Nghệ An: Cán bộ sai phạm vẫn được bổ nhiệm Phó trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quỳ Hợp?

2018-06-19 22:54:23 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Trong thời gian được điều từ UBND huyện về làm Chủ tịch xã Châu Cường, ông Lô Văn Cầm đã mắc rất nhiều “lỗi” trong huy động nguồn vốn, thực hiện quy định, quy trình thi công các công trình xây dựng. Mặc dù đơn của công dân kiến nghị, tố cáo về các “lỗi” của ông Cầm đã được gửi tới Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp nhưng vẫn không được xử lý...

Năm 2005, ông Lô Văn Cầm được Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp điều động từ Phó trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch về giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã Châu Cường. Là cán bộ huyện được điều về cơ sở, có chuyên môn về tài chính, thế nhưng, sau khi về địa phương, với cương vị Chủ tịch UBND xã Châu Cường (chủ tài khoản), ông Cầm đã bất chấp một số quy định về xây dựng cơ bản, về huy động ngồn vốn, chế độ chính sách, tự ý giải quyết vụ việc theo ý chí chủ quan của mình.

 

Công trình bảo tồn Nhà sàn Văn hóa truyền thống có dấu hiệu đội vốn 


Cụ thể là, ngày 10/5/2007, ông Cầm ký hợp đồng với ông Nguyễn Đình Văn (xóm Đồng Huống, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp), bảo tồn Nhà sàn Văn hóa truyền thống dân tộc của xã theo đề án huyện văn hóa miền núi. Công trình được ngân sách huyện hỗ trợ 150 triệu đồng. Tuy nhiên, trong khi thực hiện, ngày 22/5/2007, ông Cầm lại ký thêm hợp đồng với nhà thầu là Công ty TNHH Hợp Thắng (do ông Hồ Sỹ Hùng làm giám đốc). Trị giá công trình nhà văn hóa lúc này được ghi trong hợp đồng 297,102 triệu đồng.

Tương tự, ngày 23/6/2008, ông Cầm ký hợp đồng với ông Văn xây dựng 160m tường rào trụ sở UBND xã Châu Cường. Tổng số tiền theo hợp đồng là 80 triệu đồng. Thế nhưng, khi quyết toán, ông Cầm sử dụng hợp đồng của Công ty CP Tư vấn thiết kế xây dựng giao thông miền Tây với số tiền được ghi là 264 triệu đồng.

Năm 2009, ông Cầm vay 483 triệu đồng từ vốn ưu đãi tín dụng để đầu tư xây dựng 462m kênh mương Bản Nhạ. Mặc dù công trình này trước đó đã được UBND xã Châu Cường xin nguồn vốn đầu tư và đang trong thời gian chờ duyệt cấp. Hậu quả là: Công trình do ông Cầm quyết tâm xây dựng với số tiền vay nói trên sau đó đã bị đập bỏ vì không phù hợp với thiết kế, gây lãng phí 483 triệu đồng.


Công trình kênh mương Bản Nhạ với số tiền đầu tư 483 triệu đồng từ nguồn vay ưu đãi, nay không được sử dụng, gây lãng phí tiền ngân sách.


Cũng với kiểu điều hành, quyết định tùy tiện theo ý chí cá nhân, từ năm 2005 đến năm 2009, ông Cầm đã chỉ đạo kế toán sử dụng số tiền hơn 308 triệu đồng từ nguồn tiền lương cán bộ xã, lương cán bộ trạm y tế, phụ cấp hưu trí, phụ cấp hội khuyến học, phụ cấp cán bộ xóm và tiền trang phục của cán bộ HĐND vào mục đích khác. Cho đến nay, số tiền trên vẫn chưa được hoàn trả cho các đối tượng được thụ hưởng.

Cũng trong thời gian giữ chức Chủ tịch xã Châu Cường, tháng 12/2006, ông Cầm đã chỉ đạo kế toán trưởng là ông Vi Đức Mậu “vay nóng” số tiền 33,230 triệu đồng để “chi văn phòng, làm nhà bếp, nhà xe và giao dịch vốn cho xã, trả lương cho cán bộ ăn Tết”. Số tiền này đến nay đã tăng lên do lãi cao vay ngoài nhưng vẫn chưa được hoàn trả cho chủ nợ.

Sau khi ông Cầm được Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp chuyển trở lại làm Phó trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, do một số khoản nợ không được giải quyết nên một số cán bộ xã Châu Cường phải chịu “vạ lây”. Từ đơn kiến nghị của nhà thầu, Trạm trưởng Trạm Y tế, những cán bộ hưu trí, Hội khuyến học xã và một số công dân, ngày 28/11/2017 ông Lưu Xuân Điểm- Chủ tịch UBND và ông Sầm Phúc Thành - Chủ tịch HĐND xã Châu Cường cùng ký vào tờ trình đề nghị Thường trực HĐND-UBND huyện Quỳ Hợp và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện “chỉ đạo giải quyết chế độ tiền lương, tiền phụ cấp cho cán bộ xã và các khoản kinh phí phải trả cho các tập thể, cá nhân từ năm 2005 đến năm 2009”. Theo nội dung văn bản này, trong thời gian ông Cầm giữ chức Chủ tịch UBND xã Châu Cường, đã cùng ông Mậu (kế toán trưởng) lấy tiền lương, tiền phụ cấp cán bộ để trả nợ tiền mua xi măng làm đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, sau khi huy động được dân đóng góp, ông Cầm và ông Mậu không hoàn trả lại nguồn vay. Số tiền này hiện đang được sử dụng vào việc gì? ông Cầm và ông Mậu chưa đưa ra được câu trả lời.


Giấy xác nhận vay tiền của ông Lô Văn Cầm


Liên quan đến 483 triệu đồng vay ưu đãi đầu tư xây dựng kênh mương Bản Nhạ, tại tờ trình nói trên khẳng định: Ông Cầm đã “thực hiện không đúng quy trình, xây dựng chồng lên công trình thủy lợi nhà nước đã phê duyệt”. Số tiền vay ưu đãi này, lẽ ra phải huy động dân đóng góp, nhưng do ông Cầm không thông qua ý kiến của dân trước khi triển khai nên dân không chấp nhận. Vì vậy, năm 2015, UBND huyện Quỳ Hợp đã buộc phải cắt giảm ngân sách hàng năm đầu tư cho xã Châu Cường 100 triệu đồng để chuyển sang trả nợ cho khoản vay và năm 2018 cắt giảm tiếp 245 triệu đồng nữa để giải quyết cho hậu quả trên. Số tiền nợ từ nguồn vay ưu đãi từ hồi ông Cầm làm Chủ tịch xã hiện nay vẫn còn 138 triệu đồng.

Ngoài khoản nợ nêu trên, UBND xã Châu Cường vẫn còn nợ 132,7634 triệu đồng tiền lương, phụ cấp của 6 cán bộ xã; nợ lương của cán bộ Trạm y tế 25,698 triệu đồng; nợ phụ cấp của 11 cán bộ hưu trí tại địa phương 36,345 triệu đồng; nợ phụ cấp thường trực Hội Khuyến học là 11,95 triệu đồng; nợ tiền nhà thầu phun sơn của Nhà sàn Văn hóa xã 16 triệu đồng; nợ tiền may đồng phục cho đại biểu HĐND xã là 25 triệu đồng... Tổng số nợ của UBND xã Châu Cường đang “treo lơ lửng” từ thời ông Cầm làm Chủ tịch xã vẫn còn 436,816 đồng.

Trao đổi với phóng viên Hòa Nhập, ông Lê Thanh Bình- Phó Bí thư Đảng ủy xã Châu Cường cho biết, hậu quả mà ông Cầm để lại cho địa phương rất nặng nề. Ngoài số tiền nợ nêu trên, ông Cầm đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của chính quyền đại phương trước nhân dân. Hiện nay xã vẫn đang phải tiếp tục giải quyết những tồn đọng do ông Cầm gây ra từ trước năm 2009.

Ông Nguyễn Đình Văn- chủ thầu liên quan đến một số công trình nêu trên không dấu nổi bức xúc: “Ông Cầm hiện còn nợ tôi 100 triệu đồng chưa chịu trả. Tôi đã nhiều lần gửi đơn lên huyện nhưng không hiểu tại sao không được xem xét giải quyết”.

Một cán bộ thanh tra của huyện Quỳ Hợp cho biết: Ngày 13/5/2014, Chủ tịch UBND huyện đã ký quyết định số 1177/QĐ-UBND thành lập Tổ xác minh đơn tố cáo của công dân đối với ông Lô Văn Cầm. Nhiệm vụ của Tổ xác minh là làm rõ các khoản vay tài chính liên quan đến trách nhiệm của ông Cầm trong thời gian giữ chức Chủ tịch UBND xã Châu Cường. Tiếp đó, ngày 18/12/2017, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp ban hành tiếp quyết định số 4383/QĐ-UBND thành lập “Tổ xác minh việc vay và sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ xây dựng công trình thủy lợi năm 2009 và việc sử dụng kinh phí chi trả tiền lương, phụ cấp cho cán bộ xã và các khoản kinh phí phải chi trả cho các tập thể, cá nhân tại xã Châu Cường giai đoạn 2005-2009”. Thành phần của Tổ xác minh gồm: Ông Trần Văn Hồng (Chánh Thanh tra), ông Nguyễn Viết Chung (Phó Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch), ông Kim Văn Bốn (Thanh tra viên phòng Thanh tra), bà Hồ Thị Yến (Chuyên viên phòng Nội vụ), ông Nguyễn Văn Kiên (Chuyên viên phòng Kinh tế - Hạ tầng). Thời gian xác minh của Tổ xác minh là 30 ngày làm việc. Tuy nhiên, cho đến nay, Tổ xác minh vẫn chưa đưa ra được kết luận về nội dung công việc được giao.

Dư luận tỏ ra nghi ngại rằng, có không, sự bao che sai phạm của ông Lô Văn Cầm từ những người có chức vụ cao nhất ở huyện Quỳ Hợp? Với sai phạm đã gây bức xúc cho cán bộ, công chức, người dân nhiều năm như vậy, tại sao ông Cầm vẫn được bổ nhiệm Phó trưởng phòng Tài chinh - Kế hoạch và vẫn ung dung tại vị từ 2009 đến nay?

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00
Đang tải...