Kon Tum: Thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

2023-06-21 09:51:36 0 Bình luận
Tỉnh Kon Tum là một trong những tỉnh sở hữu diện tích rừng lớn nhất cả nước. Đây là nơi nuôi dưỡng nguồn nước cho các dòng sông, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sống cho người dân trong vùng và tạo nên nhiều vùng sinh thái cảnh quan đa dạng, phong phú.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được xem là quyết sách giúp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng tại địa phương. Nhờ chính sách chi trả DVMTR, rừng đã có chủ thật sự, đẩy mạnh công tác xã hội hoá nghề rừng, huy động đông đảo các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn làng tích cực tham gia bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát huy tối đa lợi thế của rừng.

Năm 2023, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum phấn đấu thu tiền DVMTR đạt 347.654 triệu đồng; bảo đảm duy trì diện tích rừng trong lưu vực cung ứng của các chủ rừng khoảng 374.361 ha rừng (chiếm 65,69 % diện tích rừng toàn tỉnh không tính diện tích cây cao su, đặc sản) bằng nguồn thu từ tiền DVMTR theo Kế hoạch thu, chi tiền DVMTR của tỉnh năm 2023.

Báo cáo viên của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh hướng dẫn người dân tại Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR.

Thực hiện đồng bộ các chính sách.

Từ khi thành lập và hoạt động đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã có nhiều nỗ lực, phối hợp với các Sở, ban ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh theo các quy định của Nhà nước và phù hợp với các điều kiện thực tế tại địa phương; đồng thời chủ động ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ về tài chính cho các đối tượng cung ứng dịch vụ thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Bên cạnh đó, Quỹ Kon Tum thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức, phù hợp từng đối tượng nhằm nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật và kết quả thực hiện tại địa phương. Từ đó, nhận thức của chính quyền các cấp, nhân dân, các tổ chức và các đối tượng liên quan trực tiếp đến chính sách chi trả DVMTR được nâng lên rõ rệt và cùng đồng hành với chính sách trong suốt thời gian qua. Hầu hết các đơn vị sử dụng dịch vụ đều chấp hành nộp tiền đầy đủ, kịp thời; chủ rừng, hộ nhận khoán đã thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, cung ứng DVMTR.

Nhà máy thủy điện PleiKông.

Trong những năm qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã tích cực tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định về thực hiện chính sách chi trả DVMTR, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, đơn vị liên quan và Nhân dân. Tính đến nay, tổng cộng trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 79 cơ sở phải trả tiền DVMTR theo quy định, trong đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon tum đã ký 61 hợp đồng với các đơn vị có cơ sở sử dụng DVMTR có lưu vực nội tỉnh (gồm có 30 nhà máy sản xuất thủy điện, 14 nhà máy sản xuất nước sạch, 17 nhà máy sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước); Quỹ Trung ương ký hợp đồng, thu tiền và điều phối tiền DVMTR đối với 18 cơ sở sử dụng DVMTR có lưu vực liên tỉnh.

Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Tuần tra quản lý bảo vệ rừng cung ứng DVMTR.

Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã thu được một nguồn tài chính lớn ngoài ngân sách nhằm phục vụ lại cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, cụ thể hóa chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Đảng và nhà nước. Tiền thu từ DVMTR là nguồn tài chính bền vững của các chủ rừng, giúp các chủ rừng chủ động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng hằng năm.

Với diện tích rừng được chi trả lớn cùng với đơn giá chi trả cao hơn so với đơn giá chi trả bằng nguồn vốn ngân sách trước đây và lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng hùng hậu đã tạo điều kiện cho các chủ rừng chủ động tổ chức lực lượng và bảo vệ tốt hơn diện tích rừng được giao. Nhờ thực hiện chính sách chi trả DVMTR, hàng trăm nghìn ha rừng ở Kon Tum được bảo vệ tốt hơn, nâng tỷ lệ che phủ rừng tại tỉnh năm 2022 lên 63,05%. Cùng với đó, đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng được nâng lên; mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum đã có nhiều đổi thay tích cực.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

Thừa uỷ quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Cô Tô vừa tổ chức trao thưởng đột xuất: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân có hành động dũng cảm, cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.
2024-05-08 13:33:39

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, hội viên trẻ

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 đã đề ra, được sự giúp đỡ của Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp vì người mù Sao Mai, sáng ngày 6/5/2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc HNM tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khóa tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức tin học cho 15 cán bộ, hội viên trẻ trên địa bàn.
2024-05-08 10:31:36

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26
Đang tải...