Ngày 20/11: Gặp bà giáo 90 tuổi vẫn say mê dạy học miễn phí cho học sinh khuyết tật

2021-11-20 09:00:00 0 Bình luận
"Tôi nhớ mãi ngày 20/11 đặc biệt đó. Bước chân vào lớp, cháu lớp trưởng giấu một bông hoa hồng phía sau. Cháu chạy lên nói không thành lời: "Hôm nay là ngày của bà, cháu có bông hoa tặng bà"... Tôi đã bật khóc...

Suốt 24 năm, cụ Hồ Hương Nam gắn bó với lớp học tình thương dạy người khuyết tật miễn phí. (Ảnh: danviet)

Từng bị người đời chửi "dở hơi, lẩm cẩm" khi vận động mở lớp học tình thương miễn phí

Một ngày gần dịp 20/11, cụ bà Hồ Hương Nam (89 tuổi) nhờ một người quen chở xe máy đến Trường THCS An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội, nơi cụ mở lớp học tình thương dạy học sinh khuyết tật suốt hơn 20 năm qua. Cụ đến mở cửa lớp học, xếp lại từng quyển sách mà lâu lắm rồi đám học trò đặc biệt đặt những nét bút nguệch ngoạc. Khu vui chơi bên ngoài không có học sinh vui đùa đã phủ bụi theo thời gian.

Cụ nhớ học trò của mình, nhớ những nụ cười, khuôn mặt ngô nghê, nhớ mùi phấn bảng, nhớ tiếng trống sân trường…

Với chất giọng người gốc Huế mộc mạc, nhẹ nhàng chất chứa đầy tình nghĩa, cụ Nam tái hiện lại câu chuyện cuộc đời mình với chúng tôi. Ở tuổi cửu thập, nhà giáo đặc biệt ấy vẫn rất mẫn tiệp. Cụ kể gắn bó với lớp học tình thương này đến nay tròn 24 năm.

Lớp học rộng khoảng 30m2 trong khuôn viên Trường THCS An Dương trước vốn là nơi học tập của 18 học sinh đặc biệt có các hoàn cảnh khác nhau. Cụ giáo với mái tóc bạc trắng, lưa thưa trên đỉnh đầu cầm giẻ lau sạch sẽ từng chiếc bàn trong lớp.

Chia sẻ với PV Dân Việt, cụ Nam kể: "Vừa hôm trước nóng ruột quá tôi liền gọi điện hỏi hiệu trưởng bao giờ các cháu được quay trở lại trường. Hiệu trưởng đáp khi nào thành phố có chủ trương sẽ thông báo. Thế nhưng ở nhà buồn nên tôi thi thoảng vẫn nhờ người quen hoặc xe ôm chở đến đây ngó trường, ngó lớp lúc rồi về. Chỉ vì dịch Covid-19 khiến tôi các cháu, xa đồng nghiệp, xa trường…".

Hồi trẻ, cụ từ Huế theo chồng ra Hà Nội sinh sống và làm giáo viên tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám. Sau khi về hưu, từ năm 1993, cụ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt về lĩnh vực dân số và trẻ em.

"Làm công việc này tôi thường đi từng ngõ gõ từng nhà. Chính vì vậy dần dần tôi thông thuộc hết mọi gia đình. Có lần tình cờ tôi vào gia đình một cháu nhỏ rất cực khổ. Cháu cứ ú ớ khi thấy người vào. Tôi hỏi người mẹ "Nó không đi học à", mẹ cháu đáp "Dạ không, cháu nó sợ". Sau mới biết cháu bị tự kỷ. Hồi đó không có điều kiện, thêm nữa lớp dạy riêng cho trẻ khuyết tật gần như chưa có, tôi cũng gặp nhiều hoàn cảnh trẻ bị tự kỷ, tăng động… tương tự", cụ Nam nhớ lại.

Về nhà, cụ Nam đau đáu trong lòng đến mất ngủ. Cụ suy nghĩ mình đã nghỉ hưu, sức khỏe còn, hay mở lớp học tình thương dành cho những đứa trẻ đặc biệt này. Cụ liên tục ghi vào quyển sổ nhật ký với hai chữ "Quyết tâm". Chữ đó viết ra với hy vọng điều mình mong muốn sẽ làm được.

"Năm 1997 tôi quyết định đi vận động các gia đình có trẻ khuyết tật để mình dạy dỗ. Nghĩ lại tôi rất sợ. Tôi không ngờ có ngày hôm nay. Hồi đó một phần sợ vì không biết khả năng mình có làm được không. Nếu tốt thì cái tâm mình vui vẻ nhưng nếu mình không làm được thì đó là cái tội. Mấy ngày đầu đi đến đâu bị chửi đến đó.

Có người gặp chửi tôi "bà dở hơi, bà già lẩm cẩm". Lúc đó tôi nghĩ thôi kệ, nếu mình chán, bỏ cuộc thì những cháu nhỏ không ai dạy dỗ. Sau cứ âm thầm lặng lẽ thuyết phục được gia đình 2 cháu, rồi cũng xin được lớp đặt ở trụ sở tuần tra của tổ dân phố", cụ Nam hồi ức.

Ngày 20/11 đặc biệt

Khi nhận dạy, cụ Nam cũng cam kết phụ huynh tin tưởng giao trẻ nhỏ cho mình dạy dỗ 1 tháng. Sau 1 tháng nếu các cháu không tiến bộ sẽ gửi lại cho gia đình.

"Hai cháu đầu học được 1 tháng, ngày nào bố mẹ các cháu cũng đến xem. Sau thấy con mình tốt lên họ tin tưởng, tiếp tục nhờ tôi dạy dỗ cho các cháu. Sau mọi người biết dần, mang con mình tới nhờ tôi dạy dỗ. Chính nơi nhà văn hóa phường trước là trụ sở tuần tra. Lớp học được 2 năm thì chuyển sang nhà trẻ bỏ hoang. Hồi đó, dụng cụ học tập còn khó khăn, tôi kê tạm mấy tấm ván lấy chỗ ngồi, có 10 cháu đến lớp học, tôi vui lắm.

Không lâu sau khu này cũng bị tháo dỡ để xây trường học. Hồi đó cũng vì cái tâm, cái tình, tôi lên Phòng GDĐT quận Tây Hồ khóc. Tôi mong muốn các cháu có một nơi học tập ổn định như bao đứa trẻ khác. Năm 2002, Trường THCS An Dương nhận lớp học về trường. Lớp học càng ngày càng đông học sinh tìm đến. Cho đến thời điểm hiện tại có 18 cháu đang theo học, cháu cao tuổi nhất 34 tuổi", cụ Nam cho hay.

Cụ Nam kể, đối với trẻ khuyết tật có một điều rất đặc biệt bởi đây là những con người rất giàu tình cảm. Nhắc lại 20/11 – ngày cả nước tôn vinh những người làm nhà giáo, cụ Nam nhớ mãi một kỷ niệm cả cuộc đời mình không thể nào quên được.

"Tôi nhớ mãi ngày 20/11 đặc biệt đó. Khi ấy tôi bước chân vào lớp thì cháu lớp trưởng giấu một bông hoa hồng phía sau. Cháu chạy lên nói không thành lời "Hôm nay là ngày của bà, cháu có bông hoa tặng bà". Câu nói tuy không rõ ràng, đầy đủ nhưng chất chứa bao tình cảm. Cầm bông hoa hồng trên tay tôi bật khóc.

Từ ngày đứng bục giảng 25 năm cho tới khi nghỉ hưu rồi dạy trẻ khuyết tật, đó là lần đầu tiên tôi nhận bông hoa mà mình lại xúc động đến như vậy. Tôi hỏi hoa này là thế nào, tiền ở đâu mà cháu mua. Cháu nói "Tiền ăn quà sáng". Tôi tự hỏi cháu khuyết tật sao nghĩ được như vậy, có vài nghìn cho bông hoa thôi nhưng nó chứa đựng biết bao tình cảm. Tôi thấm thía. Tôi yêu nghề mến trẻ là bởi thế. Đó là kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời mình. Nghĩ ngày này tôi lại thấy nhớ các cháu", cụ Nam xúc động.

Lớp học đặc biệt của cụ Nam mỗi người có cá tính, bệnh tật khác nhau. Cụ nắm được tính cách, điểm mạnh, điểm yếu của từng người. Để dạy được một trẻ câm điếc, cụ Nam đã phải đi học bồi dưỡng nghiệp vụ nửa tháng ở quận Thanh Xuân.

"Tôi sợ nhất những bài mình đã dạy, các cháu sẽ quên hết..."

Cụ Nam bày tỏ lo ngại thời gian qua dịch bệnh, việc học tập cho trẻ khuyết tật phải dừng lại khiến các em quên hết kiến thức mà bấy lâu cất công dạy dỗ.

"Tôi sợ nhất những bài mình từng dạy các cháu sẽ quên hết. Bao nhiêu ngày tôi nắn từ chữ, ghép thành từ, câu. Hàng tuần tôi vẫn gọi điện trao đổi với cha mẹ để dạy dỗ các cháu. Với những cháu ở gần tôi ra bài tập rồi thi thoảng đi thuê xe ôm ghé đột xuất hỏi thăm, kiểm tra.

Tuy nhiên, một số cháu ở xa như quận Hai Bà Trưng, Long Biên… nhờ người thân kèm cặp. Không hiểu sao tôi lại gắn bó với lớp học này đến như vậy, có lẽ bởi hai chữ tình thương và trách nhiệm. Đợt dịch vừa rồi tôi xin được phường cho mỗi cháu 1 túi quà hỗ trợ gồm nhu yếu phẩm", cụ Nam nói.

Lớp học đặc biệt ấy kể từ khi ra đời tới nay, cụ Nam chưa từng vận động đóng góp chi phí. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Thời gian đi học bình thường, cụ vẫn trích một phần lương hưu ra mua kẹo bánh phát cho các học sinh với tinh thần động viên học tập. Nhiều lần bố mẹ học sinh tự nguyện muốn đóng góp 1 quỹ để có việc gì cần dùng nhưng cụ Nam kiên quyết không đồng ý. Với cụ, đã là từ tâm thì không thể có tiền được.

Thấm thoắt gần đời người, cụ Nam nhận ra niềm vui lớn nhất cuộc đời đó là các học sinh lớp học đặc biệt ấy còn nhớ đến mình. Cụ vui vì được phụ huynh, xã hội đón nhận. Bằng tình thương vô hạn, cụ quyết định mở lớp dạy chữ miễn phí cho những số phận thiệt thòi để giúp các em có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập với cuộc sống.

"Điều tôi đau đáu là giờ mình già, thương lắm cuộc đời bất hạnh là các trẻ nhỏ khuyết tật sẽ thế nào, giờ dịch cháu không học sẽ quên mất. Tôi sẽ gắn bó với công việc này cho tới khi không còn đủ sức khỏe nữa. Tôi mong có thêm nhiều mô hình trường học giúp đỡ người khuyết tật", cụ chia sẻ thêm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi nạn nhân vụ sạt lở đất tại Hà Tĩnh

Sáng 8/5, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến thăm hỏi, tặng quà cho 4 công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
2024-05-08 21:15:00

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.
2024-05-08 18:23:59

Quảng Ninh: Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

Thừa uỷ quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Cô Tô vừa tổ chức trao thưởng đột xuất: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân có hành động dũng cảm, cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.
2024-05-08 13:33:39

Vẻ đẹp say lòng khách quốc tế của Bãi Kem Phú Quốc

Nằm lười trên bãi cát trắng mịn của Bãi Kem, để được vỗ về bởi nắng và gió biển nồng nàn và xoa dịu bằng những thanh âm rì rào của sóng vỗ, tán dừa vi vút, bất kỳ du khách nào cũng chung một suy nghĩ: “Thiên đường có lẽ chỉ đến thế mà thôi”.
2024-05-08 11:24:00

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, hội viên trẻ

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 đã đề ra, được sự giúp đỡ của Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp vì người mù Sao Mai, sáng ngày 6/5/2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc HNM tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khóa tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức tin học cho 15 cán bộ, hội viên trẻ trên địa bàn.
2024-05-08 10:31:36

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00
Đang tải...