Kỷ niệm về ca khúc 'Ba Đình nắng'

2020-09-02 10:52:55 0 Bình luận
Trong số những ca khúc ghi lại cảm xúc thiêng liêng, hào hùng của nhân dân ta ngay trong những ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945, có một ca khúc đã đưa lời nói hào sảng mà rất thân thương, gần gũi của Hồ Chủ tịch trong ngày lễ ra mắt quốc dân đồng bào giữa Ba Đình lịch sử.

Đó là ca khúc “Ba Đình nắng” của nhạc sĩ Bùi Công Kỳ-lời thơ Vũ Hoàng Địch, sáng tác năm 1947.

Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập

Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng các tác giả “Ba Đình nắng” đã đưa được lời nói của Bác Hồ trong ngày Quốc khánh vào trong lòng đứa con tinh thần của mình… và chính điều đó làm cho “Ba Đình nắng” trở nên lung linh, ấm áp như ánh nắng mùa thu…

Cùng với lớp thanh niên trí thức Hà Nội ngày ấy, Vũ Hoàng Địch, em trai thi sĩ Vũ Hoàng Chương, được sống và chứng kiến không khí hào hùng của dân tộc, đã vùng lên đập tan xiềng xích thực dân, làm chủ đất nước trong những ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 sục sôi.

Rồi đến ngày 2/9/1945, trong ngày hội lớn đầu tiên của dân tộc Việt Nam, trước mắt Vũ Hoàng Địch là Hà Nội rực rỡ cờ hoa. Các đường phố chăng đầy biểu ngữ bằng bốn thứ tiếng: Việt, Pháp, Anh, Hoa: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Việt Nam độc lập muôn năm!”...

Người dự mít tinh gồm đủ thành phần: Công nhân quần xanh, áo trắng; dân quân ngoại thành áo nâu, thắt lưng da, tay cầm côn, kiếm, mã tấu; phụ nữ Thủ đô lộng lẫy áo dài; nam thanh niên áo sơ mi, quần ngắn; các cháu thiếu nhi đội mũ ca lô, bước đều theo nhịp trống...

Chiều mùng 2 tháng 9 năm 1945, trời trong xanh, nắng thu vàng rực. Vũ Hoàng Địch cùng mọi người hồi hộp nhìn đoàn đại biểu bước lên lễ đài, trong đó có một ông cụ mặc bộ kaki màu vàng giản dị, dáng đi nhanh nhẹn. Đến khi nghe giới thiệu người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, anh mới biết đó là Hồ Chủ tịch.

Vũ Hoàng Địch cùng biển người im lặng lắng nghe tiếng nói của Bác Hồ. Giọng Người ấm và vang, dõng dạc, cương quyết từng lời, từng câu, lắng sâu vào tâm trí người nghe.

Đang đọc, bỗng dưng Bác dừng lại, hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Tức thì cả biển người đồng thanh đáp lại: “Có! Có!...” vang dậy như sấm...

Ngay phút giây này, Vũ Hoàng Địch sững sờ cảm thấy sao mà Hồ Chủ tịch gần gũi, thân tình với nhân dân đến thế! Anh càng xúc động khi nghe Bác đọc Lời thề Độc lập; cả quảng trường vang lên tiếng hô “Xin thề!”. Nhiều người vừa hô vừa khóc. Bởi lẽ từ thân phận vong quốc nô, giờ đây nhân dân ta đã làm chủ giang sơn, trở thành người dân của nước Việt Nam độc lập sau bao nhiêu mồ hôi, máu và nước mắt.

Vốn là một hồn thơ, từng làm thơ, Vũ Hoàng Địch, lòng hẹn lòng, thế nào cũng phải viết một cái gì đó để ghi lại ngày lịch sử vẻ vang, chói sáng này.

Nhưng rồi sau đó, kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Vũ Hoàng Địch cùng thanh niên cả nước nghe theo lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, của Bác Hồ, nhất tề cầm súng đánh Pháp.

Hai tác giả của ca khúc "Ba Đình nắng" - Nhạc sĩ Bùi Công Kỳ và nhà thơ Vũ Hoàng Địch

Năm 1947, Vũ Hoàng Địch về công tác cùng nhạc sĩ Bùi Công Kỳ tại Ty Thông tin tỉnh Phú Thọ. Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm ấy, đồng chí Trưởng ty thân mật vỗ vai anh, nói: “Hoàng Địch có thể làm bài thơ chào mừng Ngày Độc lập được không?”

Từ yêu cầu ấy, bao nhiêu cảm xúc, suy tư ấp ủ trong lòng về Ngày Quốc khánh ở Quảng trường Ba Đình từng chứng kiến, bùng dậy trong anh. Nhưng Vũ Hoàng Địch lại chợt nhớ tới một biểu tượng đẹp, tráng lệ, độc đáo về Hà Nội, trong bài thơ với hình ảnh cờ sao ngày Tổng khởi nghĩa của anh trai mình, thi sĩ Vũ Hoàng Chương: Ba mươi sáu phố ngày hôm ấy/Là những dòng sông đỏ bóng cờ/Chói lọi sao vàng hoa vĩ đại/Năm cánh xòa trên năm cửa ô... (Nhớ về Hà Nội vàng son).

Thế rồi chỉ trong một đêm, mạch thơ lịch sử, thiết tha, hào sảng của anh đã hoàn thành:

Gió vút lên/Ngọn cờ trên kì đài phấp phới/Gió vút lên/Đây bao nguồn sống mới dạt dào

Tôi về đây/Lắng nghe tiếng gọi/Của mùa thu cách mạng vàng sao…

Sáng hôm sau, Vũ Hoàng Địch đọc bài thơ cho cả cơ quan nghe. Mọi người vỗ tay hồi lâu khen ngợi. Trong những “thính giả” đó có nhạc sĩ Bùi Công Kỳ.

Như một sức mạnh “bốc lên”, nhạc sĩ Bùi Công Kỳ nói to: “Mặc dù bận công tác, không được dự Ngày Độc lập ở quảng trường Ba Đình như Hoàng Địch nhưng tôi sẽ phổ nhạc ngay bài thơ đặc biệt hay này”.

Thế rồi, tại rừng cọ, đồi chè Phú Thọ, miệng hát, tay bấm nốt đàn, nhạc sĩ thăng hoa cùng bài thơ giàu chất âm nhạc.

Để thể hiện hình thức tráng ca, Bùi Công Kỳ luôn dùng đảo phách để mô tả những trạng thái tình cảm. Đặc biệt là câu nói của Bác Hồ: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” được đưa vào bài hát tự nhiên, nhuần nhị với 7 nốt  nhạc.

Ca khúc “Ba Đình nắng” hoàn thành. Lại một lần, Bùi Công Kỳ miệng hát, tay đệm đàn cho cả cơ quan nghe. Ai nấy đều vỗ tay hồi lâu, nhất là lúc Vũ Hoàng Địch chạy tới ôm nhạc sĩ  Bùi Công Kỳ.

75 năm đã trôi qua kể từ Ngày Quốc khánh, 73 năm đã trôi qua khi “Ba Đình nắng” ra đời, nhưng ca khúc ấy cùng với nhiều ca khúc khác vẫn vang vọng giai điệu hào hùng của dân tộc Việt Nam và truyền năng lượng tích cực đến các thế hệ trẻ hôm nay như một lời hứa trách nhiệm với đất nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức lễ trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII và các đồng chí nhận Huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng.
2024-11-28 16:22:08

Hội CCB huyện Trực Ninh xứng danh truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”

Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam (6-12-1989 – 6-12-2024) Hội CCB huyện Trực Ninh (Nam Định) tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu” gắn với phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2024, xứng danh truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.
2024-11-28 09:06:07

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Những bất cập trong chính sách cho nhà giáo

Ngày 26/11, Bộ GD&ĐT phối hợp với UNESCO tổ chức hội thảo tham vấn về khung chính sách và pháp lí cho nhà giáo. Các chuyên gia có được cái nhìn tổng quan về vai trò của nhà giáo ngày nay.
2024-11-27 12:34:28
Đang tải...