"Mắc kẹt" ở thành phố mùa dịch, lao động nghèo nhọc nhằn mưu sinh

2021-08-15 08:01:00 0 Bình luận
Cuộc sống mưu sinh của những lao động nghèo, tiểu thương, thợ hồ... vốn vất vả thì nay càng khó khăn hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Chị Nguyễn Thị Sáu mở tủ lạnh kiểm lại chỗ thực phẩm còn lại của hai mẹ con. "Một mớ rau muống và mấy quả trứng, chắc là đủ cho hai ngày nữa", người phụ nữ 47 tuổi nói. Mấy tháng nay, chị và cô con gái 12 tuổi sống nhờ hoàn toàn vào sự trợ giúp của các mạnh thường quân và hàng xóm.


Trừ lúc ăn cơm và ngủ, những ngày bị giãn cách chỉ ở nhà, Yến Nhi thường chỉ ngồi ôm chân, mỏi quá mới nằm ra sàn nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nhiều năm nay, người phụ nữ quê Hưng Yên thuê căn phòng 15 m2 ở cổng sau bệnh viện K Tam Hiệp, Thanh Trì để ở trọ và kết hợp bán xôi, bánh mỳ duy trì cuộc sống cũng như lấy tiền chữa ung thư mắt cho con. Điều trị hơn 10 năm, Yến Nhi - con gái chị - không còn đáp ứng phác đồ nào. Để kéo dài sự sống, cô bé sử dụng một loại thuốc từ Sài Gòn gửi ra, mỗi tháng hết 6 triệu đồng. Đó là khoản chị Sáu có thể lo được trong thời điểm còn bán hàng.

Đầu tháng 5, Hà Nội yêu cầu quán ăn vỉa hè dừng hoạt động khi ghi nhận 3 ca Covid-19. Cũng từ đó, chị Sáu không kiếm nổi một đồng. Nhi cũng không được dùng thuốc, những cơn đau bắt đầu ập đến. Mỗi khi lên cơn đau, cô bé thường tự đấm vào mắt, cào cấu khắp người, dùng kéo tự cắt tóc. Những lúc như vậy, chị Sáu lại sang hàng xóm vay nóng 2 triệu đồng đưa con vào viện tiêm morphine giảm đau, nhưng chỉ được vài bữa. Túng quá, có lần chị lén lút bán hàng, bị phát hiện và phạt 3 triệu đồng, lại chạy đi vay. Đến hạn, chủ nợ đến đòi nợ nhưng thấy hoàn cảnh hai mẹ con, họ lại bỏ về.

Suốt hai đợt Hà Nội giãn cách theo Chỉ thị 16, con bé Yến Nhi gần như "mọc rễ" ở xó nhà gần cái máy giặt, không nói, không cười cũng không cho ai đụng vào người. Hàng xóm nhiều lần hỏi có quê sao không về, chị Sáu nói giờ về không có việc, cũng chẳng còn tiền, hơn nữa ở lại, con gái đau quá còn chạy được vào viện. "Các bác sỹ đã nhẵn mặt hai mẹ con, nên biết con cần thuốc gì", chị nói.


Nhóm của chị Lý có 15 người, cùng trọ trong căn phòng rộng 30m2, nam ở một góc, nữ ở một góc. Ảnh: Lê Thanh Tùng.

Không phải bám trụ thành phố bằng mọi giá nhưng chị Lê Thị Lý, 39 tuổi, cùng chồng và 13 người cùng quê Thiệu Phú, Thiệu Hóa, Thanh Hóa phải ở lại vì phòng trọ nằm đúng vùng bị phong tỏa.

Họ lên Hà Nội làm thợ xây và phụ hồ cho một công trình xây dựng. Cả nhóm, người trẻ nhất 17 tuổi, già nhất 51 tuổi thuê chung một phòng trọ 30 m2. Mới làm năm ngày, chưa được chủ thầu trả đồng nào thì Hà Nội giãn cách. Không được ra ngoài, 15 người cả ngày quanh quẩn trong phòng trọ lợp hoàn toàn bằng tôn, bỏng rát khi nắng chiếu xuống.

Mấy ngày này, những chiếc quạt không đủ sức xua đi cái nóng trong phòng trọ khiến tất cả đều bơ phờ như cá ngạt nước. Nhưng nóng không phải nỗi lo duy nhất. Không làm việc, không có thu nhập nhưng vẫn phải ăn uống. Ban đầu, mỗi người đóng cho chị Lý 60.000 đồng một ngày cho ba bữa ăn. Dần dà, tiền ăn giảm còn nửa, rút xuống còn hai bữa nhưng đã có người xin nợ mấy ngày.

Hai ngày nay, nhóm lao động mắc kẹt ở thành phố này được phường hỗ trợ ít rau và gạo, nhưng nỗi lo của chị Lý không giảm. "Nếu giãn cách kéo dài, vài bữa nữa chẳng ai còn tiền mua thức ăn. Chưa kể tiền trọ, điện, nước...", chị Lý kiểm đếm những khoản phải trả thời gian tới, giọng lí nhí.

Kể từ đầu đợt dịch đến nay, ngày nào Nguyễn Thị Thanh, ở quận Thanh Xuân cũng gọi điện cho bố mẹ. Chỉ cần nghe hai từ "bình thường", cô mới dám thở mạnh.

Thanh là gia sư, chồng làm tự do, dịch bệnh khiến công việc của cả hai bị đình trệ, thu nhập giảm đến ba phần tư. "Mấy tháng nay, tôi không còn tiền gửi về cho bố mẹ rồi", bà mẹ hai con nói. Bố Thanh bị tâm thần, mẹ hở van tim, phẫu thuật cách đây không lâu. Bố chồng cũng bị tai biến cần người phục vụ. Ở Hà Nội nhưng tâm trí cô phân tâm ở hai nơi, một quê đẻ ở Nam Định, một quê chồng ở Hà Tĩnh.

Cách đây ba năm, khi cô mang thai con đầu lòng, bố ruột lên cơn nuốt tới 4 cái đinh, phải lên Hà Nội cấp cứu. Sau đó vài tháng, mẹ lại hở van tim 3 lá, phẫu thuật hết 200 triệu đồng. Hai đứa con liên tiếp chào đời khiến khoản tích lũy của hai vợ chồng trở về số 0.


Thanh bên cô con gái được 6 tháng tuổi. Gia đình 4 người của cô đang thuê trọ tại Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chăm người chồng bệnh tật, mẹ Thanh mỗi tháng được trợ cấp 800.000 đồng. Trước khỏe bà còn làm ruộng, sau mổ tim chỉ ngồi cắt cá khô tại nhà, ngày thêm 50.000 đồng tiền rau dưa, nay dịch cũng nghỉ. Biết bố mẹ không đủ chi tiêu, con gái hàng tháng gửi về 1,5- 2 triệu đồng, chủ yếu thúc ông bà mua thức ăn bồi dưỡng và hỗ trợ thêm tiền thuốc. Nhưng dịch bệnh, giờ số tiền đó cô cũng không xoay đủ.

Hai tuần Hà Nội bị phong tỏa, bố đẻ có lần nuốt dao lam nhưng may khạc ra được và đôi lần phá làng xóm bị người ta đến tận nhà bắt đền, nhưng mẹ giấu sợ con gái lo lắng. Nhận thông báo từ người chú, cô gọi về chỉ nghe tiếng bà thở hắt: "Mẹ vẫn lo được, không cần gửi tiền". Tắt máy, Thanh òa khóc.

Mấy ngày trước, có người bạn đang ở khu cách ly, bố mất không về được khiến Thanh cả đêm lo lắng, sợ việc đó xảy ra với mình. Giờ cô ngồi đếm từng ngày Hà Nội hết giãn cách để về quê. "Nhỡ một trong hai người ốm thì còn có con bên cạnh", cô nói.

Thông tin dịch bệnh tại Hà Nội gần đây khả quan hơn khiến hy vọng ngày trở về của Thanh càng thêm gần. "Mẹ tôi đang yếu dần, lại phải chăm bố phá phách suốt ngày khiến bà càng thêm mệt". Cô con gái duy nhất chỉ sợ mẹ không đủ sức, nằm xuống trước khi cô trở về thì cả nhà ai cũng khổ.

Bốn tháng trước, khi vẫn bận rộn bán hàng, chị Sáu nghĩ có ngày mình sẽ kiệt sức vì làm việc. Trước đây ban ngày chị bán hàng, nấu ăn, chăm sóc con gái, tối muộn vẫn chuẩn bị nguyên liệu cho ngày hôm sau. Nhưng từ khi quán đóng cửa, quanh quẩn trong căn phòng 15 m2, chị thấy mệt hơn. "Giờ mới hiểu, không có tiền khiến tôi kiệt sức nhanh nhất".

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự tin trong cuộc sống

Một công ty robot đến từ Anh quốc đã phát triển cánh tay giả có khả năng cử động ngay cả khi tháo rời khỏi cơ thể. Các chi tiết của cánh tay được tạo ra bằng công nghệ in 3D có trọng lượng nhẹ và khả năng chống nước.
2025-04-23 18:30:00

ROX Key dồn lực khai phá 'mỏ vàng' dữ liệu, bứt phá doanh thu

Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 17/4/2025, ROX Key đã thông qua chiến lược tăng trưởng đầy tham vọng, lấy dữ liệu làm động lực đột phá doanh thu trong giai đoạn 2025-2027.
2025-04-23 15:25:57

Sân bay Vân Đồn mở đường bay Hàn Quốc

Chiều ngày 23/4, Đoàn công tác của Hiệp hội Du lịch tỉnh Cheongju (Hàn Quốc) đã họp bàn với lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch Quảng Ninh do Thường trực Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh chủ trì, về việc xúc tiến đường bay giữa sân bay quốc tế charter Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Vân Đồn.
2025-04-23 13:42:00

Phường La Khê cần tích cực thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên gần đây Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được kiến nghị của một số cán bộ hưu trí, thương bệnh binh trên địa bàn quận Hà Đông về việc nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phường La Khê
2025-04-23 10:00:00

Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025

PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46
Đang tải...