:22:19 0 Bình luận
Suýt bị bại liệt, cơ hội chữa lành chỉ có 1% song nhờ tình yêu thương và tinh thần lạc quan đã giúp anh Khánh chiến thắng số phận, xoay chuyển tình thế.

Anh Nguyễn Xuân Khánh (SN 1980, quê Quảng Ninh) đang công tác tại Ban Thanh niên của Hội người khuyết tật TP Hà Nội. Nhìn chàng trai năng nổ, nhiệt huyết này, ít ai nghĩ anh từng suýt phải ngồi xe lăn suốt cả cuộc đời.

Anh Khánh vốn là chàng trai khỏe mạnh, rất đam mê với bộ môn bóng đá. Một buổi chiều nọ, khi đang thi đấu trên sân, anh cảm thấy đau tức ngực. Một tháng sau, anh liệt toàn thân, cả ngày nằm bất động, chân không còn cảm giác. 

Bố mẹ anh tất tả từ quê lên Hà Nội đưa anh vào viện khám lại. Anh được viết giấy giới thiệu sang Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô chụp cộng hưởng từ. Kết quả chụp phim cho thấy, trên cột sống của anh có khối u đang mọc rễ, chẩn đoán u ác tính, cần phải mổ gấp.

Trải qua ca phẫu thuật “thập tử nhất sinh”, bác sĩ thông báo ca mổ đã thành công, tuy nhiên, do khối u đã chèn làm tổn thương cột sống nên 2 chân của anh Khánh không còn khả năng vận động.

Thoát khỏi biến cố một cách ngoạn mục, anh chàng sống tích cực hơn và giúp đỡ cộng đồng (Ảnh: NVCC)

Việc học hành của anh phải tạm gác lại. Suốt 2 năm đó, bố mẹ anh thay phiên nhau nghỉ làm đưa anh đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ để điều trị tích cực, hy vọng có thể thắp lên một tia hy vọng cho đôi chân của con trai. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ lắc đầu và khuyên anh Khánh chấp nhận số phận, làm bạn với xe lăn.

Cuộc hành trình chữa trị của anh Khánh không hề đơn giản. Hết chữa bằng thuốc Tây y không mang lại kết quả, anh lại được bố mẹ đi thầy lang, băng rừng vượt núi tìm tia hi vọng. Cứ vài ngày, bố anh lại chở anh đi đắp thuốc hay đi tập vật lý trị liệu. Còn anh thì luôn giữ tinh thần lạc quan và cố gắng từng ngày để không phụ công cha mẹ. Thế rồi điều thần kỳ đã xảy đến với anh Khánh.

Năm 2005, đôi chân anh bắt đầu có cảm giác trở lại. Anh mạnh dạn bỏ nẹp, tay bám vào thành giường từng bước tập đi hệt như những đứa trẻ. Hằng ngày, anh tập luyện chăm chỉ để mong đôi chân sớm có thể trở lại bình thường. Ngoài ra, anh cũng ôn thi với mong muốn cháy bỏng được trở lại trường học.

Một năm sau đó, anh thi đỗ vào trường ĐH Bưu chính viễn thông khi đã 27 tuổi. Chàng sinh viên “già” với đôi chân tập tễnh bước thấp bước cao tiếp tục cắp sách tới trường. 

4 năm sau, anh Khánh tốt nghiệp loại giỏi. Anh đi làm tại một công ty kim hoàn và tham gia tích cực vào các hoạt động hội nhóm của Hội người khuyết tật TP Hà Nội. Hiện tại, anh cùng bạn bè kinh doanh thiết bị công nghiệp và công tác tại Ban Thanh Niên của Hội.

Anh được mọi người quý vì năng động, iệt tình giúp đỡ người khác, đặc biệt là người khuyết tật. Anh tổ chức các khóa huấn luyện cho người khuyết tật định hướng cuộc sống, nâng cao năng lực nhận thức, hướng nghiệp… tổ chức các lớp học tình thương, xóa mù chữ cho trẻ em lang thang…

Mỗi sự kiện quy mô dù lớn dù nhỏ dành cho người khuyết tật, anh Khánh vừa lên kế hoạch tổ chức, đạo diễn, kịch bản và kiêm luôn vai trò MC.

Anh Khánh năng nổ trong các chương trình, hoạt động vì người khuyết tật (Ảnh: NVCC)

Bên cạnh đó, anh còn lập kênh Youtube Talk to Us để làm sân chơi cho những người khuyết tật. Đó là nơi những người khuyết tật nói về người khuyết tật, giúp họ vượt qua những mặc cảm của bản thân, sống một cuộc sống của chính mình.

Còn anh Phạm Việt Hoài (SN 1973) – Chủ tịch HĐQT công ty Kym Việt (Hà Nội) lại là tấm gương người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống. Anh bị liệt chân sau một vụ tai nạn thuở nhỏ, phải gắn bó với xe lăn nhưng ý chí và nghị lực của anh đã giúp anh làm chủ cuộc sống và giúp đỡ cộng đồng người yếu thế.

Tháng 12/2013, anh Hoài cùng 2 người bạn khuyết tật của mình lập nên Kym Việt, sản xuất thú nhồi bông. Xưởng sản xuất ban đầu chỉ có 2 chiesc máy lkhaau, 1 máy vắt sổ hoạt động trong khoảng sân 5m2 của nhà thờ họ.

Anh cùng các bạn mình mang những sản phẩm đầu tay đến các hội chợ, các gian hàng lưu niệm ở các khu du lịch trên khắp cả nước để chào hàng. Những ngày tháng ban đầu, tìm đầu ra cho sản phẩm là một cuộc thử thách thực sự với những người khuyết tật như anh Hoài và các bạn.

Thế rồi, bằng sự kiên trì đi kèm là chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo, mặt hàng của Kym Việt dần len lỏi vào thị trường và được nhiều người yêu thích.

Hiện nay, Kym Việt đã trở thành một công ty lớn mạnh với 3 cơ sở kinh doanh cà phê, trong đó 1 cơ sở kết hợp với sản xuất thú nhồi bông. Xưởng may, làm thú nhồi bông của Kym Việt đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 30 người, chủ yếu là người khuyết tật khiếm thính (câm điếc), một số là khuyết tật vận động và thiểu năng trí tuệ với mức lương dao động từ 3-8 triệu đồng, có chỗ ăn, chỗ ngủ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nhân Việt Nam 'bắt kịp thế giới, đi cùng thời đại'

Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã "dám chơi và biết chơi" hơn trong một sân chơi không chỉ trong lòng đất nước mà cả khu vực và thế giới. Chúng ta không chỉ bắt kịp mà có những bước quan trọng để đi cùng với thế giới, với thời đại.
2024-10-13 10:45:13

Thương binh Tạ Quang Uẩn - giỏi làm kinh tế, giàu lòng nhân ái

Vinh dự được gặp người thương binh Tạ Quang Uẩn - Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Phong Cảnh, tại Thành cổ Quảng Trị - nơi mà cách đây 52 năm đã diễn ra cuộc chiến biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đứng trên mảnh đất đầy bi tráng ấy, những hình ảnh trong cuộc đời dường như lần nữa vụt qua ký ức ông...
2024-10-13 06:35:00

Doanh nhân thương binh Tạ Quang Uẩn: Hành trình vượt khó

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương ngày nào vẫn luôn hằn sâu trên thân thể thương binh Tạ Quang Uẩn. Vượt qua mọi nỗi đau đó, thương binh Tạ Quang Uẩn đã nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp mang thương hiệu Phong Cảnh để tạo việc làm, thu nhập cho đồng đội và con em gia đình chính sách.
2024-10-12 13:45:00

Nơi lưu giữ kỷ vật lịch sử của Tướng Nguyễn Huy Hiệu

Năm 1973, Tướng Nguyễn Huy Hiệu vinh dự được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhân dịp này, ông được Trung ương trao tặng ba hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt, trong đó có một chiếc bút kim tinh, một chiếc đồng hồ Poljot của Nga, và một chiếc ca dùng uống nước mang lá cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược".
2024-10-12 12:27:56

Giải chạy "Run for Love" - Nơi tình yêu, sự đoàn kết và tinh thần cộng đồng lan tỏa

Sáng ngày 12/10, tại Vườn hoa Lý Tự Trọng, khu vực Hồ Tây, Hà Nội đã diễn ra giải chạy "Run for Love" - một sự kiện thể thao đầy ý nghĩa do Vietnam Airlines phối hợp cùng Hội Người mù thành phố Hà Nội và trung tâm Việt Nam and Friends tổ chức.
2024-10-12 12:00:30

Thà như là vô danh

Trên những nấm mồ liệt sỹ ghi danh những người còn sống không còn là cá biệt hay mới lạ nữa. Nhưng câu chuyện biết rồi, nói rồi tưởng như cũ kỹ ấy vẫn chưa thể sửa thì đó lại là nỗi trăn trở khôn nguôi, nỗi buồn đau đáu của nhiều thế hệ…để rồi có cùng ước muốn, thà như là vô danh…
2024-10-12 08:59:00
Đang tải...