Mỹ phát triển gậy robot giúp người khuyết tật di chuyển
Trợ lý robot Canine có hỗ trợ LiDAR, do các kỹ sư Mỹ phát triển, giúp cho những người bị suy giảm khả năng vận động tự tin hơn khi di chuyển |
Theo các nhà phát triển, khoảng 35% người từ 75 đến 80 tuổi bị một số dạng suy giảm khả năng vận động (so với 4% ở những người từ 18 đến 49 tuổi) và con số này sẽ ngày một nhiều. Hiện nay, cứ 7-8 người trẻ thì có 1 người già nhưng đến năm 2050 thì tỷ lệ đó là 5/1. Do đó, cần có công nghệ hỗ trợ thông minh hơn, tốt hơn cho người già.
Các gậy thông minh từng đã được phát triển trước đó, nhưng hầu hết chúng là một bộ cảm biến để xác định môi trường cho người dùng khiếm thị hoặc đo khả năng phục hồi thể chất của bệnh nhân dựa trên áp lực họ tác động lên gậy khi đi bộ.
Khả năng của robot mới được mở rộng hơn - nó dễ dàng chạm vào tay chủ sở hữu và điều khiển người chủ đi đúng hướng. Bằng cách như vậy, các kỹ sư đã cố gắng tạo ra cảm giác về sự hiện diện của một người khác đang hỗ trợ trong việc đi bộ, giống như bàn tay thân thiện, mạnh mẽ của một người trợ lý, nhẹ nhàng giúp đỡ một người.
Để huấn luyện thiết bị, các nhà phát triển đã tiến hành thử nghiệm với 12 tình nguyện viên trẻ khỏe mạnh đi dọc theo một tấm thảm được gắn cảm biến và họ được đeo tai nghe thực tế ảo mô phỏng trạng thái rối loạn nhận thức về môi trường và tác động vào dáng đi. Các đối tượng thử nghiệm đã đi theo khóa học có và không có thiết bị Canine. Dữ liệu thu thập được cho thấy độ ổn định dáng đi của họ được cải thiện đáng kể khi họ có sự trợ giúp với cú chạm nhẹ của gậy robot.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.