Mô hình giáo dục đặc biệt trong trường tiểu học ở TP.HCM

2015-11-19 08:44:05 0 Bình luận
Đưa các em nhỏ khuyết tật từng bước hòa nhập với cộng đồng, 15 năm qua, thầy Lê Thái Minh Hầu, người thầy đầu tiên đưa mô hình giáo dục đặc biệt vào trường tiểu học tại TPHCM đã gắn bó với những em nhỏ thiếu may mắn.


Thầy hiệu trưởng Lê Thái Minh Hầu

Kết nối những trái tim yêu thương

Với những đứa trẻ không bình thường, hiếm có hiệu trưởng nào nhận các em vào dạy bởi chắc chắn là tiếp nhận kiến thức sẽ rất kém, ảnh hưởng đến thi đua chung của trường. Ấy vậy mà suốt gần 15 năm nay, thầy hiệu trưởng Lê Thái Minh Hầu vẫn nhiệt tình đón nhận các em.

Thầy tâm sự, năm 1998, khi mới về nhận công tác hiệu trưởng tại một trường tiểu học, tình cờ đọc được trên báo mẩu tin đào tạo bằng cử nhân về giáo dục đặc biệt trong vòng 2 năm của Quỹ Việt Đức tài trợ cho Việt Nam, thầy trăn trở suy nghĩ rồi mạnh dạn tham gia. Thầy kể:  “Ban đầu, tôi chỉ nghĩ học để biết rồi sau nay khi về hưu, tôi đến các trung tâm khuyết tật để hỗ trợ chứ không nghĩ sẽ ra trực tiếp làm việc ngay. Trong lớp học có cô Ẩn đến từ Sở GDĐT. Cô có nói một câu làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều: Học xong rồi thì phải thực hành, học trò thuộc diện đặc biệt nhiều lắm mà chẳng trường nào nhận dạy”

Sau nhiều đêm thức trắng, thầy quyết định phải làm, dù biết khó khăn sẽ rất nhiều. Năm 2001, lần đầu tiên ở TP.HCM, giáo dục đặc biệt đã được đưa vào trường tiểu học Trần Quốc Toản. Hai thầy cô học cùng lớp với thầy khi đó đã tình nguyện chuyển công tác về trường để giúp thầy.  Một lớp học đặc biệt với 18 học sinh từ tâm thần, tự kỉ đến mắc hội chứng down đã được mở ra.

Mô hình giáo dục đặc biệt của nhà trường đi từ hội nhập đến hòa nhập. Với mỗi trẻ đặc biệt vào trường, ngoài việc căn cứ trên giấy xác nhận bệnh án của bệnh viện nơi trẻ điều trị, thầy sẽ trực tiếp gặp gỡ trẻ để hiểu và đánh giá mức độ đặc biệt mà phân vào lớp nào cho phù hợp. Đầu tiên, trẻ sẽ được học để hội nhập trong lớp học riêng nhằm dần hình thành nên khả năng nhận thức, kỹ năng sống và giao tiếp. Sau khi đã cơ bản nhận thức được những điều đơn giản, các em sẽ được học chung với trẻ bình thường để hòa nhập với môi trường học đường và xã hội.

Thầy Hầu chia sẻ: “Dạy một trẻ khuyết tật cần đầu tư công sức bằng dạy cả một lớp trẻ bình thường bởi trẻ khuyết tật không những trí tuệ kém mà suy nghĩ, hành động đôi khi còn tự phát, không kiểm soát được. Sự tiến bộ của trẻ dù rất chậm nhưng vẫn là một thành công thể hiện sự kiên nhẫn của người thầy”.

Trẻ khuyết tật đang học hòa nhập tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản. Ảnh: Thu Tâm

Vẫn còn những trăn trở

Mặc dù giáo dục hòa nhập là nhu cầu có thật, là rất cần thiết khi càng ngày càng xuất hiện nhiều trẻ có những biểu hiện bất thường nhưng các trường, các giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình làm việc, thậm chí phải tự bỏ tiền ra để đi học nghiệp vụ.

Theo thầy Hầu, chế độ đãi ngộ cho giáo viên có nhưng chưa phù hợp thực tế. Bộ GDĐT quy định hỗ trợ cho giáo viên dạy hòa nhập nhưng quy định một lớp chỉ có 1-2 em hòa nhập với mức hỗ trợ là 260.000 đồng/em/tháng. Trong khi số trẻ hòa nhập ở các trường khá nhiều, như Trường Trần Quốc Toản có đến 194 trẻ học hòa nhập. Số em này chia đều trong 24 lớp, nghĩa là mỗi cô phải phụ trách 4-6 em, thế nhưng giáo viên chỉ được nhận hỗ trợ 2 em/lớp.

Chưa kể theo quy định, trẻ học hòa nhập phải có giấy chứng nhận khuyết tật của địa phương nhưng một số nơi không cấp giấy vì không nắm chuyên môn này. Khi gia đình đưa trẻ đến để làm giấy xác nhận thì họ không cấp giấy vì thấy mặt các em rất bình thường, biết tên tuổi chứ họ không biết được có nhiều dạng tật không dễ dàng để nhận biết.

Thầy Hầu cho biết: “Phụ huynh tâm sự rằng trong xóm không ai biết con họ bị sao cả vì con của họ vẫn mặc quần xanh, áo trắng, đeo khăn quàng đỏ, đến trường được hưởng chế độ như các trẻ bình thường, khác. Vì thế, nếu phụ huynh phải đưa con về địa phương để xác nhận khuyết tật thì ai cũng biết con họ “có vấn đề” trong khi tâm lý của nhiều phụ huynh là càng giấu được thì càng tốt”.

Nhiều phụ huynh có con kém may mắn chỉ nghĩ đưa con vào trường để chăm sóc chứ không nghĩ rằng phải hợp tác làm sao để trẻ tiến bộ và hòa nhập. Những phụ huynh khác lại lo sợ, có định kiến và xa lánh với các em khuyết tật khiến công tác giáo dục gặp không ít khó khăn.

Thầy Lê Thái Minh Hầu chia sẻ: "Chọn nghề giáo là đã chấp nhận sự hy sinh, vất vả, chọn giáo dục khuyết tật và hòa nhập càng vất vả gấp bao lần. Yêu nghề thôi chưa đủ, đòi hỏi giáo viên phải có tấm lòng cao cả và một ý chí, nghị lực phi thường mới có thể theo đuổi công việc đặc biệt này. Trẻ bình thường được điểm 10 không vui bằng việc nhìn thấy một học sinh chuyên biệt hôm nay điểm 4 nhưng ngày mai được điểm 5. Sự tiến bộ của các em là hạnh phúc vô bờ của chúng tôi”.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48

Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024: Lần đầu tiên tổ chức bắn pháo hoa

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2024 với chủ đề “Bừng sáng miền di sản” sẽ có hơn 70 sự kiện và nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5. Nhiều doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ Lễ hội số tiền gần 25 tỷ đồng.
2024-04-26 07:52:37

Phụ nữ Cảnh Dương hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho hội viên

Chiều 25/4, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Cảnh Dương tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
2024-04-25 17:35:00
Đang tải...