Làm du lịch nông nghiệp cần “độc, lạ” không trùng lặp

2023-09-26 10:03:40 0 Bình luận
Du lịch nông nghiệp nông thôn là không gian để sản phẩm OCOP quảng bá, phát huy và lan tỏa các giá trị về chất lượng, văn hóa, tri thức bản địa của từng địa phương, nâng cao giá trị và “xuất khẩu tại chỗ” đặc sản địa phương. Tuy nhiên, mỗi địa phương cần có sản phẩm du lịch nông nghiệp độc đáo, không trùng lập với nơi khác, thì mới có thể thu hút được du khách…

Tại Việt Nam, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nông thôn rất lớn, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa truyền thống đặc sắc. Hiện cả nước có khoảng 1.300 điểm du lịch, khu du lịch do các địa phương quản lý, trong đó có khoảng 70% các điểm, khu du lịch ở các khu vực nông thôn.

Du lịch trải nghiệm trồng lúa. Ảnh Trọng Triết

Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho sản phẩm du lịch nông nghiệp là làm sao không trùng lặp. Hai mươi năm trước, mô hình “tát mương bắt cá” là điểm nhấn du lịch nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long. Và hiện tại, 13 tỉnh khu vực này đều có… “tát mương bắt cá”. Sự trùng lặp khiến du lịch nông nghiệp kém hấp dẫn du khách, để phát triển bền vững, mỗi địa phương cần có sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng riêng.

Trên thực tế, loại hình du lịch nông nghiệp đang phát triển nhưng chưa đi đúng hướng và thiếu bền vững; các sản phẩm sao chép, na ná giống nhau khắp các vùng miền gây ra sự cạnh tranh giữa các địa phương với nhau. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp nên dựa trên thế mạnh của từng địa phương. Ví dụ như vùng Đồng bằng Bắc bộ có thể tập trung khai thác các tour làng nghề, văn hóa làng quê; miền duyên hải miền Trung cần đề cao đời sống ngư dân, diêm dân…; vùng Tây Nguyên cần định hướng phát triển các tour trang trại cà phê và hoa; miền Đông Nam bộ có thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn.

Thời gian qua chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đã khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền. 

Qua đó, hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền. Du lịch nông thôn là không gian để sản phẩm OCOP quảng bá, phát huy và lan tỏa các giá trị về chất lượng, văn hóa, tri thức bản địa của từng địa phương, nâng cao giá trị và “xuất khẩu tại chỗ” đặc sản địa phương.

Đáng chú ý, nếu không có các hoạt động tạo thu nhập ở vùng nông thôn thì các dòng di dân từ nông thôn lên đô thị sẽ ngày càng mạnh mẽ. Khi du lịch nông nghiệp phát triển sẽ có thêm việc làm cho giới trẻ, họ có thêm “không gian” để họ tận dụng những cảnh sắc làng quê thanh bình, nét văn hóa đa dạng, sản phẩm nông nghiệp phong phú… để làm du lịch. Điều quan trọng của du lịch nông nghiệp nông thôn là kết nối giá trị kinh tế, giá trị văn hóa và nhân văn, cũng như giải quyết những vấn đề di dân và nâng cao thu nhập của người dân địa phương.

Tính bền vững xã hội ở vùng nông thôn sẽ được đảm bảo khi du lịch nông nghiệp tạo cơ hội cho người dân thiếu việc làm ở vùng nông thôn kiếm thu nhập, nâng cao chất  lượng đời sống vật chất, tinh thần và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị.

Ngoài ra, việc kết hợp giữa phát triển du lịch nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn, góp phần đa dạng các ngành nghề dịch vụ nông thôn để tăng thu nhập của người nông dân…

Bên cạnh đó, cần xây dựng thương hiệu tại các điểm du lịch nông nghiệp. Để làm được điều đó, cần có chiến lược rõ ràng, trong đó xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển, các giải pháp và nguồn lực thực hiện. Bởi, thương hiệu là thứ vô hình và chỉ được nhận biết thông qua cảm nhận. Nó cần được chuyển hóa thành những thứ cụ thể như logo, bao bì, bài hát, đại sứ thương hiệu… Nhưng logo, bao bì, bài hát, đại sứ… không thể tạo nên được thương hiệu nếu không được tạo dựng, duy trì và phát huy một cách có chiến lược.

Xây dựng thương hiệu điểm đến là một trong những giải pháp góp phần phát triển du lịch nông nghiệp bền vững. Ảnh Trọng Triết

Vì vậy, để xây dựng thương hiệu cho điểm đến du lịch nông nghiệp, cần có sự phối hợp của nhiều bên, bao gồm Chính phủ và các bộ, ngành; cơ quan quản lý du lịch các địa phương; cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là cộng đồng dân cư.

Cộng đồng dân cư là những người nắm giữ các giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương. Cộng đồng cần có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị này để tạo nên giá trị thương hiệu riêng cho sản phẩm du lịch nông nghiệp./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...