Nam sinh đỗ 3 trường đại học: Mẹ điên, bố không nhận, lớn lên từ những hộp sữa "nợ"

2022-01-04 16:47:03 0 Bình luận
Ngày đỗ đại học, Hiếu chỉ muốn gác lại ước mơ để đi làm kiếm tiền phụ bà nuôi mẹ. Nhiều năm qua, nam sinh nghèo chỉ mong một ngày mẹ tỉnh táo, để có thể nhận ra em.

Lê Đức Hiếu, 18 tuổi, người thôn Kỳ Thọ Bắc, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Tháng 7/2021, cậu đỗ trở thành sinh viên của Trường đại học Kinh tế TP. HCM.  Ngày biết tin đậu đại học, Hiếu khóc, bà ngoại khóc, chỉ có mẹ hềnh hệch cười, hất đổ bát cơm con trai vừa mang đến.

Hiếu lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc của bà ngoại già yếu

Mẹ Hiếu là cô  Lê Thị Thương, 47 tuổi, phát bệnh tâm thần từ 26 năm trước. Mặc dù gia đình cố gắng chạy chữa khắp nơi, từ bệnh viện tỉnh rồi qua Đồng Nai, Huế... nhưng chẳng hề thuyên giảm. Khi mới bệnh, cô Thương cả ngày ngồi lẩm bẩm trong phòng, sau lại gào thét, đánh người rồi bỏ đi lang thang. Không đủ sức ngày nào cũng đi kiếm, bà Gái đành xích con gái dưới hiên bếp.

Năm cô 29 tuổi, một người quen biết xâm hại cô và Hiếu là kết quả của lần đó. Từ lúc sinh ra đến khi lớn khôn, người đàn ông đó chưa bao giờ nhận con. Nhà nghèo, bà ngoại phải  gom từng đồng bán rau, bán lúa... mua sữa cho cháu. Chưa một lần bà có đủ tiền mua một lon sữa. Người bán thương tình, cho trả nửa, nợ nửa. Hiếu lớn lên từ những hộp sữa mang nợ đó.

Người mẹ khờ không thể nhận ra con

Trước kia nhà có ruộng, Hiếu phụ ông bà cấy cày, lúa thu hoạch còn thừa đem bán mua sách vở, quần áo. Nhưng từ khi người ông bị tai biến liệt nửa người năm 2018, ruộng cho thuê, mỗi vụ được trả công vài bao thóc. Thuốc men, thức ăn của gia đình chỉ dựa vào 500.000 đồng tiền trợ cấp cho người tâm thần cùng rau cỏ tự trồng trong vườn.

Suốt những năm ấu thơ, Hiếu đã khóc hết không biết bao nhiêu là nước mắt khi bạn hỏi: "Mẹ mày đâu?". Mẹ của Hiếu là "bà điên" bị xích dưới hiên bếp, là nhân vật khiến lũ trẻ ré lên sợ hãi, nhòm nhòm rồi hò nhau chạy. Khóc chán, lên cấp 2, Hiếu xông vào đánh nhau với những ai chòng ghẹo mẹ mình. Nhiều lần bà Chế Thị Gái (bà ngoại Hiếu) ôm thân thể đầy thương tích của cháu dỗ dành: "Mẹ vẫn luôn là mẹ. Giờ con phải học giỏi để không ai khinh mình nữa!".

Năm 2020, ông ngoại Hiếu mất, bà ngoại được chẩn đoán hở van tim, sức khỏe xuống dốc không phanh, Hiếu gần như quán xuyến hết việc nhà. Hai bà cháu kiếm thêm thu nhập bằng việc nhận gia công bóc vỏ hạt điều.

Suốt 18 năm, niềm hy vọng lớn nhất của Hiếu là ngày nào đó mẹ nhận ra mình. Mỗi khi đạt điểm cao hay nhận thưởng từ trường, cậu đều đứng trước cửa phòng, nói vọng vào khoe với mẹ. Đáp lại, phía trong chỉ là tràng cười không ngớt hoặc những cú đập đầu vào tường.

Năm cuối cấp 3, dù là học sinh lớp chọn của trường THPT Nghĩa Hành nhưng Hiếu dự tính tốt nghiệp cấp 3 sẽ tìm việc, để phụ bà, có tiền chăm nom mẹ. Song nhờ được các thầy cô giáo động viên, giúp đỡ Hiếu mới có động lực tiếp bước tới trường.

Hiếu đăng ký ba trường đại học, đỗ cả ba. Bà Gái vui đó rồi buồn đó, vì không biết lấy đâu tiền đóng học cho cháu. Hàng cau của nhà nhẩm nhẩm được tầm 3 triệu, chưa kịp hái thì trộm đã lấy cắp. Sát hạn nhập học, Hiếu thương bà, định viện cớ đi học xa không ai chăm sóc gia đình để gạt ước mơ vào giảng đường. Bà Gái đi chạy vạy khắp nơi vay đủ cho cháu chục triệu, vì người làng không lấy lãi, dặn khi nào có trả sau.

 Hiện tại Hiếu vẫn ở nhà học online do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Cậu định khi lên thành phố sẽ đi làm thêm, vay ngân hàng để có tiền chi trả cho những năm tháng đại học sắp tới. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...