Na Chi Lăng là sản phẩm đại diện của Lễ hội chiến thắng Chi Lăng năm nay
Tại UBND huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn vừa họp báo về ngày hội văn hóa thể thao dân tộc huyện Chi Lăng và Lễ hội chiến thắng Chi Lăng 10/10 gắn với đền Chi Lăng; mùa Na Chi Lăng năm 2023.
Thông quá các hoạt động này nhằm ôn lại truyền thống yêu nước và những chiến công hiển hách của các thế hệ ông cha ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc đã được ghi dấu tại mảnh đất Chi Lăng lịch sử anh hùng.
UBND huyện Chi Lăng họp báo thông tin về Lê hội na Chi Lăng 2023
Độc đáo của lễ hội năm nay đó chính là Lễ hội chiến thắng Chi Lăng 10/10 được tổ chức quy mô cấp huyện giúp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người dân nơi đây và hướng tới trở thành lễ hội cấp Quốc Gia.
Sự đổi mới của lễ hội năm nay đó chính là quảng bá đặc sản quê hương gắn liền với du lịch trải nghiệm. Sản phẩm nông nghiệp được chọn năm nay đó chính là Na Chi Lăng.
Đến với với ngày hội văn hoá thể thao các dân tộc huyện Chi Lăng và lễ hội chiến thắng Chi Lăng 10-10 du khách sẽ được tham gia các trải nghiệm như hái na, mặc trang phục dân tộc truyền thống, các hoạt động động du lịch sinh thái trải nghiệm nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Na Chi Lăng – Vàng xanh vùng biên ải
Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn được nhiều người biết đến là “thủ phủ” của cây na. Không phải tự nhiên mà Na Chi Lăng lại trở thành sản phẩm nổi tiếng, đặc biệt. Hầu như Na Chi Lăng đều được trồng trên những vách núi đá vôi cao chót vót. Đi qua Chi Lăng vào mùa thu hoạch na, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh người nông dân cheo leo trên những ngọn núi để thu hoạch trái chín.
Người dân thu hoạch na đầu mùa trên dãy núi đá vôi
Theo thông tin từ UBND huyện Chi Lăng, na Chi Lăng được trồng tập trung chủ yếu ở các xã Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ.
Năm 2023, diện tích trồng na của huyện ước trên 2.300 ha, sản lượng ước đạt 20.000 tấn (bao gồm cả na trái vụ), doanh thu ước đạt 700 tỷ đồng; diện tích na trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35 ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 800 ha. Đến hết năm 2023, có 3 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ và xã Chi Lăng, xã Y Tịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao; 1 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Chi Lăng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Na chi lăng được ví với "vàng xanh" vùng biên ải.
Ông Phùng Văn Nghĩa, phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết: “Giá na dai năm nay, khi đã trực tiếp tham khảo ở các hộ dân, bán tại vườn là 30-35 nghìn/1kg. Còn tại các hợp tác xã sau khi thu mua lại sẽ đóng gói, phân loại ra, vào khoảng 65 nghìn/1kg. Giá này tương đối cao hơn so với năm trước. Hiện tại, huyện Chi Lăng rất mong quả na có thể xuất khẩu ra các thị trường quốc tế, bởi hiện tại na chỉ được tiêu thụ chủ yếu trong nước".
Na Chi Lăng có hương vị và đặc điểm khác biệt so với những giống na ở vùng khác. Đối với na Chi Lăng, quả có vỏ mỏng, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống. Đó là na chín cây, ăn ngọt và thơm. Ngoài ra, vỏ na có màu xanh nhạt, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, ít hạt, vị ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng.
Đặc biệt, na Chi Lăng lọt vào top 50 trái cây đặc sản Việt Nam, được vinh danh Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017; được Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vinh danh và trao Cúp Vàng chứng nhận sản phẩm na Chi Lăng trong tốp 10 thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2018.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.