Kết hợp hài hòa các chính sách để kiểm soát tốt lạm phát

2022-07-21 02:00:16 0 Bình luận
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo, với nền tảng đạt được trong 6 tháng đầu năm, đà phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trưởng GDP cả năm dao động trong khoảng 6,7% (ở kịch bản 1) đến 6,9% (ở kịch bản 2).

Sản phẩm rau, củ, quả xuất xứ Việt Nam đạt tiêu chuẩn VietGAP bày bán tại các siêu thị được người tiêu dùng ưa chuộng. (Ảnh: Trọng Triết)

Kiểm soát lạm phát nhiệm vụ trọng tâm

Đà phục hồi kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm 2022 đang đối mặt với nhiều thách thức, chủ yếu do khủng hoảng tại Ukraine, bất định gia tăng với các lệnh trừng phạt, chuỗi cung ứng tiếp tục bị đứt gãy, khiến giá cả, lạm phát toàn cầu gia tăng, buộc các nước phải đẩy nhanh tốc độ thu hẹp chính sách tài khóa và tiền tệ, tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Tại Việt Nam, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,44% chủ yếu là do giá cả (xăng dầu, khí đốt, nguyên vật liệu, logistics và nhu cầu du lịch, ăn uống, đi lại…) đều tăng, đây là thành công trong kiểm soát lạm phát của Việt Nam trước bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng ở hầu khắp các quốc gia.

Thực tế một số rủi ro, thách thức chính trong năm 2022 là lạm phát, nợ công, thâm hụt ngân sách, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ (vẫn trong tầm kiểm soát), giải ngân đầu tư công chậm, doanh nghiệp còn gặp khó, nhân sự khó khăn. 

Cùng với đó, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều thách thức, nợ xấu tiềm ẩn còn tăng. Nếu như trước đó, một số khoản nợ không phải chuyển nhóm nợ thì bây giờ một phần sẽ phải chuyển nhóm. Đầu tư công có tăng nhưng vẫn ở mức độ chậm, đặc biệt nhu cầu đầu tư công năm nay rất lớn, tuy nhiên khả năng đạt kế hoạch đầu tư công cuối năm là khó khăn…

Về tình hình lạm phát ở nước ta, cho thấy có độ trễ hơn so với quốc tế; lạm phát cơ bản tăng thấp: 1,25%, cơ bản hiện nay do chi phí đẩy chứ không phải do cung tiền. Nguyên nhân có 3 nhóm làm tăng lạm phát chính là: giao thông, vật liệu xây dựng, dich vụ hàng ăn uống, trong đó yếu tố tác động vào lạm phát nhiều nhất và nhanh nhất là giao thông do giá xăng dầu tăng.

Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khiến lạm phát Việt Nam thấp hơn so với thế giới đó là: (1) giá xăng được hỗ trợ bình ổn tương đối nhanh; (2) đảm bảo nguồn cung hàng hóa; (3) một số mặt hàng được điều tiết tương đối mạnh (giá điện không tăng, viện phí không tăng dồn dập vào một thời điểm); (iv) Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt công cụ chính sách (hút khoảng 135.000 tỷ đồng); (v) cung tiền vừa phải, vòng quay tiền chậm (thời kỳ hoàng kim, vòng quay tiền là 1-1,5 lần, nếu chậm quá là đọng vốn, thời kỳ cao điểm, vòng quay là 3-3,5 lần).

Tuy nhiên, áp lực lạm phát từ giờ tới cuối năm khá lớn. Giá hàng hoá thế giới còn tăng và còn có nguy cơ nhập khẩu lạm phát, nhất là khi Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.

Kết hợp các chính sách để kiểm soát tốt lạm phát

Trong bối cảnh nhiều Ngân hàng Trung ương chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng nhanh lãi suất cùng với áp lực lạm phát trong nước gia tăng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nỗ lực điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ gặp nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, trong nước cân đối cung - cầu ngoại tệ khó khăn, hệ thống TCTD thường xuyên bán ròng ngoại tệ cho khách hàng. Trong bối cảnh đó, NHNN điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong khi vẫn nỗ lực để hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

Về điều hành tín dụng chung, NHNN đã định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14%, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Kết quả, đến ngày 30/6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,42 triệu tỷ, tăng 9,35% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,47%). Cơ cấu tín dụng tập trung theo đúng định hướng điều hành của NHNN. Đồng thời, NHNN đã chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời đã phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan chủ trì trong xây dựng, trình ban hành các chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Kết quả, đến cuối tháng 6/2022, dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 274.000 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2021. Trong đó, tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tạo sinh kế và việc làm chiếm 74,3% tổng dư nợ; tín dụng phục vụ đời sống chiếm tỷ trọng 25,7% tổng dư nợ.

Đối với các nhiệm vụ tín dụng chính sách tại Chương trình phục hồi theo Nghị quyết 43/2022/QH15, đến ngày 13/7/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP là 9.048 tỷ đồng.

Về tín dụng lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và cần tăng cường quản lý rủi ro, trong định hướng điều hành, NHNN không hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực này, song cần kiểm soát rủi ro để đảm bảo an toàn hệ thống.

Đối với chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, sau 2,5 năm triển khai, chính sách này đã góp phần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với giá trị nợ được cơ cấu lũy kế là gần 710.000 tỷ đồng cho hơn 1 triệu khách hàng. Việc cơ cấu thực hiện đến ngày 30/6/2022, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đến nay, các TCTD đã trích bổ sung dự phòng đối với các khoản cơ cấu, giữ nguyên nhóm ở mức cao.

Thông tin về chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN, NHNN đã quán triệt, chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai trong toàn hệ thống tại 2 hội nghị vừa qua, đồng thời đã thực hiện các thủ tục đề nghị cơ quan có liên quan trình cấp có thẩm quyền bổ sung vốn đầu tư công thực hiện chính sách hỗ trợ và đã phân bổ hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 cho từng NHTM.

Muốn xử lý tốt vấn đề lạm phát Việt Nam cũng như nhiều nước cần kết hợp các chính sách. Trong 6 tháng cuối năm, xác định bối cảnh thế giới, trong nước có nhiều thách thức, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, thích ứng kịp thời với thị trường trong và ngoài nước.

Cùng với đó, theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế; theo dõi lạm phát và lãi suất thị trường để linh hoạt và kịp thời điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để ổn định, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để điều hành tỷ giá biến động linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường thông qua việc phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ. Với dự trữ ngoại hối được tích lũy nhiều năm qua, NHNN đủ tiềm lực sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết để bình ổn thị trường và tỷ giá, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

NHNN cũng sẽ triển khai thực hiện nhanh, quyết liệt các giải pháp của ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai.

Để kiềm chế lạm phát, trong thời gian tới cần quan tâm đến các chỉ số sau: chỉ số nguyên liệu đầu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số công nghiệp bởi đây là các chỉ số có dấu hiệu sẽ tăng trong thời gian tới. Các vấn đề như giá điện, giá xăng dầu cũng là các vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới.

Dù Việt Nam đã có kinh nghiệm xử lý tác động phức tạp của tình hình dịch bệnh, rủi ro suy thoái kinh tế thế giới, nhưng áp lực lạm phát trong nước đã trở nên hiện hữu hơn. Do vậy, kiểm soát lạm phát vẫn là nhiệm vụ quan trọng với Việt Nam hiện nay.

Ở thời điểm hiện tại, nhìn lại bài học trong ứng xử với lạm phát và hệ lụy khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009 có thể thấy chỉ thực hiện các biện pháp điều hành tổng cầu - tức là nới lỏng hay thắt chặt tài khóa - tiền tệ thì khó có thể phát huy bền vững đối với ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...