Hồ điều hoà - giải pháp ngăn chặn ngập úng bị lãng quên

2023-10-05 19:28:28 0 Bình luận
Những trận mưa lớn tại Hà Nội vài ngày qua đang khiến Thủ đô Hà Nội ngập sâu trong nước khiến giao thông khó khăn, đời sống người dân bị ảnh hưởng.

Thời gian gần đây, mỗi khi có mưa lớn tại thủ đô Hà Nội là người dân lại có dịp “ghé thăm” miền Tây sông nước với phần lớn hệ thống đường xá, trường học, bệnh viện, ... ngập trong biển nước. Cảnh ngập nước toàn thành phố đã ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của toàn bộ người dân nơi đây, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Các hồ điều hoà thường được biết với chức năng thoát nước rất hiệu quả, nhưng không thể đáp ứng đủ khi lượng lớn các chung cư cao tầng mọc lên, mật độ dân cư dày đặc, mặt khác, các hồ điều hoà đang trở nên ô nhiễm mà không được giải quyết. Người dân tại Thủ đô Hà Nội thắc mắc: Liệu đến bao giờ những dự án hồ điều hoà mới hoàn thành và người dân không còn phải sống trong ngập úng mỗi khi mùa mưa tới?

Đường phố Hà Nội ngập lụt mỗi lần mưa lớn xảy ra 

Từ năm 2015, Hà Nội đã có kế hoạch dành ra hơn 2000 ha để làm các hồ điều hoà, giúp cân bằng môi trường, tạo cảnh quan và cải thiện ô nhiễm không khí, nhưng đến nay, diện tích này đã mất đi một nửa, các dự án xây dựng hồ điều hoà vẫn chưa được hoàn thiện. Trái lại, rất nhiều chung cư hiện nay đã lắp đặt hệ thống tự động dùng nguồn nước có sẵn của hồ để có thể sử dụng khi nguy cấp như dùng nước để cứu hỏa, dập tắt các đám cháy. Vì vậy việc bức tử các hồ điều hòa, cũng làm mất đi an toàn vốn có của các khu dân cư. Nhiều người dân ở khu vực Hoàng Cầu (Đống Đa), Đền Lừ, Mai Động (quận Hoàng Mai), nơi các chung cư cao tầng mọc lên và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, giờ cũng chỉ biết than thở khi nhìn các hồ điều hòa, hồ tự nhiên cứ “biến mất” dần.

Theo thống kê sơ bộ của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn địa bàn TP hiện chỉ còn hơn 100 ao, hồ với tổng diện tích 1.165 ha, giảm gần một nửa số ao, hồ so trước đây và chỉ có 18 hồ có khả năng điều tiết, thoát nước, diện tích mặt hồ, ao cũng giảm nhiều. Chưa kể, với những hồ còn lại thì 71% bị ô nhiễm, 26% số ao, hồ chưa được kè bờ, số hồ, ao được kè một phần chiếm 8%. Trong khi đó, những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị đã kéo theo mật độ dày đặc nhà cao tầng, khiến nhiều tuyến phố trở nên ngột ngạt. Hậu quả của việc xây dựng hàng loạt đã làm hạn chế khả năng thoát nước tự nhiên và tăng lưu lượng nước đổ vào ống thoát nước, kênh mương. Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí, môi trường… ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng, không chỉ gây ảnh hưởng chất lượng sống người dân mà còn tác động không nhỏ đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, chủ trương đẩy mạnh xây dựng các công viên hồ điều hòa tại Hà Nội được coi như cơn mưa rào “giải nhiệt” cho cư dân Thủ đô.

Dự án Công viên hồ điều hòa khu đô thị tây nam Hà Nội, thuộc địa phận phường Trung Hòa và Yên Hòa, quận Cầu Giấy, có vị trí đắc địa, với diện tích đất hơn 112 ha, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn VNT làm chủ đầu tư. Từ năm 2014, dự án được cấp phép xây dựng với kỳ vọng đáp ứng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ người dân, Tuy nhiên, nơi từng được kỳ vọng là lá phổi xanh phía tây nam thành phố Hà Nội nay cỏ mọc um tùm, một phần diện tích được người dân tận dụng trồng rau, dùng làm bãi đỗ xe tạm. Còn tại dự án Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang, có tổng diện tích gần 12 ha, thuộc địa phận phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, được Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng đô thị cùng Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội xây dựng từ năm 2016, dự kiến hoàn thành vào năm 2017, nhưng đến nay vẫn dang dở. Theo ghi nhận của phóng viên, dù bên trong công viên chưa được hoàn thiện nhưng không thấy bóng dáng công nhân hay dấu hiệu hoạt động của máy móc. Nhiều hạng mục như hồ nước, đường dạo nội bộ, khu vực quảng trường đã được đầu tư xây dựng, nhưng dở dang, chưa hoàn thiện và có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí rất lớn. Phía bên ngoài công viên vẫn bịt tôn kín mít, còn bên trong không có hoạt động xây dựng. Tương tự như trên, sau gần bảy năm được công bố quy hoạch, hiện trạng công viên Chu Văn An có tổng diện tích hơn 50 ha, nằm trên địa bàn xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì vẫn là một bãi cỏ um tùm, một số khu vực còn trở thành địa điểm tập kết rác thải, phế thải xây dựng hoặc làm bãi dạy lái xe ô-tô... Theo quan sát của chúng tôi, một số hạng mục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án như tường rào, đường giao thông chưa thi công hoàn thiện, gây nhếch nhác đô thị, khiến người dân bức xúc.

Phải chăng những cơ quan có thẩm quyền đang lơ là, bỏ qua những công trình nhằm phục vụ an sinh xã hội của người dân? Cần có những phương án giải quyết dứt điểm đối với những dự án nêu trên để vấn đề ngập úng không còn diễn ra, người dân tại Hà Nội không còn phải khổ sở khi ra đường mỗi khi mưa lớn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Khánh thành 2 công trình lớp học trị giá 12,5 tỷ đồng tại tỉnh Điện Biên do SHB trao tặng

Vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, giao thông và địa hình, hai công trình lớp học do SHB tài trợ xây dựng tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động.
2024-10-15 17:14:00

Nghề xoa bóp bấm huyệt giúp người mù huyện Nam Trực vững tin hòa nhập

Với 6 cơ sở xoa bóp bấm huyệt (XBBH), tạo việc làm cho hơn 30 lao động với mức thu nhập bình quân mỗi tháng 4,5 triệu đồng/người, riêng những hội viên có sức khỏe, kỹ thuật cao tại cơ sở XBBH số 195 Quán Chiền, TL490C, xã Nam Dương đạt mức thu nhập mỗi tháng 9 triệu đồng/người, Hội Người mù huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang tự tin, gắn bó với nghề, nỗ lực vươn lên hòa nhập cộng đồng.
2024-10-15 15:57:44

Tân sinh viên trường báo hào hứng check in 'photo booth' ngày nhập học

Nằm trong khuôn khổ chương trình chào tân sinh viên “FPS 2024 - Time Capsule”, sự kiện check - in photo booth diễn ra từ ngày 14/10 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thu hút nhiều bạn sinh viên tham gia.
2024-10-15 13:49:42

Xác lập kỷ lục thế giới “Tháp Thần nông - tạo hình hạt lúa”

Trong các ngày từ 11 - 13/10/2024, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô - KCN Lâm Bình, Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh.
2024-10-14 19:35:00

Để gậy trắng thực sự là bạn đồng hành của người khiếm thị

Gậy trắng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của những người khiếm thị trên toàn thế giới. Nó không chỉ là một công cụ hỗ trợ di chuyển mà còn là dấu hiệu nhận biết giúp cộng đồng dễ dàng nhận diện và hỗ trợ người khiếm thị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng người khiếm thị sử dụng gậy trắng vẫn còn rất ít.
2024-10-14 16:11:56

Học bổng "Ươm mầm xanh" - Nâng bước sinh viên khuyết tật trên đường tới giảng đường

Chiều ngày 10/10, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV)- Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ trao học bổng "Ươm mầm xanh". Đây là chương trình học bổng ý nghĩa do Trung tâm Anh ngữ PASAL phối hợp với nhà trường tổ chức.
2024-10-14 11:29:05
Đang tải...