Hỗ trợ, cắt giảm điều kiện kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh Covid-19

2020-12-13 08:23:34 0 Bình luận
Năm 2020 thực sự là một năm “đen tối” với thế giới khi phải đối mặt với tác động vô cùng lớn từ đại dịch COVID-19 với 235 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có ca bệnh, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hàng nghìn doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh hoặc giải thế. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.

“Làn sóng” phá sản doanh nghiệp đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, với ước tính tỷ lệ doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán sẽ tăng tới 35% trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2021. Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã dự báo năm 2020 nền kinh tế thế giới có thể tăng trưởng âm 5,2% - ghi nhận một cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Đối với Việt Nam, ngay từ những ngày đầu bùng phát dịch trên thế giới, Chính phủ đã hành động nhanh chóng và quyết liệt để khống chế đại dịch. Dù vậy, cộng đồng doanh nghiệp trong nước vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, mặc dù tới tháng 11/2020 chỉ có 15,4 nghìn doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2019) nhưng con số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động kinh doanh lên tới 44,4 nghìn doanh nghiệp (tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2019). Như vậy, trung bình mỗi tháng có hơn 5.400 doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động kinh doanh hoặc giải thể.

Dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá là “tia sáng” hiếm hoi trên “bầu trời u ám” của thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 9 tháng đầu năm 2020 dù chỉ đạt 2,12% và cả năm ước thực hiện đạt khoảng 2% đến 3%, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra là 6,8% và so với mức tăng trưởng của năm 2019 (là 7,02%) song vẫn là kết quả tương đối khả quan so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Còn theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2020, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mức 2,4% và là 1 trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người.

Cùng với đó, dù hoạt động thương mại có xu hướng tăng chậm lại nhưng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng ước tính vẫn đạt 489,1 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3% và nhập khẩu đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5%. Trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu đình trệ thì kết quả này đã phản ánh được thành quả trong thực hiện định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu để giảm thiểu được rủi ro kinh tế do những biến động kinh tế bên ngoài.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, dù Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt COVID-19, song đây cũng là sự nhắc nhở về nguy cơ nền kinh tế có thể phải chịu ảnh hưởng và bị “tổn thương” lớn từ những “cú sốc” bên ngoài khác vẫn hiện hữu do nền kinh tế có độ mở lớn, cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và FDI. Do đó, nâng dần khả năng độc lập tự chủ, gia tăng sức chống chịu của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Vì vậy, thời gian qua, Bộ Tài chính đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành nhằm thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo môi trường phát triển thông thoáng cho doanh nghiệp như: Tiếp tục cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, kế toán, kiểm toán, trên cơ sở đảm bảo tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định, minh bạch, thông thoáng nhằm giải phóng, phát triển sức sản xuất của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng… nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh COVID-19. Tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đầu tư và khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Cùng với đó, tăng cường hợp tác tài chính và đẩy mạnh việc đa dạng hóa nội dung, hình thức và các đối tác hợp tác quốc tế để góp phần nâng cao khả năng chống chịu về tài chính nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và thể chế kinh tế, trong đó có hệ thống văn bản pháp luật về thuế, hải quan, dịch vụ tài chính và các lĩnh vực tài chính phù hợp với các cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính.

Triển khai đồng bộ và theo dõi việc thực hiện các cam kết về thuế nhập khẩu trong các FTA đã ký kết theo lộ trình đã ban hành; tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế trong các FTA đến thu ngân sách Nhà nước, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước và tác động đến một số ngành hàng quan trọng để kịp thời điều chỉnh các chính sách liên quan và đề xuất các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của quá trình hội nhập tới kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh trong nước. 

Cùng với đó, một bài học quan trong nữa là cần tăng cường và nâng cao năng lực dự báo trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, nâng cao năng lực dự báo diễn biến giá cả thị trường và theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường để có kịch bản điều hành chính sách tài khóa phù hợp từng thời kỳ, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và cân đối ngân sách.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB

Từ nay đến hết 31/3/2025, khách hàng là chủ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế do SHB phát hành sẽ có cơ hội nhận hoàn tiền lên tới 1 triệu đồng và giảm giá trực tiếp 20% khi chi tiêu, mua sắm tại trung tâm thương mại Aeon Mall.
2025-01-02 17:57:22

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.
2025-01-02 17:44:25

Tấm lòng thiện nguyện của bác sĩ cựu chiến binh Ngô Văn Khanh

5 năm nay, Phòng khám Nha khoa Hoàng Khanh (số 99, đường Trần Huy Liệu, thành phố Nam Định) của bác sĩ, cựu chiến binh (CCB) Ngô Văn Khanh đã trở thành điểm sáng trong hoạt động thiện nguyện, sẻ chia tấm lòng nhân ái, giúp đỡ nhiều đối tượng người có công, cán bộ, hội viên CCB và những người khó khăn, bệnh tật tại địa phương.
2025-01-02 11:14:28

Tượng đài bất tử giữa đất trời Gio An

Trong kháng chiến chống Mỹ, Gio An (Quảng Trị) là nơi tập kết quân và triển khai những mũi tấn công địch của quân giải phóng mặt trận B5. Phải gánh chịu nhiều hậu quả từ mưa bom, bão đạn của kẻ thù, thế nhưng, chừng đó chưa đủ để buộc quân và dân Gio An khuất phục, trái lại còn làm cho khí thế “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” mạnh mẽ hơn, quyết tâm chiến đấu, chiến thắng, giải phóng quê hương, tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
2025-01-02 09:09:53

Giảm thuế giá trị gia tăng 6 tháng đầu năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực từ 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025.
2025-01-02 01:37:40

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".
2025-01-01 21:24:01
Đang tải...