Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945-2020): Vài tư liệu về giấy bạc Cụ Hồ

2020-08-19 22:33:30 0 Bình luận
Nói đến đồng tiền Cụ Hồ, có lẽ nhiều người nghĩ rằng đó là những tờ giấy bạc 100đ, 1000đ, 2000đ, hoặc 5000đ... có hình Bác hiện đang lưu hành. Song nếu chỉ có ý nghĩa đơn thuần ấy thì chúng tôi không viết bài này.

Ngược dòng thời gian, vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam Bộ đã ấn hành nhiều loại giấy bạc Việt Nam, còn gọi là tín phiếu dùng lưu hành nội bộ trong các vùng giải phóng. Đó là những tờ giấy bạc loại 1đ 5đ, 50đ và 100đ... có in chân dung Bác do đồng chí Phạm Văn Bạch, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam Bộ ký.

Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết. Đồng tiền này không còn giá trị về kinh tế, nhưng trên tấm tín phiếu có chân dung của Bác nên nhiều đồng bào ta ở miền Nam đã dũng cảm cất dấu xem như một kỷ vật thiêng liêng.

 Đồng tiền Cụ Hồ lưu hành trong kháng chiến chống Pháp. Ảnh trưng bày tại triển lãm Ngày Độc Lập 2-9  

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 31/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 31/11/1946, lần đầu tiên giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành. Một mặt có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Quốc ngữ và chữ Hán), có hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một mặt có hình Nông Công binh. Các loại giấy bạc đều có ghi chữ số Á Rập, chữ Quốc Ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá. Các loại giấy bạc này có ký tên Bộ trưởng Bộ Tài chánh (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và Giám đốc Ngân khố trung ương, do đó ngoài tên gọi là giấy bạc cụ Hồ, dân gian còn gọi là bạc Tài Chánh.

Ngày 5/6/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành giấy bạc mới, gọi là giấy bạc ngân hàng. Giấy bạc ngân hàng đổi lấy giấy bạc Tài chánh, cứ 1 đồng ngân hàng đổi 10 đồng Tài chánh. Giấy bạc ngân hàng có loại 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng.

Điểm đặc biệt những tờ giấy bạc nầy là: một mặt có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Hán và chữ Quốc Ngữ) và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt in hình Công Nông binh, hình bộ đội ở chiến trường. Trên tờ giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Á Rập, chữ Quốc Ngữ và chữ Hán.

Các loại giấy bạc Ngân hàng in ở nước ngoài nên rất sắc sảo, tính mỹ thuật cao.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn, nên chính quyền trung ương cho phép Trung Bộ và Nam Bộ phát hành tiền Cụ Hồ riêng của vùng mình. Tiền này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng. Hình ảnh trang trí cũng tương tự như giấy bạc Cụ Hồ do trung ương phát hành, duy có điểm khác là trên giấy bạc có hai chữ ký: Chủ tịch UBKC Nam bộ (Phạm Văn Bạch) đại diện Bộ trưởng Tài chánh và Giám đốc Ngân khố Nam Bộ - đại diện Tổng giám đốc Ngân khố Quốc gia.

Các tỉnh Hà Tiên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre, Thủ Biên (tức Biên Hòa Thủ Dầu Một), Vĩnh Trà (Vĩnh Long-Trà Vinh) được phát hành tín phiếu, phiếu đổi chác, phiếu tiếp tế....

Các tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà (Long Xuyên-ChâuĐốc-Hà Tiên); các tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long-Trà Vinh) và Bến Tre; tỉnh Mỹ Tho có loại giấy bạc Cụ Hồ chỉ lưu hành trong tỉnh.

Giấy bạc Cụ Hồ lưu hành trong tỉnh Mỹ Tho phát hành năm 1948 chỉ có mệnh giá 5 đồng và 10 đồng (Riêng loại 10 đồng có thể lưu hành trong tỉnh Long Châu Sa). Các loại giấy bạc này đều có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Quốc Ngữ và chữ Hán), có ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình ảnh Công Nông binh, ảnh trận Giồng Dứa. Trên tờ giấy bạc còn có chữ số Á Rập, chữ Quốc Ngữ, chữ Hán chỉ mệnh giá. Đặc biệt là hai chữ ký: chủ tịch UBKC hành chánh, đại diện Bộ Tài chánh và Giám đốc Ngân khố Nam Bộ đại diện Tổng giám đốc Ngân khố quốc gia.

Thời đó, ở Nam Bộ nền kinh tế chia ra hai vùng, sử dụng hai loại tiền khác nhau. Thực dân Pháp khi gặp tiền Cụ Hồ thì tiêu huỷ, do đó người dân phải cất giấu rất kỹ. Đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, vì loại giấy bạc có hình Bác Hồ nên ít ai dám để trong nhà. Có gia đình phải đem giấu kỹ trong những bức tường gạch, lâu ngày nên bị huỷ hoại. Vì vậy loại tiền này hiện nay trở nên hiếm đối với những người sưu tập tiền.

Bên cạnh đó, từ sau ngày toàn quốc kháng chiến, mặc dù Chính phủ trung ương có phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng do phương tiện giao thông còn khó khăn, các loại tiền này không lưu hành đến Nam Bộ. Cho nên tại miền Nam, sau Cách mạng tháng Tám 1945, đồng bào vẫn sử dụng các loại tiền giấy, tiền đồng của chế độ Thực dân phát hành. Được trên cho phép, các địa phương cấp tỉnh, cấp huyện hoặc xã có thể sử dụng con dấu Ủy ban Hành chánh kháng chiến và các con dấu khẩu hiệu: Đả đảo thực dân Pháp, Ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh đóng lên những tờ tiền giấy của thực dân Pháp để lưu hành như tiền Việt Minh. Tất nhiên các loại tiền này chỉ có giá trị sử dụng ở vùng do cách mạng kiểm soát.

Ngày nay, những tờ giấy bạc ấy đã trải qua thời gian hơn nửa thế kỷ. Đồng tiền Bác Hồ đã luân phiên qua tay nhiều người, nhiều thế hệ nhưng đến nay tất cả còn rất phẳng phiu, rõ nét giữ gìn mãi mãi như một kỷ vật vô giá truyền lại cho thế hệ mai sau. Đó là tất cả tấm lòng của người dân miền Nam đối với Bác Hồ./.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Cao Bằng tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động

Theo kế hoạch, trong 3 ngày đầu tháng 4/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động trên địa bàn.
2024-03-27 13:39:07

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 20/3/2024, Công ty cổ phần quảng cáo Hà Thái, công ty TNHH quảng cáo Ngọc Hà là hai thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam do ông Hà Đình Thái, Ủy viên ban chấp hành dẫn đoàn có chuyến viếng thăm, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
2024-03-26 21:16:00
Đang tải...