Năm chiến thắng của Tổng thống Nga Putin trước phương Tây

2017-01-01 21:05:34 0 Bình luận
Sự khác biệt của năm 2016 là Nga đã thành công trong việc phá thế bao vây, cô lập trong khi những gì phương Tây thể hiện là khá nghèo nàn với những "bất ngờ đầy khó chịu".
Theo học giả cấp cao Maxim Trudolyubov tại Viện Kennan thuộc Trung tâm Wilson có trụ sở tại Washington (Mỹ), trong ba năm qua, Nga đã chứng minh mình là một cường quốc lớn, bất chấp những dự đoán ban đầu về sự thất bại, thậm chí là sụp đổ trước hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva liên quan đến việc sáp nhập Crimea năm 2014. Sự khác biệt của năm 2016 là Nga đã thành công nhất trong 3 năm qua, trong khi những gì phương Tây thể hiện là khá nghèo nàn với những "bất ngờ đầy khó chịu".
 
Tất cả bắt đầu vào tháng 2/2014, khi Tổng thống thân Nga của Ukraine Viktor Yanukovich trốn khỏi đất nước. Nga đã cho rằng phương Tây đang tiến hành một cuộc "cách mạng màu" ở Ukraine, tiếp theo là sự kiện sáp nhập Crimea và tình hình bất ổn ở miền Đông Ukraine. Một cuộc đối đầu lớn giữa Nga và phương Tây đã xảy ra. Theo truyền thông quốc tế, đó là một cuộc chiến tranh lạnh thứ 2 và Nga sẽ là bên bị thiệt hại đầu tiên.
 

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters
 
Mỹ đã phản ứng trước các sự kiện trên bằng cách áp đặt lệnh trừng phạt với các cá nhân liên quan đến việc sáp nhập Crimea và khởi xướng một số biện pháp chế tài khác. Liên minh châu Âu (EU) và một số nước khác, bao gồm Canada, Nhật Bản và Australia, cũng đưa ra cách biện pháp chống Nga như hạn chế đi lại và trừng phạt một số lĩnh vực kinh tế.
 
Nga đã phải ngừng một số dự án thăm dò dầu khí, trong đó có một số dự án hợp tác với phía Mỹ, bao gồm cả các dự án nhiều tỷ USD với tập đoàn Exxon Mobil. Các công ty của Nga bị mất gần như tất cả các khả năng cho vay ở phương Tây. Moskva cũng đã đáp trả bằng cách biện pháp như hạn chế nhập khẩu các mặt hàng phương Tây như pho mát của Pháp, táo của Ba Lan và nhiều sản phẩm khác ở châu Âu.
 
Các biện pháp trừng phạt và đáp trả trên diễn ra trong bối cảnh giá dầu quốc tế suy giảm, lĩnh vực mà nền kinh tế Nga phụ thuộc rất lớn. Trong thực tế, sự suy giảm giá dầu đã cho thấy đây là một thách thức tồi tệ hơn nhiều so với các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Tại một số thời điểm đồng Ruble bị mất giá trầm trọng. Đến cuối năm 2014, giá các mặt hàng nhập khẩu của Nga đã tăng đột biến. Nền kinh tế của Nga đã bị suy giảm trong 3 năm qua sau khi nước này rơi vào cuộc xung đột trên với phương Tây. GDP của Nga đã đạt 2,2 nghìn tỷ USD năm 2013 và kể từ đó đã giảm xuống còn 1,3 nghìn tỷ USD. 
 
Tuy nhiên, dường như hầu hết người Nga không bị tác động nhiều bởi nền kinh tế khó khăn, trong khi hệ thống chính trị Nga lại trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Rõ ràng, năm 2016, Nga có triển vọng hơn nhiều so với năm 2014. Ở trong nước, Nga không có thách thức nghiêm trọng nào phát sinh đối với trật tự chính trị và xã hội hiện nay. Xét về mặt quốc tế, Nga không còn là nước bị "lép vế" so với phương Tây như trong năm 2014 và 2015.
 
Ông Trudolyubov cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thành công trong việc phá thế bao vây cô lập của phương Tây. Moskva đã tiến hành chiến dịch không kích tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria để hỗ trợ Tổng thống Syria al-Assad. Dù Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra một số sự cố, nhưng hiện nay, hai nước đang xích lại gần nhau hơn. Sau sự cố Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị sát hại, người phát ngôn Điện Kremlin nêu rõ: "Đây có thể là một nỗ lực nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Moskva và Ankara. Nhưng hai nước sẽ chỉ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn để chống lại những hành động khiêu khích đó". Và mặc dù có những khác biệt, nhưng cả hai hiện là "cầu thủ quốc tế" lớn ở Syria.
 

Tổng thống Nga Putin (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Abe tại Tokyo ngày 15/12. Ảnh: Reuters
 
Ngoài ra, ông Putin đã vừa kết thúc vòng đàm phán đầu tiên của cuộc đàm phán mang tính đột phá với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một động thái mà, theo thời gian, có thể dẫn đến một hiệp ước hòa bình giữa hai nước. Nga và Nhật Bản chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, vì tranh chấp lãnh thổ. Mới đây, ông Putin và Abe đã đồng ý bắt đầu đàm phán về các hoạt động kinh tế chung về quần đảo tranh chấp Kuril (theo cách gọi của Nga) hay Lãnh thổ phương Bắc (theo phía Nhật).
 
Hiện nay, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga trong năm 2014 và 2015 vẫn được duy trì, trong khi ngày 29/12, Mỹ đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt về ngoại giao và kinh tế để trả đũa các hành động được cho là “sách nhiễu” của cơ quan an ninh Nga nhằm vào các nhà ngoại giao Mỹ tại Moskva, cũng như chiến dịch tấn công mạng mà Washington cáo buộc do Điện Kremlin chỉ đạo nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, nhưng có hai sự kiện quan trọng khác diễn ra ngoài lãnh thổ của Nga đang có lợi cho Moskva. Đó và việc Anh rời khỏi EU và chiến thắng của ông Donald Trump tại Mỹ. Hai sự kiện này không ảnh hưởng đến Nga trực tiếp nhưng, từ quan điểm của Nga, chúng đánh dấu một thay đổi thuận lợi trong những xu hướng ảnh hưởng mang tính toàn cầu. 
 
Tóm lại, như chính trị gia Anh Boris Johnson từng bình luận: EU là một vấn đề; hay như Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - cũng không phải là ông Putin, cho rằng NATO là lỗi thời. Ông Trudolyubov kết luận: chúng là những điều giúp ông Putin giành chiến thắng, không phải theo một cách nào khác.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...