Hội thảo khoa học và triển lãm ảnh 70 năm Hiến pháp Việt Nam

2016-11-05 22:37:05 0 Bình luận
Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học 70 năm Hiến pháp Việt Nam. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Ký‎ Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
 
Hội thảo này là diễn đàn để đại biểu Quốc hội, các nhà hoạt động thực tiễn, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, góp phần tiếp tục phát huy những giá trị của bản Hiến pháp đầu tiên trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật. 
 
Chủ trì Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ: trải qua 70 năm kể từ ngày Hiến pháp năm 1946 ra đời, trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng khác nhau, Quốc hội nước ta đã ban hành các bản Hiến pháp 1959,1980,1992 và 2013 trên cơ sở kế thừa và phát huy kinh nghiệm lập hiến và những giá trị chính trị, pháp lý của bản Hiến pháp đầu tiên. Tuy vậy, hoàn cảnh ra đời, nội dung và các quy trình, kỹ thuật lập hiến của bản Hiến pháp năm 1946 vẫn còn để lại những bài học cần phải tiếp tục nghiên cứu, phát huy. 
 
Các đại biểu tham gia Hội thảo đã tiếp tục làm rõ ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Hiến pháp 1946; vai trò của Hiến pháp 1946 đối với cách mạng giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam và những giá trị mang tính thời đại của Hiến pháp 1946 đối với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 
 
Qua phân tích làm rõ những giá trị về tư tưởng pháp quyền được thể hiện trong Hiến pháp 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các bản Hiến pháp về sau, đặc biệt trong bản Hiến pháp năm 2013; những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức mô hình, tổ chức quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1946; giá trị của các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bản Hiến pháp đầu tiên. 
 
Bản Hiến pháp 1946 đã tiếp thu có chọn lọc các hiến pháp dân chủ và tiến bộ của các nước, đồng thời đã "Việt hóa" tối đa cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Điểm nổi bật của mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 1946 là đề cao vai trò của nghị viện nhân dân, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, nhấn mạnh vai trò của nghị viện trong việc giám sát Chính phủ; đề cao tính độc lập của hệ thống tòa án- cơ quan tư pháp; phân quyền rõ nét và hợp lý cho chính quyền địa phương... Mặc dù những quy định này chưa được tổ chức kiểm nghiệm nhiều trên thực tế do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ đất nước có chiến tranh nhưng tinh thần, tư tưởng và giá trị của nó đã được đặt ra và kế thừa trong quá trình xây dựng Hiến pháp 2013. 
 
Trong bản Hiến pháp này, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do, dân chủ của con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm, cũng lần đầu tiên người dân Việt Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập, có chủ quyền. 
 
Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Minh Thông khẳng định nghị viện nhân dân là mô hình tổ chức Quốc hội đầu tiên của Việt Nam được quy định tại bản Hiến pháp đầu tiên của chính thể Cộng hòa ở Việt Nam- Hiến pháp 1946. Về bản chất của nghị viện nhân dân, Hiến pháp 1946 quy định: "Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" (Điều 22). Về chức năng, thẩm quyền, Hiến pháp 1946 quy định: "Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài" ( Điều 23).
 
Với cách thể hiện mới, Hiến pháp 2013 đã tiếp tục khẳng định tính chất quan trọng của Quốc hội là "cơ quan có quyền cao nhất của nhà nước" đã được khẳng định tại Hiến pháp 1946.
 
Hiến pháp 2013 quy định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." Cách thể hiện mới trong Hiến pháp 2013 đã thể hiện rõ hơn tính chất, vị trí của Quốc hội trong cấu trúc tổ chức quyền lực nhà nước theo đúng nguyên tắc "quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp." 
 
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Công Giao, mặc dù không đề cập đến khái niệm quyền con người, nhưng về bản chất các quyền công dân trong Chương II của Hiến pháp 1946 cũng chính là các quyền con người mà sau đó được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 và hai Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. Cùng với việc hiến định các quyền con người, Hiến pháp năm 1946 còn xác lập những nguyên tắc và phương thức tổ chức quyền lực chống lại sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước, giúp bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dân 
 
Nhìn lại lịch sử lập hiến của Việt Nam, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đăng Dung đánh giá Hiến pháp 1946 có nhiều dấn ấn của chủ nghĩa lập hiến hơn cả. Đây là bản hiến pháp có cách tiếp cận gần với quyền con người nhất. Quyền công dân được Hiến pháp 1946 quy định ngay ở các chương đầu tiên, làm cơ sở cho việc quy định các chương khác. Tư hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản nhất của con người được Hiến pháp ghi nhận tại Điều 12 như là một trong những đảm bảo quan trọng việc thực hiện nhân quyền của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. 
 
Trước khi diễn ra Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã cắt băng khai trương triển lãm "70 năm Hiến pháp Việt Nam." Triển lãm có gần 100 hình ảnh tài liệu tiêu biểu được lựa chọn trưng bày, với nội dung tập trung vào các sắc lệnh, văn kiện, bài báo tiêu biểu về công tác soạn thảo, thông qua Hiến pháp 1946 và các bản Hiến pháp về sau. 
 
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng cho biết triển lãm nhằm góp phần thông tin đến các đại biểu Quốc hội khóa XIV và công chúng về hoàn cảnh ra đời và giá trị các bản Hiến pháp trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Đặc biệt là quá trình ra đời của bản Hiến pháp năm 1946, cũng như sự kế thừa, phát triển những giá trị đó trong hoạt động lập hiến của Quốc hội những năm về sau. Qua đó, thúc đẩy nhân dân sống và làm việc theo pháp luật; đồng thời, tăng cường sự tin cậy và ủng hộ của nhân dân với sự phát triển của Quốc hội trong thời gian tới.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Những thương binh đất Tổ

Bằng ý chí sắt đá của người lính, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bè bạn và cộng đồng, những thương binh đất Tổ đã thắp sáng tinh thần của những người lính “tàn nhưng không phế”.
2025-01-09 15:36:00

TP. Hạ Long: Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 78 -NQ/TU

Ngày 02/01/2024, Ban thường vụ (BTV) Thành ủy Hạ Long đã ban hành Nghị quyết số 78 -NQ/TU về ưu tiên nguồn lực, khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế các xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2025-01-09 14:37:50

Tập đoàn Bell Việt Nam: Điểm nhấn một năm phát triển với những đóng góp tích cực cho cộng đồng

Ngày 5 tháng 1 năm 2025, tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Tập đoàn Bell Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành xưởng nhà máy thứ 5 với quy mô 50000 m2, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất của tập đoàn. Sự kiện không chỉ thể hiện sự lớn mạnh của Tập đoàn Bell trong lĩnh vực sản xuất mà còn khẳng định cam kết mạnh mẽ của đơn vị trong việc hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho nhóm người khuyết tật trong xã hội.
2025-01-09 13:57:45

Thái Bình: Nỗ lực đền ơn đáp nghĩa và chăm lo người có công trong năm 2024

Năm 2024, công tác đền ơn đáp nghĩa và chăm lo đời sống cho người có công với cách mạng tại tỉnh Thái Bình tiếp tục được triển khai mạnh mẽ. Các hoạt động hỗ trợ về vật chất và tinh thần không ngừng được mở rộng, thể hiện sự quan tâm, tôn vinh đối với những cống hiến của các anh hùng liệt sĩ và người có công.
2025-01-09 10:32:56

Hà Nội triển khai công tác xác định thân nhân liệt sĩ qua ADN: Tri ân và ghi nhận những hy sinh cao cả

Công tác xác định thân nhân liệt sĩ qua xét nghiệm ADN đang được triển khai tại Hà Nội, nhằm làm rõ danh tính các anh hùng đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nỗ lực lớn để đảm bảo những hy sinh của các liệt sĩ được tri ân xứng đáng, đồng thời giúp các gia đình liệt sĩ nhận được quyền lợi hợp pháp.
2025-01-09 10:22:09

Tướng Nguyễn Huy Hiệu: Hành trình binh nghiệp qua 7 ký ức vàng son

Năm 2025 đánh dấu những cột mốc quan trọng trong cuộc đời của Tướng Nguyễn Huy Hiệu, người đã dẫn dắt nhiều chiến công vàng son trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ những chiến dịch thần tốc cho đến những lời dạy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bài viết này khám phá 7 ký ức đáng nhớ trong cuộc đời binh nghiệp lẫy lẫng của ông.
2025-01-08 13:27:14
Đang tải...