Khánh thành 2 ‘hộp kể chuyện’ về bảo tàng đầu tiên tại Việt Nam
Chiều 5/7, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Cộng hòa Pháp phối hợp cùng Sở Văn hóa - Thể thao TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành “Hộp kể chuyện”. Sau khánh thành, 2 mô hình “hộp kể chuyện” sẽ được bàn giao cho các bảo tàng tại TP Hồ Chí Minh.
Tham dự về phía Cộng hòa Pháp có bà Emmanuelle Pavillon-Grosser - Tổng Lãnh sự Pháp tại TP Hồ Chí Minh; bà Sophie Maysonnave - Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa Đại sứ quán Pháp; Bà Hélène Lafont-Couturier - Tổng Giám đốc Bảo tàng Confluences cùng nhóm cộng sự thực hiện dự án tại Việt Nam. Về phía Việt Nam tham dự có ông Trần Thế Thuận, Giám Đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo, ban giám đốc của 11 bảo tàng trên địa bàn Thành phố.
Mô hình "hộp kể chuyện" đặt tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh. Mang thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng mô hình này thuận lợi trong việc di chuyển giữa nhiều địa điểm khác nhau.
“Hộp kể chuyện” là dự án thí điểm được lựa chọn, thực hiện tại TP Hồ Chí Minh. Nằm trong khuôn khổ dự án FSPI “Chia sẻ và Gìn giữ Di sản Việt Nam”, do Bộ phận Hợp tác và Hoạt động Văn hóa của Đại sứ quán Pháp tiến hành các dự án thí điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam (Việt Nam).
Đây là hai thiết bị truyền đạt nội dung qua âm thanh được thi công tại Việt Nam dựa trên thiết kế của Bảo tàng Confluences (Lyon, Pháp) nhằm mục đích giới thiệu với công chúng các hiện vật tiêu biểu trong bộ sưu tập của các bảo tàng thành phố. Tại TP Hồ Chí Minh, những chiếc hộp này sẽ giúp công chúng (tái) khám phá các bộ sưu tập thông qua các podcast được kể với thời lượng ba phút cho mỗi câu chuyện. Ở đây có bốn câu chuyện kể về bốn hiện vật tiêu biểu của bốn bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh: Bảo tàng Tp. Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và Bảo tàng Mỹ thuật.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh Trần Thế Thuận phát biểu.
Ông Trần Thế Thuận thông tin, hiện nay việc sử dụng công nghệ vào giới thiệu, trưng bày là phần tất yếu của chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực, trong đó Bảo tàng TP Hồ Chí Minh cũng không phải là một ngoại lệ. Việc áp dụng công nghệ mạng lại nhiều lợi ích chung cho cộng đồng, phụ vụ tốt hơn du khách tham quan, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến cộng đồng quốc tế. Việc bàn giao “hộp kể chuyện” cho 2 bảo tàng là hoạt động mang ý nghĩa to lớn với quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp.
“Năm 2023, kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam. Khoảng một tuần trước, đoàn lãnh đạo cao cấp của TP Hồ Chí Minh do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên dẫn đầu đã sang thăm, làm việc mới một số doanh nghiệp, đơn vị hợp tác tại Pháp. Tôi vinh dự là một trong những thành viên trong đoàn tháp tùng. Tại đất nước các bạn, chúng tôi đã được nghe, trao đổi, nghiên cứu một số dự án của Paris phối hợp với Việt Nam về văn hóa – xã hội trong thời gian tối. Trong đó có một phần hợp tác gìn giữ, phát triển các bảo tàng của TP Hồ Chí Minh. Tôi tin tưởng rằng với truyền thống ngoại giao tốt đẹp với TP Hồ Chí Minh, chuyến thăm của Bí thư Nguyễn Văn Nên và chương trình ngày hôm sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển, hiệu quả hơn trong việc ứng dụng công nghệ tại các bảo tàng của TP Hồ Chí Minh...” - Ông Trần Thế Thuận cho biết.
Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser - Tổng Lãnh sự Pháp tại TP Hồ Chí Minh phát biểu.
Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser bày tỏ: “Tôi rất vui mừng và hạnh phúc khi tất cả mọi người điều có mặt tại đây trong ngày hôm nay. Việc khánh thành chiếc“hộp kể chuyện” đến các bạn là bước đầu trong dự án FSPI (Quỹ đoàn kết cho các dự án đổi mới, xã hội, cộng đồng Pháp ngữ và phát triển con người) tại Việt Nam, cụ thể là TP Hồ Chí Minh. Dự án này khởi động vào năm 2022, do Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ với giá trị khoảng 15 tỷ đồng (khoảng 600.000 Euro) và gần 3 tỷ đồng do các tổ chức khác của Pháp đóng góp. Những con số này là minh chứng cho tầm quan trọng của dự án do Pháp đang triển khai khắp 3 miền của Việt Nam trong lĩnh vực di sản, văn hóa, bảo tàng...”.
Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser cho biết thêm, dự án triển khai mô hình “hộp kể chuyện" tại TP Hồ Chí Minh là một trong 3 dự án thí điểm của Cộng hòa Pháp thực hiện tại Việt Nam. Hai dự án còn lại đang trong quá trình hoàn thiện gồm: Cải tạo trung tâm du khách, vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) và hỗ trợ thiết kế kiến trúc và nội dung trưng bày của Trung tâm giáo dục và Truyền thông của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Ngoài các dự án trọng điểm này, trong thời gian qua, các chuyên gia Pháp và Việt Nam đã có các chương trình phối hợp, tập huấn, truyền thông liên quan cho đội ngũ chuyên môn, sinh viên của hai nước.
Nguyễn Kha Nam Khánh (14 tuổi) – học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ sau khi trải nghiệm thực tế “họp kể chuyện”.
“Đây là lần đầu tiên em và các bạn của mình có cơ hội trải nghiệm chiếc “hộp kể chuyện”, cảm giác khá là thú vị vì nó mới lạ và vào trong đó thì được nghe nhiều nội dung hay về bảo tàng. Với mô hình như thế này, em mong thành phố nên tiếp tục nhân rộng sang các bảo tàng khác trên địa bàn. Ngoài ra, em nghĩ nếu có thể thì mình cũng nên đặt những chiếc hộp này ở những nơi công cộng, nơi có nhiều khách du lịch để thuận tiện hơn nữa việc tiếp cận, thu hút khách đến tham quan các bảo tàng. Đặc biệt, em thấy chiếc hộp này sẽ mang nhiều hữu ích đối với trẻ em, người lớn tuổi hoặc người khuyết tật. Chẳng hạng riêng đối với nhiều người khuyết tật thì việc di chuyển, tiếp cận nhiều thực tế bảo tàng, qua những chiếc hộp này sẽ giúp ích rất nhiều...” - Nguyễn Kha Nam Khánh chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ cho biết: “Bảo tàng may mắn khi được Sở Văn hóa – Thể thao TP Hồ Chí Minh lựa chọn là một trong 2 đơn vị tiếp nhận “hộp kể chuyện” sau khi khánh thành. Vấn đề bảo quản, di chuyển và luân phiên giữa các bảo tàng trên địa bàn Thành phố sẽ tuân thủ theo những quy định cụ thể. Trong thời gian tới, các bảo tàng sẽ phối hợp cùng Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh, đơn vị tài trợ đánh giá tính hiệu quả, qua đó nhân rộng mô hình này đến các địa điểm công cộng, trung tâm thương mại, địa điểm có nhiều khu khách tham quan thường xuyên đến”.
Một phần bên trong không gian của "hộp kể chuyện" chứa 4 hình ảnh podcast về 4 hiện vật tiêu biểu của các bảo tàng Bảo tàng TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Bảo tàng lịch TP Hồ Chí Minh và Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
Màn hình cảm biến điện tử giúp du khách dễ dàng lựa chọn các nội dung thông tin cần nghe, tìm hiểu.
Bên trong không gian "hộp kể chuyện" có thiết kế phần ghế để khách tham quan có thể ngồi, lắng nghe các nội dung thuyết minh do mình lựa chọn.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.