Hãy đi phượt thường xuyên để cai nghiện smartphone
Do điện thoại quá thông minh và thật tuyệt vời khi dùng vừa đủ, nó thay thế cho tất cả các loại máy ảnh, đồng hồ, laptop, máy nghe nhạc, từ điển, lịch, máy chơi game… tuy nhiên nó cũng có ma lực bắt chúng ta phụ thuộc vào nó không có cách nào dứt ra được, nghiện hơn cả ma tuý và rượu và không tốt cho trẻ em: vào bữa ăn cũng phải xem gì đó, trong nhà vệ sinh, vào quán câu đầu tiên là pass wifi là gì, đi tập hay đi bộ ngoài phố cũng lăm lăm điện thoại, có bạn thậm chí đang lái xe cũng vào check tin nhắn, mỗi khi dừng đèn đỏ cũng phải xem có thông báo nào mới không, một ngày trừ lúc ngủ hầu như lúc nào cũng dán mắt vào điện thoại. Tác hại của “nghiện” điện thoại thì quá nhiều, làm hại và hỏng mắt, cơ bản làm đầu óc và vận động của con người bớt linh hoạt, mụ mị và sống ảo trong thế giới tưởng tượng của Mạng xã hội, quên mất sứ mệnh của mình phải làm gì, chẳng có tham vọng gì ngoài việc cần có wifi khoẻ để mạng chạy tốt, nội tâm của con người không còn mà tất cả tâm trạng tâm sự vui buồn đều phơi bày, “bán than”, “xả cục tức” trên mạng xã hội. Không chỉ những bạn cô đơn FA mới “nghiện” mà cả những người có gia đình rồi cũng vẫn thế, mỗi tấm ảnh của vợ hay chồng đăng lên là vào đếm “like” rồi vào Trang cá nhân từng người “like” xem, chuyện đáng ra phải tâm sự với vợ hoặc chồng thì vô tư lên Mạng xã hội để nói, cãi mắng nhau công khai làm người ngoài họ cũng biết “nhà có chuyện”, như vậy mỗi ngày 24h cũng chưa đủ thời gian xem hết.
Nếu bây giờ hỏi mọi người cách gì để cai nghiện điện thoại thông minh thì hầu hết mọi người đều không thể vì đã “nghiện” lâu năm quá rồi. Có một cách này sẽ giúp các bạn bớt phụ thuộc vào điện thoại thông minh, đó chính là thường xuyên đi phượt khắp mọi miền, hoặc các nước trong khả năng. Trước khi đi phượt bạn sẽ tập trung vào việc chuẩn bị cho chuyến đi, từ tài chính dư dả đến thể lực bạn phải làm việc cố gắng hơn để có thành quả, phải luyện tập hăng hơn để đủ sức khoẻ, như vậy bạn phải bỏ chiếc điện thoại một góc để thực hiện công việc và tập tành.
Trong lúc phượt bạn sẽ tập trung lái xe, hoặc chạy xe máy, hay đi bộ, leo núi không có thời gian xem điện thoại như ở nhà, mắt bạn sẽ được nhìn ra vô cực để không phải điều tiết, giao lưu chuyện trò đùa vui với bạn bè khiến bạn vui vẻ trong thế giới thực, khi về bạn mệt mỏi ngủ sâu giấc chẳng buồn xem tin nhắn hay thông báo, cứ như vậy bạn dần dần sẽ rời xa điện thoại, sau khi về bạn lại tiếp tục lập kế hoạch cho lần tới đến điểm mới tuỳ theo khả năng có thể phượt vào tháng sau rồi lại lao vào kiếm tiền, tập luyện… Một nguyên tắc khi đi phượt hay du lịch bạn phải để smartphone ở nhà, dùng những thứ đơn chức năng như chiếc điện thoại cục gạch mang theo nghe gọi, mang máy ảnh máy quay, lúc về copy ảnh lên sửa trên laptop hoặc PC, nếu mang smartphone đi chụp hàng trăm tấm rồi về chắc phải cắm mắt vào hàng tuần để sửa, chọn ảnh chia sẻ thì càng “nghiện nặng hơn”.
Địa điểm đi phượt trong nước bạn muốn đi hết các địa danh chắc phải mất vài năm: leo hơn chục đỉnh núi, 4 cực Đông Tây Nam Bắc, 63 tỉnh nơi đâu cũng có danh thắng, còn nước ngoài thì cả đời cũng ít ai đi hết được: chục nước Đông Nam Á Thái, Sing, Malai, Lào, Campuchia, Myanma, Philipin, sang Châu Á: Trung Quốc, Nhật, Hàn, Ấn, Châu Âu vài chục nước, Châu Mỹ và Châu Úc…
Hầu hết chúng ta ít ai chịu dừng phụ thuộc điện thoại thông minh để nhìn nhận suy nghĩ về tác động của chúng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc một phần cũng do các Hãng luôn đưa ra những sản phẩm hiện đại hơn, nhiều ưu điểm hơn. Hãy luôn có tinh thần chuẩn bị cho các chuyến đi phượt thường xuyên hàng tháng để có mục tiêu phấn đấu, bạn sẽ dần thoát khỏi thói quen quá phụ thuộc chiếc điện thoại “thông minh”, thứ chắc chắn biến bạn thành “ bớt thông minh”.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.