Nghề môi giới bất động sản và những nỗi buồn không tên

2022-12-05 15:26:48 0 Bình luận
Năm cũ sắp trôi qua, những ngày cận Tết Nguyên đán sắp đến, nhìn lại thị trường BĐS cũng là nhìn lại hoạt động môi giới trong năm qua.

Có thể nói, năm nay là năm "buồn" của môi giới BĐS. Các môi giới nhận lương ít ỏi hơn so với mọi năm. Nếu cùng kì năm ngoái, nhiều môi giới thu nhập hàng trăm triệu đồng, nhất là môi giới BĐS ở các tỉnh lẻ, thì năm nay thu nhập có vẻ bấp bênh nhất.

Bên cạnh những môi giới thâm niên có thu nhập ổn định do có lượng khách đầu tư lâu năm mua bán, thì nhiều môi giới "ngậm ngùi" vì Tết buồn, không lương, thu nhập ít.

Do vướng thủ tục pháp lý, các dự án bất động sản mới ít được triển khai.

Đồng thời, thiếu dòng tiền vào thị trường bất động sản; các ngân hàng tăng lãi suất huy động; nguồn vốn trái phiếu bị co hẹp… là những yếu tố tác động mạnh khiến các dự án thiếu dòng vốn triển khai.

Bên cạnh thu nhập bấp bênh do thị trường lao dốc, môi giới BĐS còn buồn vì nguồn hàng để bán ngày càng cạn kiệt, điều này cũng ảnh hưởng đến việc tìm khách, chốt khách của môi giới.      

Môi giới BĐS mong ngóng khách cả ngày.

Nguồn cung ít, thị trường không còn nhộn nhịp. Phần lớn lực lượng môi giới bỏ việc về quê  hoặc kiếm viêc làm khác để có thêm thu nhập khiến cho thị trường địa ốc trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Cuối năm thị trường không dấu hiệu rục rịch trở lại nhưng theo báo cáo của các đơn vị, sức cầu cũng không tăng vẫn khá dè dặt; thậm chí ở một số khu vực không có thanh khoản.

Ở phân khúc nghỉ dưỡng, mặc dù nguồn cung dồi dào hơn so với các năm trước, nhưng tỷ lệ hấp thụ vẫn còn hạn chế do tâm lý e ngại của nhà đầu tư trước tình hình đang diễn biến phức tạp. Đây cũng là phân khúc mà nhiều môi giới BĐS đã không trụ nỗi với nghề hai năm qua, nhiều môi giới nghỉ hẳn, chuyển nghề, thậm chí không muốn quay lại nghề.

Vậy nhưng giá BĐS liên tục tăng cũng là "nỗi buồn không tên" của môi giới BĐS. Việc giá tăng liên tục ảnh hưởng đến tâm lý của người mua; nhà đầu tư dần trở nên thận trọng hơn, e ngại hơn khi quyết định chọn mua sản phẩm… việc này cũng ảnh hưởng đến giao dịch BĐS, ảnh hưởng đến việc tìm khách của môi giới BĐS.

Mặc dầu các sàn giao dịch địa ốc lớn vẫn duy trì hoạt động và đảm bảo ổn định nguồn lực trong mùa dịch, nhưng hầu hết các nhân viên môi giới vẫn chật vật mưu sinh do thu nhập của môi giới chủ yếu đến từ nguồn phần trăm hoa hồng được trích lại sau khi bán sản phẩm. Bởi vậy, nếu không có giao dịch thành công, thì dù được hưởng lương cơ bản hằng tháng cũng không đáng kể so với chi phí marketing sản phẩm mà bản thân các môi giới phải tự bỏ ra để quảng bá theo các kênh riêng.

Khó khăn không chỉ riêng những sàn giao dịch bất động sản của các doanh nghiệp mà đối với những môi giới bất động sản hoạt động tự do cũng đang “lao đao”.

Anh Bằng Việt, một môi giới bất động sản hoạt động tự do cho hay: “Môi giới tự do chỉ trông chờ vào việc có hàng hay bán được hàng thì mới có thu nhập, từ tháng 9 đến nay sắp tết mà tôi vẫn chưa có cuộc giao dịch nào thành công cả, cứ sống lay lắt mãi thôi”.

Nhìn lại một năm qua, thị trường bất động sản biến động liên tục không chỉ khiến các nhà đầu tư ôm đất như "ngồi trên đống lửa" mà còn khiến biết bao nhân viên của các công ty bất động sản, những người hành nghề môi giới cũng gặp khó khăn về tài chính, không có chi phí trang trải cuộc sống. Nỗi lo của những người hành nghề sẽ càng nặng nề hơn nữa.

Hiện có nhiều môi giới vẫn bám trụ nghề sau khi mở cửa kinh tế, đa số họ là những môi giới lâu năm, có lượng khách đầu tư ổn định. Nhiều trong số đó vừa môi giới, vừa đầu tư nên có tích luỹ. Riêng những môi giới mới vào nghề, hoặc không có tích luỹ gần như "rơi rụng".

Theo các chuyên gia, để bán được hàng và nhận được phí môi giới là một quá trình thử thách rất dài, cộng thêm hiện nay cạnh tranh nghề này ngày càng khốc liệt, tỷ lệ bỏ nghề hoặc sàng lọc rất cao. Người ngoại đạo chỉ nhìn thấy bề nổi của nghề môi giới là việc nhẹ lương cao. Song chỉ có người trong cuộc mới thấm thía cái giá của sự vất vả, nhọc nhằn đó.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên: Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hòa chung không khí chào mừng năm học mới 2024 - 2025 và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong cả nước, sáng 5/9, trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên (Lai Châu) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng, đón các em học sinh vào lớp 1.
2024-09-07 20:37:29

Cấp căn cước cho người khuyết tật, cơ nhỡ ở TP.HCM

Công an TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức Chương trình cấp thẻ Căn cước cho nhân khẩu đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở bảo trợ xã hội người tàn tật Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP. HCM.
2024-09-07 15:22:12

Bão số 3 giật cấp 16, áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng

CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (bão số 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão. Hồi 09 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão bão số 3 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.
2024-09-07 10:25:00

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do bão số 3

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
2024-09-06 19:30:00

Bão Yagi mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông

Với cường độ cực mạnh, đạt cấp 16 và giật trên cấp 17, siêu bão Yagi (bão số 3) đã trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
2024-09-06 16:51:33

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp siêu bão số 3

Lúc 12h ngày 6/9, siêu bão Yagi mạnh cấp 16, cách Quảng Ninh khoảng 510km, dự báo trong 12 giờ tới, bão giảm xuống cấp 15.
2024-09-06 14:30:00
Đang tải...