Mẹ nghèo 13 năm cõng con khuyết tật đi chăn bò thuê
Theo Dân trí, đó là hoàn cảnh anh Kpuih Mong (30 tuổi) và chị Ksor Bieng (32 tuổi, trú làng Tnung, xã H'Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Anh chị đến với nhau trong hoàn cảnh khó khân. Ngày cưới, anh chị cũng không đủ tiền làm một đám cưới trọn vẹn, chỉ có một bữa cơm rồi xin phép hai bên gia đình về ở với nhau.
Người con trai đầu (áo đen) bị nhiễm chất độc da cam (Ảnh: Dân trí)
Sau một năm chung sống, anh chị vui mừng đón đứa con đầu lòng. Nhưng rồi niềm vui ấy không trọn vẹn khi bác sĩ báo tin dữ là em Đinh bị đứa trẻ nhiễm chất độc da cam. Lúc đó, vợ chồng chị phải chạy đôn chạy đáo để kiếm tiền chữa bệnh cho con.
Khi con trai chị Bieng được 8 tuổi, bác sĩ thông báo tình hình diễn biến phức tạp, cần số tiền 12 triệu đồng đưa vào TPHCM điều trị. Thế nhưng, trong người chị còn không nổi 20.000 đồng, bất lực nên đành mang con về nhà chăm sóc.
Vì hoàn cảnh quá khó khăn, chị Bieng phải cõng con trai bị bệnh trên lưng và đi chăn bò thuê.
"Không có tiền, tôi và chồng phải cõng con rong ruổi khắp các cánh đồng trên đỉnh đèo H'bông để đi chăn bò thuê. Mỗi tháng, hai vợ chồng nhận được hơn 2 triệu đồng. Số tiền đó không đủ trả nợ và lo chi trả sinh hoạt trong nhà", chị Bieng ngậm ngùi.
Túp lều xập xệ của 4 người (Ảnh: Dân trí)
Để có thêm thu nhập, anh chị còn đi sấy cỏ, tưới nước, bón phân cho cây mì (sắn) với ngày công 150.000 - 200.000 đồng/ngày cho một hộ kinh doanh trong xã. Chủ vườn thấy thương hoàn cảnh của anh chị nên cho một miếng đất hơn một sào để trồng mì.
Ngoài đứa con đầu bị chất độc da cam, anh chị còn có thêm 2 đứa con nữa. Do hoàn cảnh, chị đành gửi đứa con thứ 2 vào nhà thờ nhờ nuôi, còn con út của chị mới lên 2 tuổi cùng sống với bố mẹ và anh.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.