Người chiến sĩ Hải quân lặng lẽ trên con tàu Không số huyền thoại

2020-06-12 16:17:23 0 Bình luận
Đã qua bao năm tháng, dù sống ở hiện tại nhưng những ký ức về tháng ngày gian khổ, ác liệt, sinh tử quyết đấu với quân thù của những cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số” trong mỗi chuyến đi trên mỗi con tàu vẫn không hề phai nhạt.

Đường Hồ Chí Minh trên biển là tên gọi của tuyến đường vận tải quân sự do Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên Biển Đông được thành lập ngày 23 tháng 10 năm 1961, trong Chiến tranh Việt Nam, để vận chuyển vũ khí từ miền Bắc Việt Nam vào chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam, năm 1959, Bộ Chính trị Việt Nam và Quân ủy Trung ương quyết định nghiên cứu mở tuyến đường vận tải trên biển chi viện trực tiếp cho Quân Giải phóng miền Nam. Một trong số những chiến sĩ hải quân ngày ấy có ông Mai Văn Động.

Con tàu không số lênh đênh ngoài biển khơi. (Ảnh: Nguồn Internet)

Ông Mai Văn Động sinh ngày 10/10/1949. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Hải Hưng (Hải Thắng), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông là một cựu chiến sĩ quân chủng hải quân đi trên chuyến tàu không số đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Ông đã từng sống trong thời gian đất nước bị giặc chiếm đánh, ngày đêm cùng các chiến sĩ khác hi sinh bảo vệ đất nước và đến nay, những khoảnh khắc ấy vẫn luôn tồn tại trong tâm trí ông, ông lại có dịp kể lại cho con cháu nghe.

Theo lời kể, tháng 2 năm 1967, ông học hết lớp 7 do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, ông quyết định không theo học trung cấp nữa mà vào trường “Công nhân kỹ thuật điện Nam Định” học.

Ông Mai Văn Động (ở giữa) thời còn trẻ. Thành phố Cần Thơ – Năm 1975.

Tháng 6/1968, khi 18 tuổi ông tham gia nhập ngũ vào sư đoàn 320. Tại đây, ông được cho đi học lớp hạ sĩ quan, đào tạo các tiểu đội trưởng và trung đội trưởng trong thời gian 9 tháng. Sau một thời gian học tập và rèn luyện, đến tháng 5 năm 1969, ông trở thành tiểu đội trưởng và ra trường ông chuyển về trung đoàn 126. Tại trung đoàn 126, ông tham gia quá trình huấn luyện đặc công nước để tiến quân vào Nam.

Tháng 12 năm 1969, Trung đoàn 126 đóng quân tại Quảng Yên. Khi vào đến Cửa Việt, đơn vị ông tập trung, lên danh sách các chiến sĩ, cán bộ di chuyển sang địa điểm khác bằng ô tô tải. Tuy nhiên chủ có ông và một đồng chí nữa không có trong danh sách, phải trở lại trung đoàn.

“Sau khi không có trong danh sách, tôi cùng một đồng chí khác trở lại trung đoàn về nhà khách ngủ. Sáng hôm sau, tôi được đổi quần áo đang mặc sang quần áo sĩ quan của Nga và được trang bị thêm súng AK, võng nylong cùng một bộ quần áo công nhân. Tôi hoàn toàn không biết lí do để làm gì nhưng khi gặng hỏi được vài đồng chí, được biết chúng tôi chuẩn bị trở thành công nhân đánh cá trên đoàn tàu đánh cá số 125 của Hải Phòng.” Ông Động hào hứng kể lại.

Ông nói thêm: “Thời gian đó biển động nhưng chúng tôi cứ ở trên tàu 2-3 tháng, được mọi người hướng dẫn kỹ càng từ cách đào hầm bí mật đến cách thức mặc quần áo đồ nhái để bơi, lặn. Mặc dù tôi cũng không biết đoàn tàu đánh cá này sẽ đi đâu? Và tại sao lại huấn luyện chúng tôi như vậy?”

Đội của ông ở trên tàu xuyên Tết. Lênh đênh trên biển với cái rét căm giữa đông nhưng con tàu cứ lẳng lặng chạy từ Quảng Yên ra tới Hà Nam. Trong quá trình huấn luyện, ông Động phải bơi 7-8km mỗi ngày; lội sóng, 10 người lội bùn đi lom khom một hàng thẳng tắp, có khi bùn cao đến tận đầu gối. Sau thời làm lính đặc công trên tàu, ông được phong quân hàm hạ sĩ. Ông Động nghẹn ngào kể: “Ngày truy thăng quân hàm, mỗi người chúng tôi được bồi dưỡng 100 đồng, 1 kg đường và một vỏ chăn. Tôi thương bố tôi nên gửi hết về cho ông ở quê qua đường bưu điện nhưng do đường xá xa xôi, bưu điện làm thất lạc 100 đồng và 1kg đường chỉ còn vẻn vẹn một cái vỏ chăn mỏng thôi. Lẽ ra tôi nên cất đi để đến ngày mang về tận tay cho bố mình.”

Vào lúc 7 giờ tối ngày hôm đấy, ông đang đi chơi thì được gọi về để chuẩn bị đi công tác. Ông khoác ba lô lên được trang bị súng và 120 viên đạn rồi lên xe oto. Xe chở ông từ Quảng Ninh về trung đoàn K25 đóng ở gần cảng Hải Phòng. Đêm hôm đó, ông lên con tàu số 41 do ông Chẩn người Nam Bộ làm thủ trưởng. Con tàu tắt đèn rồi rời đi. 7 giờ sáng hôm sau, tàu di chuyển đến hòn Chống hòn Mái để nhập hàng. Con tàu 41 do phải giữ bí mật nên lúc thì mang biển hiệu của Malay, của Trung Quốc, của Bungari,… chở hơn 100 súng đạn. Con tàu này vận chuyển vũ khí Đạn H12 mỗi quả nặng 19kg còn lại là súng AK, súng Đại Liên, thuốc nổ TNT từ Bắc vào Nam. Khi vào được hải phận miền Nam khoảng 20km, con tàu ông đi bỗng nhiên gặp địch. Cả đoàn tàu tắt đèn đi lặng lẽ cho đến khi đèn được bật lên thì một cảnh tượng kinh hoàng hiện ra. Trên trời biển, báy may OB10 thả pháo sáng, xung quanh 5 con tàu của địch vây kín. Trên tàu, các chiến sĩ hải quân được trang bị súng DK82 và súng phòng không 14i5. Còn ông và người đồng nghiệp đi cùng được trang bị súng B40, B41. Ngay sau đấy, thủ trường tàu mang ra hai quả mìn nam châm Vàng Thanh. Nếu xảy ra kháng chiến thì chính ông Động cùng người đồng nghiệp của mình sẽ mang theo quả mìn ấy lặn xuống áp vào mạn tàu của địch, cho nổ và cảm tử hi sinh ngay lập tức. Do được ngụy trang như tàu đánh cá, ẩn nấp lẳng lặng giữa lòng biển khơi nên sau khi bị áp đi theo đến cảng Hải Nam (Trung Quốc) thì những con tàu chiến của địch tự nhiên lẳng lặng bỏ đi.

Âm thầm, lặng lẽ vận chuyển sức người, sức của vào Nam, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển phải chịu đựng biết bao nguy hiểm, gian nan. Mỗi chuyến đi là một cuộc đấu trí căng thẳng, cam go. Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra, nhưng chiến sĩ hải quân trên tàu đều không chùn bước, những chuyến tàu vẫn tiến về Nam. 14 năm ròng rã, trong trang sử vàng còn ghi lại những mất mát, hy sinh không hề nhỏ: 117 cán bộ, chiến sĩ vĩnh viễn yên nghỉ dưới lòng đại dương. Khi “đấu trí không nổi, đọ sức không thắng, hết đường quay về, thì bằng lòng can đảm và ý chí quật cường phá tàu để xóa hết tang vật” và 8 con tàu không số vĩnh viễn nằm lại trong lòng đại dương…

Trong suốt cuộc hành trình, có một chi tiết nhỏ mà ông nhớ mãi, ông kể: “Trước khi lên đường, các chiến sĩ hải quân có mang lên tàu và nuôi một con lợn con khoảng 20kg nhốt vào nhà tắm để nuôi dần, khi đến được miền nam thì mang ra để các đồng đội liên hoan. Còn trong quá trình đi hầu hết mọi người ăn đồ khô.”

Ông Mai Văn Động tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 2000.

Thời gian sau đấy, ông ở Đoàn 962 từ tháng 5 năm 1970 đến tháng 8 năm 1970, ông lên mở bến cửa sông Mỹ Bình để đón các tàu từ ngoài Bắc vào. Sóng to gió lớn nhưng ông vẫn phải túc trực từ 8 giờ tối cho đến 3 giờ sáng. Có hôm nhận được tàu sắp vào ông thức trắng cả đêm thấp thỏm đợi tàu. Ông ở đây canh gác được gần một năm ngay bên cạnh căn cứ hải quân sông Đốc nên tàu hải quân ra vào liên tục.

Năm 1973, trong một trận chiến lớn ông Động bị thương nặng. Ngay sau đấy, ông được thủ trưởng phân bổ sang công binh H6, làm trợ lý cho thủ trưởng Lê Đức Anh. Cho đến hôm nay, trên cơ thể ông vẫn mang trong mình những mảnh đạn mà không thể lấy ra được.

Ông Động bên những tấm huân trương, kỷ niệm trương mà Nhà nước đã trao tặng cho ông.

Tháng 12 năm 1975 ông ra quân. Khi về quê, có người còn ngạc nhiên hỏi là tại sao bao nhiêu người đi trên những đoàn tàu không số ấy không thể trở về mà ông lại bình an trở về như vậy. Về sau ông công tác trong mảng điện lực đến nay là 41 năm. Làm việc tại nhà máy điện lực đến năm 2009, ông Động nghỉ hưu. Sau khi về hưu, ông được bà con lối xóm tin kính bầu bình, hăng hái tham gia làm tổ trưởng, làm bí thư tổ dân phố góp phần cho địa phương thêm tốt đẹp hơn.

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, ông Mai Văn Động được Nhà nước trao tặng nhiều huân trương kháng chiến, kỷ niệm chương và nhiều bằng khen quý giá.

Chiến tranh qua đi để lại hòa bình cho dân tộc, cho đất nước. Còn đối với ông Động, những thương tật, vết tích vẫn đọng lại cả bên ngoài cơ thể lẫn bên trong tinh thần. Gió nắng trở trời nhất là những hôm trời lạnh, ông lại lên những cơn đau dai dẳng do những mảnh đạn còn nằm bên trong cơ thể ông. Những lúc như vậy bên cạnh ông vẫn luôn có một người vợ là bà Vũ Thị Thơm tận tụy chăm sóc cho chồng từng bữa cơm, từng viên thuốc uống mà vừa phải cùng ông nuôi lớn hai đứa con khôn lớn. Tất bật vất vả là thế, ấy vậy mà bà Thơm chẳng bao giờ kêu than mỏi mệt phàn nàn điều chi.

Ông Mai Văn Động cùng người vợ của mình – bà Vũ Thị Thơm.

Bà Thơm chia sẻ: “Vất vả nhất là những hôm thời tiết thay đổi, ông đau và khó chịu trong người. Tôi cùng hai đứa con cùng nhau chăm sóc cho ông để giúp ông thuyên giảm cơn đau phần nào. Sau khi trở về từ con tàu, chồng thương tật, các con đang tuổi ăn học nên nhiều khó khăn trong gia đình. Nhưng tôi vẫn luôn lạc quan, vun vén giữ gìn cho gia đình được có cái ăn, cái mặc được yên bình hạnh phúc.”

Trở về với cương vị là một người cha, ông Động vẫn luôn kể cho các con của mình về thời trinh chiến của mình trên con tàu bất tử ngày ấy. Ông cùng bà Thơm nuôi dạy hai đứa con của mình trở thành những thạc sĩ đang làm việc trong các cơ quan nhà nước góp phần làm cho xã hội phồn vinh hơn.

Anh Mai Thanh Hải – Người con trai lớn của ông Động.

Câu chuyện của ông Mai Văn Động tràn đầy cảm xúc của một người từng tham gia và chứng kiến từng năm tháng trên Đoàn tàu Không số anh hùng. Khắc họa khá trọn vẹn hình tượng cán bộ, chiến sĩ Hải quân và con đường huyền thoại trên biển.

Đoàn tàu Không số: Tàu không số, lính không số, không quân trang, quân hiệu, quân hàm,… nhưng đằng sau sự “lặng lẽ” đó là “lời thề thép”, đằng sau những cái “không” là ý chí, nghị lực, niềm tin “Ra đi là quyết thắng!”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...