Kom Tum: Người cựu chiến binh nặng lòng với cây cà phê
2016-08-16 15:43:09
0 Bình luận
Ông Tạ Ngọc Quang Chủ tịch HCCB, tổ trưởng hợp tác sản xuất cà phê sạch bền vững của xã Đắk Mar, Đắk Hà, Kon Tum làm giàu cho quê hương.
Người lính Cụ Hồ luôn tồn tại trong máu huyết của tôi
Khác với không khí thành phố náo nhiệt và ồn ào, chúng tôi tới thôn 7 xã Đắk Mar vào một buổi chiều nắng nhẹ, thỉnh thoảng có những cơn gió thoảng qua cho cảm giác mát mẻ. Với con đường vào thôn bao quanh là những cánh đồng cà phê đang thời kỳ cho trái.
Ngồi bên chén trà tiếp chuyện chúng tôi Cựu chiến binh Tạ Ngọc Quang cho hay: Sinh năm 1966 tại vùng đất thành phố Hưng Yên, năm1986 tôi bắt đầu tham gia vào bộ đội cụ hồ đi xây dựng đất nước sau được điều vào sư đoàn 10 quân đoàn 3 để công tác.
Đến năm 1998, tôi phục viên cùng số tiền chính sách 13 triệu đồng, sau đó cùng vợ quyết định lên huyện Đắk Hà (Kon Tum) mua nương rẫy làm kinh tế mới. Với bản chất của người lính, không cam chịu đói nghèo, tôi quyết tâm phải vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho gia đình.
Số vốn ít ỏi đó, cùng với bao nhiêu năm làm ăn tiết kiệm, tôi đã mua 1,5 héc ta đất đề trồng cà sphê. Với phương châm “tích tiểu thành đại” mà 2 vợ chồng tôi cùng cố gắng lao động. Cho đến nay, gia đình tôi đã có hơn 5 ha cà phê, thu nhập hàng năm mà trừ các chi phí (150 triệu tiền công, 150 triệu tiền phân bón) thì cũng được 500 triệu/ 100 tấn cà phê.
Tuy với công việc rất bận rộn của một chủ tịch hội cựu chiến binh xã, nhưng ông Quang luôn trăn trở tìm cách để giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây cải thiện đời sống, nâng cao giá trị cây cà phê để thoát nghèo.
Thành lập tổ hợp tác để xuất khẩu cà phê
Nắm bắt được cây cà phê là cây chủ lực kinh tế cao, trong khi đó các thương lái trong nước thì mua với giá không ổn định, lúc cao lúc thấp, ông luôn mong muốn tìm ra con đường đem cà phê vươn xa hơn, tạo thu nhập ổn định cho bà con.
CCB Tạ Ngọc Quang tâm sự: Trong một lần đi tham quan giao lưu mô hình của Công ty TNHH MTV cà phê Nguyễn Huy Hùng và nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện, giới thiệu các mô hình cà phê sạch, mà tôi đã kết nối thành công với tổ chức thương mại công bằng thế giới (FLÔ).
Được sự cho phép và tạo điều kiện của chính quyền địa phương, hội các cấp nên tôi cùng 49 hộ đã thành lập tổ hợp tác sản xuất vào tháng 4/2012. Để chuẩn bị cho chuỗi hoạt động từ các tiêu chí đến việc được tổ chức FLÔ công nhận, tôi đi vay mượn ngân hàng và các mối bạn bè quen biết trước nay được 50 triệu đồng làm quỹ cho tổ hợp tác hoạt động. Các thành viên trong tổ hợp tác thì chủ yếu là người đồng bào và chiếm 72%.
Ông chia sẻ thêm: Niềm vui lớn nhất là vào tháng 11/2012 được tổ chức FLÔ công nhận là tổ hợp tác sản xuất cà phê sạch bền vững. Với cà phê sạch của tổ hợp tác, theo quy định của tổ chức FLÔ thì không được phun thuốc hóa học, hạn chế phân bón hóa học, dùng phân vi sinh. Vệ sinh sạch sẽ lô cà phê, vệ sinh nhà ở của các hộ gia đình, vệ sinh nguồn nước chống xói mòn. Do vậy, giá xuất khẩu cà phê sạch cao hơn giá cà phê bình thường và mỗi năm thì tổ chức FLÔ về kiểm tra 5 đến 6 lần.
Y Thơi – Thành viên trong tổ ở thôn 7, xã Đắk Mar, Đắk Hà cho biết: Với thói quen trước giờ của bà con chúng tôi quen bón các loại phân hóa học, khi thấy sâu bệnh thì đi phun thuốc ngay, bao bì thì vứt lung tung rồi còn tái sử dụng. Chúng tôi còn không biết tới việc bảo vệ môi trường, nguồn nước sạch, nên khó thực hiện các quy định của tổ chức.
Nhưng ông Quang hiểu được thói quen khó thay đổi của bà con, đã tới từng gia đình vận động, tuyên truyền cho chúng tôi hiểu và bỏ thói quen cũ. Ông còn thường xuyên cho họp tổ để phổ biến những cái lợi ích mà khi được tổ chức công nhận. Sau một thời gian dài vận động, chúng tôi dần đã thực hiện tốt quy định của tổ chức. Chúng tôi giờ chăm cà phê thấy rất khỏe hơn trước, mà bán được giá cao hơn.
Trong 2 năm hoạt động, tổ hợp tác gặp rất nhiều khó khăn như chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu biết về quy trình hoạt động của tổ chức FLÔ. Sau bao nhiêu lần đi tham quan các mô hình sản xuất cà phê sạch khác, với mục đích để tìm kiếm thị trường, tham gia các hội thảo giới thiệu về các thị trường xuất khẩu cà phê ở Đắk Lăk. Nắm bắt được cơ hội đó, ông Quang đã tiếp cận và tìm được thị trường xuất khẩu như Hà Lan, Bỉ, Thủy Sĩ, Thụy Điển…
Một người lính luôn nghĩ về cộng đồng
Sống là làm, là cống hiến hết mình, đến năm 2013 ông cùng 49 hộ dân trong tổ hợp tác trích một số tiền quỹ, để quyên góp cho thôn 5, xã Đắk Mar xây dựng hội trường sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, mua phân bón đạt chuẩn để các thành viên trong tổ hợp tác sản xuất kịp thời vụ. Ngày lễ, tết đến tổ chức cấp phát quà cho 49 hộ trong tổ hợp tác. Những hộ còn khó khăn hơn, ông luôn dành thời gian chia sẻ, tâm sự cùng họ để cùng nhau làm ăn vươn lên thoát nghèo.
A Băm, hội viên trong tổ hợp tác cho biết: Phải nói từ lúc tham gia tổ hợp tác thì gia đình mình có lợi rất nhiều. Từ cách cách chăm sóc cà phê, chăn nuôi, vệ sinh môi trường hay cả trong lối sống đều thay đổi hoàn toàn. Trước đây chỉ có tư tưởng làm đủ ăn, chứ bay giờ đã biết tiết kiệm để cho sau này khi tuổi về già. Mình thật sự rất biết ơn ông Quang, người đã chỉ chỉ ra con đường làm ăn cho bà con.
CCB Tạ Ngọc Quang không chỉ giỏi làm kinh tế, còn là chủ tịch Hội Cựu chiến binh tích cực, luôn có ý thức xây dựng Hội vững mạnh, nhiệt tình giúp đỡ đồng đội và bà con. Luôn được các hội viên Cựu chiến binh và làng xóm yêu mến, kính trọng. Ông còn gương mẫu thực hiện tốt các phong trào xây dựng nông thôn mới ngày nay ở địa bàn thôn 5 xã Đắk Mar.
Khác với không khí thành phố náo nhiệt và ồn ào, chúng tôi tới thôn 7 xã Đắk Mar vào một buổi chiều nắng nhẹ, thỉnh thoảng có những cơn gió thoảng qua cho cảm giác mát mẻ. Với con đường vào thôn bao quanh là những cánh đồng cà phê đang thời kỳ cho trái.
Ngồi bên chén trà tiếp chuyện chúng tôi Cựu chiến binh Tạ Ngọc Quang cho hay: Sinh năm 1966 tại vùng đất thành phố Hưng Yên, năm1986 tôi bắt đầu tham gia vào bộ đội cụ hồ đi xây dựng đất nước sau được điều vào sư đoàn 10 quân đoàn 3 để công tác.
Đến năm 1998, tôi phục viên cùng số tiền chính sách 13 triệu đồng, sau đó cùng vợ quyết định lên huyện Đắk Hà (Kon Tum) mua nương rẫy làm kinh tế mới. Với bản chất của người lính, không cam chịu đói nghèo, tôi quyết tâm phải vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho gia đình.
Số vốn ít ỏi đó, cùng với bao nhiêu năm làm ăn tiết kiệm, tôi đã mua 1,5 héc ta đất đề trồng cà sphê. Với phương châm “tích tiểu thành đại” mà 2 vợ chồng tôi cùng cố gắng lao động. Cho đến nay, gia đình tôi đã có hơn 5 ha cà phê, thu nhập hàng năm mà trừ các chi phí (150 triệu tiền công, 150 triệu tiền phân bón) thì cũng được 500 triệu/ 100 tấn cà phê.
Tuy với công việc rất bận rộn của một chủ tịch hội cựu chiến binh xã, nhưng ông Quang luôn trăn trở tìm cách để giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây cải thiện đời sống, nâng cao giá trị cây cà phê để thoát nghèo.
Thành lập tổ hợp tác để xuất khẩu cà phê
Nắm bắt được cây cà phê là cây chủ lực kinh tế cao, trong khi đó các thương lái trong nước thì mua với giá không ổn định, lúc cao lúc thấp, ông luôn mong muốn tìm ra con đường đem cà phê vươn xa hơn, tạo thu nhập ổn định cho bà con.
CCB Tạ Ngọc Quang tâm sự: Trong một lần đi tham quan giao lưu mô hình của Công ty TNHH MTV cà phê Nguyễn Huy Hùng và nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện, giới thiệu các mô hình cà phê sạch, mà tôi đã kết nối thành công với tổ chức thương mại công bằng thế giới (FLÔ).
Được sự cho phép và tạo điều kiện của chính quyền địa phương, hội các cấp nên tôi cùng 49 hộ đã thành lập tổ hợp tác sản xuất vào tháng 4/2012. Để chuẩn bị cho chuỗi hoạt động từ các tiêu chí đến việc được tổ chức FLÔ công nhận, tôi đi vay mượn ngân hàng và các mối bạn bè quen biết trước nay được 50 triệu đồng làm quỹ cho tổ hợp tác hoạt động. Các thành viên trong tổ hợp tác thì chủ yếu là người đồng bào và chiếm 72%.
Ông chia sẻ thêm: Niềm vui lớn nhất là vào tháng 11/2012 được tổ chức FLÔ công nhận là tổ hợp tác sản xuất cà phê sạch bền vững. Với cà phê sạch của tổ hợp tác, theo quy định của tổ chức FLÔ thì không được phun thuốc hóa học, hạn chế phân bón hóa học, dùng phân vi sinh. Vệ sinh sạch sẽ lô cà phê, vệ sinh nhà ở của các hộ gia đình, vệ sinh nguồn nước chống xói mòn. Do vậy, giá xuất khẩu cà phê sạch cao hơn giá cà phê bình thường và mỗi năm thì tổ chức FLÔ về kiểm tra 5 đến 6 lần.
Y Thơi – Thành viên trong tổ ở thôn 7, xã Đắk Mar, Đắk Hà cho biết: Với thói quen trước giờ của bà con chúng tôi quen bón các loại phân hóa học, khi thấy sâu bệnh thì đi phun thuốc ngay, bao bì thì vứt lung tung rồi còn tái sử dụng. Chúng tôi còn không biết tới việc bảo vệ môi trường, nguồn nước sạch, nên khó thực hiện các quy định của tổ chức.
Nhưng ông Quang hiểu được thói quen khó thay đổi của bà con, đã tới từng gia đình vận động, tuyên truyền cho chúng tôi hiểu và bỏ thói quen cũ. Ông còn thường xuyên cho họp tổ để phổ biến những cái lợi ích mà khi được tổ chức công nhận. Sau một thời gian dài vận động, chúng tôi dần đã thực hiện tốt quy định của tổ chức. Chúng tôi giờ chăm cà phê thấy rất khỏe hơn trước, mà bán được giá cao hơn.
Trong 2 năm hoạt động, tổ hợp tác gặp rất nhiều khó khăn như chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu biết về quy trình hoạt động của tổ chức FLÔ. Sau bao nhiêu lần đi tham quan các mô hình sản xuất cà phê sạch khác, với mục đích để tìm kiếm thị trường, tham gia các hội thảo giới thiệu về các thị trường xuất khẩu cà phê ở Đắk Lăk. Nắm bắt được cơ hội đó, ông Quang đã tiếp cận và tìm được thị trường xuất khẩu như Hà Lan, Bỉ, Thủy Sĩ, Thụy Điển…
Một người lính luôn nghĩ về cộng đồng
Sống là làm, là cống hiến hết mình, đến năm 2013 ông cùng 49 hộ dân trong tổ hợp tác trích một số tiền quỹ, để quyên góp cho thôn 5, xã Đắk Mar xây dựng hội trường sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, mua phân bón đạt chuẩn để các thành viên trong tổ hợp tác sản xuất kịp thời vụ. Ngày lễ, tết đến tổ chức cấp phát quà cho 49 hộ trong tổ hợp tác. Những hộ còn khó khăn hơn, ông luôn dành thời gian chia sẻ, tâm sự cùng họ để cùng nhau làm ăn vươn lên thoát nghèo.
HTX cà phê của CCB Tạ Ngọc Quang |
A Băm, hội viên trong tổ hợp tác cho biết: Phải nói từ lúc tham gia tổ hợp tác thì gia đình mình có lợi rất nhiều. Từ cách cách chăm sóc cà phê, chăn nuôi, vệ sinh môi trường hay cả trong lối sống đều thay đổi hoàn toàn. Trước đây chỉ có tư tưởng làm đủ ăn, chứ bay giờ đã biết tiết kiệm để cho sau này khi tuổi về già. Mình thật sự rất biết ơn ông Quang, người đã chỉ chỉ ra con đường làm ăn cho bà con.
CCB Tạ Ngọc Quang không chỉ giỏi làm kinh tế, còn là chủ tịch Hội Cựu chiến binh tích cực, luôn có ý thức xây dựng Hội vững mạnh, nhiệt tình giúp đỡ đồng đội và bà con. Luôn được các hội viên Cựu chiến binh và làng xóm yêu mến, kính trọng. Ông còn gương mẫu thực hiện tốt các phong trào xây dựng nông thôn mới ngày nay ở địa bàn thôn 5 xã Đắk Mar.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo PL+