Nam Định: Linh thiêng và trang trọng tại Lễ dâng hương tưởng niệm 722 năm ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

2022-09-15 21:42:58 0 Bình luận
Sáng 15/9 (tức ngày 20/8 âm lịch năm Nhâm Dần 2022), tại Đền Thiên Trường thuộc Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần (phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định) và Di tích lịch sử - văn hóa Đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc), Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các vị Vua Trần và 722 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (20/8 âm lịch năm 1300 – 20/8 âm lịch năm 2022).

Nhân dịp lễ tưởng niệm này, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã gửi lẵng hoa tưởng nhớ 722 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Nam Định, cùng các vị đại biểu dự Lễ dâng hương các vị Vua Trần và tưởng niệm 722 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo tại Đền Thiên Trường (phường Lộc Vượng, TP Nam Định). (Ảnh: Khánh Dũng/Báo Nam Định)

Dự Lễ dâng hương có các đồng chí: Phạm Gia Túc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Quốc Chỉnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban TVTU; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc.

Lễ dâng hương tưởng niệm 722 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Trong không khí linh thiêng, thành kính, các đại biểu đã ôn lại chiến công hiển hách của Vương triều Trần và công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII.

Cùng ngày, tại Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh (xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức dâng hương tưởng niệm 34 năm ngày mất Tổng Bí thư Trường Chinh (20/8 âm lịch 1988 – 20/8 âm lịch 2022). Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã gửi lẵng hoa tưởng nhớ Tổng Bí thư Trường Chinh.

Các cụ ông cao tuổi thành kính dâng hương tưởng niệm các vị Vua Trần và tưởng niệm 722 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc  Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tại Đền Thiên Trường (phường Lộc Vượng, TP Nam Định).

Đồng chí Trường Chinh - tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9/2/1907 (tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng, đồng chí đã 3 lần được bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng; Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Đồng chí Trường Chinh là người chiến sĩ cộng sản kiên cường, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà chiến lược tài giỏi về chính trị, quân sự và là nhà văn hóa, một trí thức lớn của dân tộc. Với 81 năm tuổi đời, hơn 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Trường Chinh đã mang tâm sức, tài năng và trí tuệ của mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1228-1300), quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Ngài là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ngài dẹp bỏ “thù nhà”, dốc lòng báo đền “nợ nước”, góp công lớn khi ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông. Sau khi ngài mất, triều đình đã phong tặng ngài là Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương.

Đông đảo người dân đã về dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử đấu tranh sinh tồn, dân tộc Việt Nam đã sinh ra rất nhiều nhà chính trị, quân sự, văn hóa…, lỗi lạc có công với dân, với nước. Tên tuổi của họ gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước như: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Quang Trung… Trong số đó, Trần Hưng Đạo nổi lên là nhân vật tài hoa đức độ, một nhân cách lớn, một thiên tài quân sự - người mà tên tuổi đã gắn liền với chiến công ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông (thế kỷ 13-14). Đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và ông đã được nhân dân “thánh hóa” với cách gọi đầy tôn kính: “Đức Thánh Trần”, cũng chỉ có ông chứ không phải ai khác được mọi thế hệ xưng tụng làm “Cha”.

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, Đức Thánh Trần Hưng Đạo có một vị trí, vai trò rất đặc biệt. Từ một anh hùng dân tộc có thật trong lịch sử với những chiến công hiển hách, ngài bước vào không gian thiêng liêng của đời sống tín ngưỡng dân gian như một vị thánh của dân tộc. Nhân dân Việt Nam suy tôn ngài là Đức Thánh Trần, lập đền thờ ở khắp mọi miền đất nước.

Việc Ngài được “thánh hóa” là hiện tượng hợp với tâm thức và ước nguyện của người Việt: là thần thánh hóa người có công với dân, với nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông bờ cõi, được muôn đời ngợi ca bởi tấm gương trung hiếu, khí phách kiên cường, tài năng quân sự và tấm lòng tín nghĩa. Nhân dân không gọi trực tiếp tên của Ngài mà gọi là Hưng Đạo Đại Vương - Đức Thánh Trần, là Cha. Việc thờ phụng Đức Thánh Trần hiện nay đã trở thành một hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến của nước ta: Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần.

Cũng như các tín ngưỡng dân gian khác, Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là một hình thái biểu thị đức tin, niềm tin của nhân dân, nội dung nổi bật của Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

"Tháng tám giỗ cha - tháng ba giỗ mẹ” đã trở thành một tập quán tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Trong số các vị Thánh bất tử, chỉ duy nhất Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là nhân vật lịch sử có thật, được cho là linh thiêng bậc nhất. Có thể hiểu điều này giống như lòng ngưỡng mộ và tôn sùng mà nhân dân dành cho vị Anh hùng gắn với những chiến công hiển hách thế kỷ XIII.

Đức Thánh Trần là biểu tượng bất diệt của bản trường ca về chủ nghĩa yêu nước, yêu dân tộc; là hình mẫu về sự hy sinh, cống hiến vì nhân dân, vì đất nước. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần chính là tuân thủ quy luật “sinh vi tướng, tử vi thần” trong văn hóa Việt, có giá trị to lớn trong giáo dục nhân cách và đạo lý làm người; giáo dục, vun bồi lòng yêu quê hương, yêu giống nòi, bài học về ý thức tự lực tự cường dân tộc, về việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Nhiều nghi lễ tín ngưỡng như rước kiệu, tế lễ, hát văn và nhiều trò chơi dân gian... được diễn ra tại lễ tưởng niệm Đức Thánh Trần.

Hàng năm, cứ vào dịp tháng 8 âm lịch, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định), chính quyền và nhân dân địa phương lại long trọng tổ chức ngày lễ giỗ của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn với nhiều nghi lễ tín ngưỡng như rước kiệu, tế lễ, hát văn và nhiều trò chơi dân gian khác như: múa rồng, múa lân, biểu diễn võ thuật, đấu vật, chơi cờ người,…

Cụ ông Trần Huy Chiến - Trưởng từ, BQL khu di tích đền Trần, cùng các cụ ông cao tuổi và quý đại biểu thập phương thắp hương tưởng niệm Đức Thánh Trần.

Việc tổ chức nghi lễ giỗ Đức Thánh Trần tại đền Trần (TP Nam Định, tỉnh Nam Định) góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; đồng thời còn mang tính giáo dục lịch sử sâu sắc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, giá trị lịch sử dân tộc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố và tỉnh Nam Định ngày càng phát triển vững mạnh.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi nạn nhân vụ sạt lở đất tại Hà Tĩnh

Sáng 8/5, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến thăm hỏi, tặng quà cho 4 công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
2024-05-08 21:15:00

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.
2024-05-08 18:23:59

Quảng Ninh: Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

Thừa uỷ quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Cô Tô vừa tổ chức trao thưởng đột xuất: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân có hành động dũng cảm, cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.
2024-05-08 13:33:39

Vẻ đẹp say lòng khách quốc tế của Bãi Kem Phú Quốc

Nằm lười trên bãi cát trắng mịn của Bãi Kem, để được vỗ về bởi nắng và gió biển nồng nàn và xoa dịu bằng những thanh âm rì rào của sóng vỗ, tán dừa vi vút, bất kỳ du khách nào cũng chung một suy nghĩ: “Thiên đường có lẽ chỉ đến thế mà thôi”.
2024-05-08 11:24:00

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, hội viên trẻ

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 đã đề ra, được sự giúp đỡ của Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp vì người mù Sao Mai, sáng ngày 6/5/2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc HNM tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khóa tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức tin học cho 15 cán bộ, hội viên trẻ trên địa bàn.
2024-05-08 10:31:36

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00
Đang tải...