Mới ra Tết lãi hơn 1 tỷ đồng: Văn thư, nội trợ... kéo nhau buôn đất Đông Anh
2019-03-02 21:55:33
0 Bình luận
Ra Tết, dân Hà Nội lại rủ nhau đầu cơ đất ven đô để kiếm lời. Công chức văn phòng, tiểu thương, thậm chí cả bà nội trợ... cũng nhảy vào đầu tư. Giá đất đang tăng và dòng người đổ ra ven đô tìm mua đất cũng tăng chóng mặt.
Nguyễn Quang Thịnh, dân kinh doanh bất động sản không chuyên tại Mỹ Đình, Hà Nội, khoe, cuối quý 3/2018 đã mua được hơn 100m2 đất ở xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, gần dự án công viên Kim Quy. Khi đó giá đất ở đây là 25 triệu đồng/m2, nhưng đến thời điểm này đã tăng lên 35 triệu đồng/m2. Thịnh vui sướng cho biết, giờ bán luôn cũng đút túi hơn 1 tỷ đồng, sau khi trừ vốn bỏ ra.
Có lẽ không kinh doanh gì lãi nhanh bằng mua đất xong gặp đúng thời điểm giá tăng mạnh. “Sáng ngủ dậy, cứ thấy đất tăng giá 1 triệu đồng/m2 là mình lại vui sướng, bởi biết chắc có thêm 100 triệu nữa rồi”, Thịnh hí hửng. Đấy là đất anh mua còn nằm ở khu vực chưa phải vị trí đẹp. Bây giờ đất mặt đường xã Vĩnh Ngọc, sát với chân cầu Nhật Tân, có giá từ 40-50 triệu đồng/m2.
Ông Hoàng Trung, Giám đốc một trung tâm môi giới bất động sản lớn tại thị trấn Đông Anh, cho biết, ra Tết khá nhiều người sang Đông Anh tìm mua đất. Trong đó, hầu hết là những người đầu tư nhỏ lẻ, mua từ 80-200m2, khiến giá đất một số nơi ở Đông Anh tăng mạnh. Chẳng hạn, đất bên cạnh Nhà máy Ô tô 1-5 (gần thị trấn Đông Anh) nơi đang xây khu đô thị, giá tăng khá nhanh. Mặt đường to, năm ngoái chỉ có 15 triệu đồng/m2, nhưng nay đã tăng đến 25 triệu đồng/m2. Nếu ai đã mua được đất tại khu vực này vào năm ngoái thì chắc chắn thắng lớn, chẳng cần làm gì cũng có tiền tỷ.
Ở khu vực các xã như Hải Bối, Võng La (Đông Anh), giá đất cũng tăng từ 3-10 triệu đồng/m2 so với cuối năm ngoái. Có mảnh đất trong ngõ hẹp, cuối năm ngoái người bán đòi 9 triệu đồng/m2, ai cũng chê không mua, vậy mà sang đầu năm nay giá đã tăng lên 12 triệu đồng/m2, ông Trung cho biết.
Lấy “cảm hứng” từ những người đang lãi lớn, làn sóng đầu tư vào bất động sản ngoại thành Hà Nội lan tỏa ngày càng mạnh mẽ. Rất nhiều nhà đầu tư không chuyên đã vào cuộc.
Chị Trần Thị An, nhà ở phố Cửa Nam, kể chị có ít vốn, vẫn chưa biết đầu tư vào đâu nên gửi ngân hàng. Vừa rồi, có người bạn rủ đầu tư đất ven đô. Tuy lãi suất tiết kiệm thời điểm này cũng cao, nhưng chị vẫn quyết định rút ra hết để đầu tư vào đất.
Chị An cho biết, đất ở Hoài Đức, khu vực gần đường 32 và đại lộ Thăng Long đang tăng chóng mặt, nhiều mảnh trước kia giá chỉ hơn 30 triệu đồng/m2 nay đã tăng lên đến trên 40 triệu đồng, thậm chí có mảnh đẹp còn tới 50 triệu đồng/m2. Khi lên quận, chắc giá còn tăng hơn nữa. Rút tiền ra đầu tư vào đất, đón đầu, lãi hơn gửi tiết kiệm. Ra Tết đến nay, ngày nào mấy anh chị em cũng lấy ô tô chạy quanh Hoài Đức, Quốc Oai, Đông Anh,... tìm mua đất. Thấy thông tin ở đâu có đất đẹp, rẻ là chị tìm đến. Có người đang đi làm cũng xin nghỉ phép, để có thời gian tìm mua đất, chị An chia sẻ.
Giá đất tăng nhanh khiến nhiều người dân rút tiền gửi tiết kiệm, thậm chí thế chấp sổ đỏ nhà ở và các tài sản giá trị khác, để vay vốn ngân hàng, mua đất kiếm lời. Ở nhiều nơi, người ta còn lập nhóm các nhà đầu tư, cùng nhau “tấn công” vào đất nền ven đô. Thấy một số người vừa mua xong, được giá ngay, khiến nhiều “cái đầu” đã “nóng” lại càng thêm “nóng”.
Lo ngại giá ảo
Hiện không chỉ có đất Hoài Đức, Đông Anh, một số huyện lân cận khác như Quốc Oai, Thạch Thất cũng đang tăng giá, mức tăng khoảng 20%. Chẳng hạn một khu đô thị xây dựng từ 2009 cạnh đại lộ Thăng Long, huyện Quốc Oai, hiện vẫn bỏ hoang. Cách đây 4 năm, chủ đầu tư rao bán biệt thự đơn lập, diện tích 200 m2 có giá trên 2 tỷ đồng. Vậy nhưng đến nay, thấy nhiều người hỏi, giá đã tăng lên 3 tỷ đồng. Hay một lô đất thổ cư 6 sào, gần thị trấn Thạch Thất, có 84m mặt đường, chủ đầu tư mua với giá 2,4 tỷ đồng cuối năm ngoái nay đòi trên 3 tỷ đồng mới bán,...
Ông Nguyễn Hiển, giám đốc một công ty môi giới bất động sản có tên tuổi tại Kim Mã, Hà Nội, cho hay, từ cuối năm ngoái đến nay, giới công chức văn phòng, tiểu thương, thậm chí cả bà nội trợ cũng nhảy vào bất động sản ven đô. Ước tính hơn 50% các giao dịch thuộc về nhóm nhà đầu tư này.
Từ sau Tết nguyên đán Kỷ hợi, số người tìm hiểu và có nhu cầu mua đất tại Đông Anh, Hoài Đức tăng cao. Ai cũng muốn mua đất, để đón đầu thời điểm chuyển từ huyện thành quận, cùng các dự án lớn sắp khởi công ở khu vực này.
Không giống như trước, khi huyện Từ Liêm chuyển thành quận, giá đất đã khá cao, ít người đầu tư. Với Đông Anh và Hoài Đức hiện nay, nhiều người cho là giá đất vẫn chưa cao, mua vào chắc chắn sinh lời, vì vậy số nhà đầu tư đang tăng lên. Điều đáng nói là đầu tư theo kiểu lướt sóng, thấy lời bán ngay không nhiều, phần lớn đều có ý định giữ lại lâu, chờ giá tăng cao, ông Hiển nhận xét.
Cũng theo ông Hiển, giá đất các huyện ngoại thành như Hoài Đức, Quốc Oai, Đông Anh,... tăng là có thực, nhưng không tránh khỏi tăng ảo. Thấy nhiều người đổ đến tìm mua nên người bán nâng giá lên, các cò đất cũng “té nước theo mưa” đẩy giá tăng lên. Với đà tăng như hiện nay, sẽ rất rủi ro cho những người mua cuối cùng, nhất là những người vay tiền để mua, ông Hiển lo ngại.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, ngân hàng nên siết chặt cho vay bất động sản. Trong mấy năm gần đây, nhiều ngân hàng thương mại xem việc cho vay bất động sản là “miếng bánh” ngon không thể bỏ qua. Cho vay bất động sản phải có tài sản thế chấp và lãi suất cao.
Bên cạnh đó, đang có hiện tượng ngân hàng “đẩy” tín dụng tiêu dùng sang công ty tài chính. Nguồn vốn này nếu không kiểm soát tốt là dấu hiệu đáng lo ngại. Khi tiền đổ nhiều vào bất động sản ven đô cũng đẩy giá tăng cao phi lý và tiềm ẩn rủi ro một đợt “bong bóng” mới.
Có lẽ không kinh doanh gì lãi nhanh bằng mua đất xong gặp đúng thời điểm giá tăng mạnh. “Sáng ngủ dậy, cứ thấy đất tăng giá 1 triệu đồng/m2 là mình lại vui sướng, bởi biết chắc có thêm 100 triệu nữa rồi”, Thịnh hí hửng. Đấy là đất anh mua còn nằm ở khu vực chưa phải vị trí đẹp. Bây giờ đất mặt đường xã Vĩnh Ngọc, sát với chân cầu Nhật Tân, có giá từ 40-50 triệu đồng/m2.
Đất ven đô lại sốt giá khi có thông tin các huyện ngoại thành lên quận. |
Ông Hoàng Trung, Giám đốc một trung tâm môi giới bất động sản lớn tại thị trấn Đông Anh, cho biết, ra Tết khá nhiều người sang Đông Anh tìm mua đất. Trong đó, hầu hết là những người đầu tư nhỏ lẻ, mua từ 80-200m2, khiến giá đất một số nơi ở Đông Anh tăng mạnh. Chẳng hạn, đất bên cạnh Nhà máy Ô tô 1-5 (gần thị trấn Đông Anh) nơi đang xây khu đô thị, giá tăng khá nhanh. Mặt đường to, năm ngoái chỉ có 15 triệu đồng/m2, nhưng nay đã tăng đến 25 triệu đồng/m2. Nếu ai đã mua được đất tại khu vực này vào năm ngoái thì chắc chắn thắng lớn, chẳng cần làm gì cũng có tiền tỷ.
Ở khu vực các xã như Hải Bối, Võng La (Đông Anh), giá đất cũng tăng từ 3-10 triệu đồng/m2 so với cuối năm ngoái. Có mảnh đất trong ngõ hẹp, cuối năm ngoái người bán đòi 9 triệu đồng/m2, ai cũng chê không mua, vậy mà sang đầu năm nay giá đã tăng lên 12 triệu đồng/m2, ông Trung cho biết.
Lấy “cảm hứng” từ những người đang lãi lớn, làn sóng đầu tư vào bất động sản ngoại thành Hà Nội lan tỏa ngày càng mạnh mẽ. Rất nhiều nhà đầu tư không chuyên đã vào cuộc.
Chị Trần Thị An, nhà ở phố Cửa Nam, kể chị có ít vốn, vẫn chưa biết đầu tư vào đâu nên gửi ngân hàng. Vừa rồi, có người bạn rủ đầu tư đất ven đô. Tuy lãi suất tiết kiệm thời điểm này cũng cao, nhưng chị vẫn quyết định rút ra hết để đầu tư vào đất.
Chị An cho biết, đất ở Hoài Đức, khu vực gần đường 32 và đại lộ Thăng Long đang tăng chóng mặt, nhiều mảnh trước kia giá chỉ hơn 30 triệu đồng/m2 nay đã tăng lên đến trên 40 triệu đồng, thậm chí có mảnh đẹp còn tới 50 triệu đồng/m2. Khi lên quận, chắc giá còn tăng hơn nữa. Rút tiền ra đầu tư vào đất, đón đầu, lãi hơn gửi tiết kiệm. Ra Tết đến nay, ngày nào mấy anh chị em cũng lấy ô tô chạy quanh Hoài Đức, Quốc Oai, Đông Anh,... tìm mua đất. Thấy thông tin ở đâu có đất đẹp, rẻ là chị tìm đến. Có người đang đi làm cũng xin nghỉ phép, để có thời gian tìm mua đất, chị An chia sẻ.
Giá đất tăng nhanh khiến nhiều người dân rút tiền gửi tiết kiệm, thậm chí thế chấp sổ đỏ nhà ở và các tài sản giá trị khác, để vay vốn ngân hàng, mua đất kiếm lời. Ở nhiều nơi, người ta còn lập nhóm các nhà đầu tư, cùng nhau “tấn công” vào đất nền ven đô. Thấy một số người vừa mua xong, được giá ngay, khiến nhiều “cái đầu” đã “nóng” lại càng thêm “nóng”.
Giá đất các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai,... vì thế cũng tăng theo (ảnh minh họa). |
Lo ngại giá ảo
Hiện không chỉ có đất Hoài Đức, Đông Anh, một số huyện lân cận khác như Quốc Oai, Thạch Thất cũng đang tăng giá, mức tăng khoảng 20%. Chẳng hạn một khu đô thị xây dựng từ 2009 cạnh đại lộ Thăng Long, huyện Quốc Oai, hiện vẫn bỏ hoang. Cách đây 4 năm, chủ đầu tư rao bán biệt thự đơn lập, diện tích 200 m2 có giá trên 2 tỷ đồng. Vậy nhưng đến nay, thấy nhiều người hỏi, giá đã tăng lên 3 tỷ đồng. Hay một lô đất thổ cư 6 sào, gần thị trấn Thạch Thất, có 84m mặt đường, chủ đầu tư mua với giá 2,4 tỷ đồng cuối năm ngoái nay đòi trên 3 tỷ đồng mới bán,...
Ông Nguyễn Hiển, giám đốc một công ty môi giới bất động sản có tên tuổi tại Kim Mã, Hà Nội, cho hay, từ cuối năm ngoái đến nay, giới công chức văn phòng, tiểu thương, thậm chí cả bà nội trợ cũng nhảy vào bất động sản ven đô. Ước tính hơn 50% các giao dịch thuộc về nhóm nhà đầu tư này.
Từ sau Tết nguyên đán Kỷ hợi, số người tìm hiểu và có nhu cầu mua đất tại Đông Anh, Hoài Đức tăng cao. Ai cũng muốn mua đất, để đón đầu thời điểm chuyển từ huyện thành quận, cùng các dự án lớn sắp khởi công ở khu vực này.
Không giống như trước, khi huyện Từ Liêm chuyển thành quận, giá đất đã khá cao, ít người đầu tư. Với Đông Anh và Hoài Đức hiện nay, nhiều người cho là giá đất vẫn chưa cao, mua vào chắc chắn sinh lời, vì vậy số nhà đầu tư đang tăng lên. Điều đáng nói là đầu tư theo kiểu lướt sóng, thấy lời bán ngay không nhiều, phần lớn đều có ý định giữ lại lâu, chờ giá tăng cao, ông Hiển nhận xét.
Cũng theo ông Hiển, giá đất các huyện ngoại thành như Hoài Đức, Quốc Oai, Đông Anh,... tăng là có thực, nhưng không tránh khỏi tăng ảo. Thấy nhiều người đổ đến tìm mua nên người bán nâng giá lên, các cò đất cũng “té nước theo mưa” đẩy giá tăng lên. Với đà tăng như hiện nay, sẽ rất rủi ro cho những người mua cuối cùng, nhất là những người vay tiền để mua, ông Hiển lo ngại.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, ngân hàng nên siết chặt cho vay bất động sản. Trong mấy năm gần đây, nhiều ngân hàng thương mại xem việc cho vay bất động sản là “miếng bánh” ngon không thể bỏ qua. Cho vay bất động sản phải có tài sản thế chấp và lãi suất cao.
Bên cạnh đó, đang có hiện tượng ngân hàng “đẩy” tín dụng tiêu dùng sang công ty tài chính. Nguồn vốn này nếu không kiểm soát tốt là dấu hiệu đáng lo ngại. Khi tiền đổ nhiều vào bất động sản ven đô cũng đẩy giá tăng cao phi lý và tiềm ẩn rủi ro một đợt “bong bóng” mới.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Trần Thuỷ/Vietnamnet