Hoàn thiện và thực hiện luật pháp, chính sách đối với người có công ở Việt Nam hiện nay

2021-07-02 14:15:26 0 Bình luận
Chính sách đối với người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đó là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng, là trách nhiệm, là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến to lớn của họ đối với đất nước. Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng vừa thể hiện tính chính trị, kinh tế, xã hội vừa là hành động thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tiếp nối truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên để cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả to lớn mà cha ông ta đã dày công gìn giữ. Làm tốt chính sách đối với người có công sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội, giữ vững thể chế và góp phần từng bước nâng cao đời sống người và gia đình người có công với cách mạng.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và từng bước hoàn thiện chính sách đối với người có công. Đại hội XII của Đảng đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng trong xây dựng và thực hiện chính sách đối với người có công đó là: “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực của Nhà nước; bảo đảm người có công có mức sống từ trung bình trở lên”. Tiếp đó là Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác người có công với cách mạng đã chỉ rõ: “Hệ thống pháp luật, chính sách về người có công với cách mạng từng bước được hoàn thiện; đối tượng chính sách người có công với cách mạng được mở rộng”.

Thời gian qua, nhất là từ khi thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác người có công với cách mạng đã được các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, chính sách về người có công với cách mạng từng bước được hoàn thiện; đối tượng chính sách người có công với cách mạng được mở rộng; việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực. Phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình, hưởng ứng; đời sống của gia đình người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện; nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã có ý chí vươn lên, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đời sống của gia đình người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện; nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã có ý chí vươn lên, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hằng năm, Nhà nước đều ưu tiên nguồn lực để thực hiện việc điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác người có công với cách mạng vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc nghiên cứu xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách chưa theo kịp với các yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ; công tác kiểm tra, thanh tra chưa bao phủ kịp thời, tình trạng khai man hồ sơ, trục lợi chính sách vẫn còn xảy ra, gây bức xúc trong xã hội... Một bộ phận người có công với cách mạng vẫn chưa được xác nhận; số liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt hoặc chưa xác định được danh tính còn nhiều; việc huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng còn hạn chế; một số nghĩa trang, công trình ghi công liệt sĩ xuống cấp chưa được quan tâm tu bổ, tôn tạo; đời sống của một bộ phận gia đình người có công với cách mạng còn nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm sâu sắc về công tác người có công với cách mạng. Luật pháp, chính sách người có công vẫn còn có những bất cập. Công tác quản lý nhà nước có mặt còn hạn chế, cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng thiếu thường xuyên; việc phát hiện sai sót và xử lý các vi phạm có lúc, có nơi thiếu triệt để.

Từ những yếu kém bất cập trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú” Để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả chính sách đối với người có công với cách mạng theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, trước hết đối với các cơ quan chức năng cần phải nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác người có công với cách mạng. Tập trung nghiên cứu, tham mưu đề xuất ban hành Pháp lệnh thay thế Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành và các văn bản hướng dẫn thiết thực, hiệu quả. Tiếp tục rà soát, xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương có liên quan trong thực hiện công tác người có công với cách mạng. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác người có công. Thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người có công với cách mạng. Quyết tâm thực hiện 100% gia đình người có công có mức sống cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; không còn hộ người có công thuộc diện hộ nghèo.

Sau khi Pháp lệnh mới được xây dựng và ban hành, các cấp, các ngành cần tập trung triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người có công, chú trọng dà soát giải quyết dứt điểm những trường hợp còn tồn đọng không để dây dưa kéo dài.  Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện bảo đảm công khai, minh bạch, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách để trục lợi. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách ưu  đãi người có công với cách mạng, nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng chính sách. Quá trình triển khai thực hiện phải tạo ra được sự đồng thuận cao của các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, nhân dân và đặc biệt là các bậc lão thành cách mạng qua các thời kỳ. Hằng năm, Nhà nước cần cân đối ngân sách, ưu tiên các nguồn lực để tiếp tục thực hiện việc nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước. Qua đó để tiếp tục giải quyết căn bản chính sách đối với người có côngNâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công phù hợp với lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu và điều kiện phát triển kinh tế của đất nước.

Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương hỗ trợ giải quyết cơ bản về nhà ở đối với hộ người có công đang gặp khó khăn về nhà ở. Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với người có công và thân nhân của họ về phát triển sản xuất, việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là y tế, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; vay vốn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương bệnh binh và người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở sự nghiệp nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng thường xuyên phải được nâng cấp, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.

Đẩy mạnh việc tu bổ nghĩa trang, tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Có biện pháp khắc phục có hiệu quả những hành vi tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách người có công. Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công” cần được phát huy với nhiều hình thức phong phú, thiết thực hơn nữa trên thực tế. Các hoạt động tặng nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng cần được phát triển sâu rộng ở tất cả các địa phương, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng nhà nước chăm sóc ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người và gia đình người có công với cách mạng.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10
Đang tải...