Hơn một trăm học sinh nằm sạp gỗ, giường tạm bợ bám trường học chữ

2022-04-27 15:05:07 0 Bình luận
Các em học sinh thuộc dân tộc thiểu số ở Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) - Tiểu học Mai Sơn, xã biên giới Mai Sơn, huyện Tương Dương (Nghệ An) phải sống trong điều kiện thiếu thốn.

Theo Dân trí, xã biên giới Mai Sơn  là địa phương đặc biệt khó khăn của huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An), cách xa trung tâm huyện 120 km. Trường Phổ thông Dân tộc bán trú- Tiểu học Mai Sơn  có 5 điểm lẻ với 268 học sinh, đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số (Thái, Khơ Mú, Mông). Các điểm trường nằm rải rác, cách xa trung tâm xã trên 10 km, đi lại khó khăn, nguy cơ sạt lở cao. Để đến được trường, học sinh tại nhiều bản như: Phá Kháo, Piêng Coọc, phải đi bộ hàng giờ đồng hồ.

Giường đan bằng tre, nứa (Ảnh: Dân trí)

Địa bàn miền núi cao, có diện tích tự nhiên rộng  lớn, chia cắt, phân tán, nhiều điểm dân cư nhỏ lẻ, giao thông đi lại quá khó khăn… nên hệ thống trường học cũng bị ảnh hưởng rất lớn, dẫn đến việc quy hoạch các điểm trường, nhất là bậc Tiểu học gặp nhiều bất lợi. Để nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu tình trạng quy mô trường lớp manh mún, năm học 2021-2022, Trường PTDTBT - Tiểu học Mai Sơn đã triển khai mô hình trường học bán trú bậc Tiểu học cho học sinh lớp 3-5. 

Theo thầy Đào Xuân Hải- Hiệu trưởng Trường PTDTBT- Tiểu học Mai Sơn, để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt là việc tổ chức dạy và học môn tin học, ngoại ngữ, năm học 2021-2022, nhà trường đã xây dựng kế hoạch dồn học sinh lớp 3, 4, 5 toàn xã về học tại trường chính ở bản Huồi Tố 1.

(Ảnh: Dân trí)

Tuy nhiên, thời gian đi từ nhà học sinh ở các bản Piêng Coọc, Phá Kháo, Chà Lò, Na Kha, Na Hang đến trường chính mất hơn một tiếng đồng hồ. Hiện trường có 120 học sinh thuộc các bản này phải ở bán trú tại điểm trường chính trong suốt cả tuần để học tập.

Chỗ ở dựng bằng tre, nứa tạm bợ của học sinh (Ảnh: Dân trí)

Do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, nhà trường  phải trưng dụng, cải tạo lại nhà kho để hàng hóa của một gia đình gần trường làm chỗ ở cho 80 em học sinh bán trú. 

Đầu năm học mới, nhà trường đã huy động giáo viên, phụ huynh tổ chức làm sạp bằng tre, nứa, gỗ lấy chỗ cho học sinh ngủ. Mùa đông nơi vùng biên giới này rất lạnh, nước ấm cho các em tắm rửa hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cũng là vấn đề khiến thầy cô và phụ huynh lo lắng. 

Không chỉ thiếu chỗ ở cho học sinh, nhà trường còn thiếu 3 phòng học văn hóa, 1 phòng tin học, 1 phòng học tiếng anh. Các vật dụng để phục vụ cho việc ăn, ở bán trú như giường tầng, khay đựng cơm, bàn ăn, ghế ngồi… thiếu thốn. Nếu không sớm được hỗ trợ cơ sở vật chất thì việc triển khai dạy tin học, ngoại ngữ cho học sinh khối lớp 3-5 sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Kha Văn Lập - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tương Dương cho biết, hiện huyện có 85 điểm trường, trong đó có 66 điểm trường lẻ. Khoảng cách từ điểm trường lẻ đến điểm trường chính từ 3 km trở lên, có những điểm lên tới 20 km, giao thông đi lại rất khó khăn.

"Hiện nay, trên địa bàn huyện có 5 trường đang triển khai mô hình bán trú bậc Tiểu học gồm: Mai Sơn, Nhôn Mai, Hữu Khuông, Lưu Kiền và Yên Thắng. Tuy nhiên, nhiều trường lại không đủ nhà ở bán trú cho học sinh. Hầu hết các trường Tiểu học trên địa bàn huyện đang thiếu hụt trầm trọng về cơ sở vật chất, giáo viên dạy ngoại ngữ, trang thiết bị dạy, học môn tin học…", ông Lập cho biết thêm.

Tương tự, theo VOV, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông), việc học tập cũng khó khăn đối với các em học sinh.
Cơ sở vật chất tại điểm bản Chua Ta A còn nghèo nàn, chỉ có 4 phòng học kiên cố, nhà trường đã dựng thêm 7 phòng học bán kiên cố (nhà hoàn toàn bằng tôn), nhà ở nội trú cho học sinh, nhà ở giáo viên, nhà bếp…

Điều kiện vật chất, học tập của các em học sinh miền núi còn thiếu thốn (Ảnh: VOV)

Năm học 2020-2021, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình có 495 học sinh, học tại điểm trung tâm và 5 điểm bản.

Ông Ngô Văn Vinh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình cho biết: Hơn 2 năm qua, mọi sinh hoạt, học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh điểm trung tâm đều trong không gian chật chội, bí bách. Dù đã dựng thêm nhiều phòng học bán kiên cố nhưng vẫn chưa đáp ứng được số lượng phòng học cho học sinh; phòng làm việc của Ban giám hiệu nhà trường cũng chỉ là nhà tạm, chật chội. Dù là trường  bán trú, nhưng vẫn chưa có nhà ăn, phải sử dụng sân trường để làm nơi sinh hoạt cho giáo viên và học sinh bán trú.

Đặc biệt, 233 học sinh bán trú chỉ có 2 phòng ở nội trú bằng tôn với số lượng giường 2 tầng kê san sát nhau, rất nóng vào mùa hè. Hiện điểm trường trung tâm vẫn còn thiếu 5 phòng học để giảm lượng học sinh trên lớp và đón các em học sinh lớp 3 trở lên đang phải học ở các điểm bản. Nhà trường cũng vẫn chưa có mạng Internet nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy gặp nhiều khó khăn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38
Đang tải...