Người dân Hà Nội biết kêu ai?

2019-10-15 18:33:00 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngày 15/10, UBND Hà Nội đưa ra khuyến cáo: “ Trong thời gian trước mắt, khi Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà chưa súc xả, thau được toàn bộ hệ thống nước tại các bể của gia đình, khu chung cư, các bể tăng áp, mọi người dân có sử dụng nước thuộc vùng do Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp, chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn uống. Mà nấu ăn, uống tạm thời dùng nước đóng chai, bình do các đơn vị khác cung cấp”.

Thời gian vừa qua, người dân Hà Nội không chỉ sống chung với tiếng ồn mà còn chịu ảnh hưởng nặng nề cho việc ô nhiễm không khí. Không chỉ dừng lại ở đó, mới đây, dư luận xôn xao, người dân Hà Nội bức xúc vì nguồn nước sạch mà họ đang sử dụng có mùi clo nồng nặc. Nguyên nhân do đâu?

Đô thị hóa kéo theo gánh nặng về an sinh xã hội cũng như vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng được coi trọng. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, cùng với đó là đô thị hóa, cho nên tình trạng ô nhiễm tiếng ồn sinh ra từ quá trình này là khó tránh khỏi, nhưng cần phải được hạn chế đến mức thấp nhất vì sức khỏe của cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong ba thập niên trở lại đây, nạn ô nhiễm tiếng ồn ngày càng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người, nhất là tại các nước đang phát triển. Ngoài tiếng ồn công nghiệp trong các nhà máy, tiếng ồn phát ra từ xe cộ và từ các hoạt động giải trí trong đời sống, nhất là âm nhạc cường độ lớn cũng làm tổn hại sức khỏe của chúng ta, thường gặp nhất là chứng ù tai, mất tập trung, stress…



Thực tế, tại Thủ đô Hà Nội hiện nay, hàng ngày, có không ít người dân đang phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn bủa vây từ khắp mọi phía, ngồi trong nhà đóng cửa mà tiếng còi xe, tiếng xe cộ chạy ngoài đường, tiếng động công trình đang thi công, rồi những tiếng động lớn quá mức được phát ra từ những chiếc loa của hàng karaoke dạo, các cửa hàng điện thoại cũng không buông tha.

Dần dần, các khu trung cư mọc lên, các trường đại học dần chiếm chỗ trong nội đô, các khu nhà trọ, khu đô thị mọc lên, các khu công nghiệp, nhà máy vẫn hoạt động với công suất cao thì vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành một vấn nạn: lượng rác thải, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất xả vào môi trường tăng vọt.

Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng  nóng khi Nhà máy Rạng Đông Cháy: Ngày 28/8, nhà kho Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (số 87-89 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) bị cháy. Theo quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường do vụ cháy từ 15,1 kg đến 27,2 kg, trong đó 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam.

Hầu hết lượng thủy ngân trong các bóng đèn đã phát tán ra môi trường cùng với khói và khí thải của đám cháy. Ứớc tính phạm vi phát tán tối đa của khói thải khoảng 1,5 km, phạm vi ô nhiễm khoảng 200 m tính từ tường rào của nhà kho và theo hướng gió có thể ảnh hưởng đến khoảng cách 500 m. Như vậy, sức khỏe người dân khu vực xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng lớn.

Đặc biệt, Theo AirVisual, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày 17/9 tại nhiều điểm trong Hà Nội ở "mức kém", liên tục dao động từ 100 đến 200. Các ngày 14-16/9 chỉ số AQI đo ở hơn 20 địa điểm luôn trên 100. Điểm đo tại Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm AQI trên 150.

Hôm 1/10, ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhận định nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nô%3ḅi ở mức cao nhất trong 5 năm qua. Ông khuyến cáo "người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp nên hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời" nhưng không đề câ%3ḅp đến các giải pháp kiểm soát, xử lý ô nhiễm không khí. "Trường hợp có nhu cầu cần ra ngoài, cần đeo khẩu trang, kính mắt", ông Tài nói thêm.

Chỉ số AQI thường xuyên hiển thị màu đỏ ở mức xấu ("unhealthy"), thâ%3ḅm chí màu tím, mức rất xấu (very unhealthy). Hà Nô%3ḅi trong nhiều ngày đứng đầu bảng xếp hạng chất lượng không khí xấu nhất thế giới của tổ chức này. Chẳng hạn, ở thời điểm 8h40 ngày 30/9, chỉ số AQI ở mức 277, chỉ số bụi mịn PM2.5 cao gấp hơn 11 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và hơn 25 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (WHO khuyến cáo mức đô%3ḅ bụi PM2.5 an toàn ở mức không quá 10 µg/m3).


Hà Nô%3ḅi đứng đầu bảng xếp hạng chất lượng không khí xấu nhất thế giới của IQAir Visual hôm 30/9

Theo WHO, ước tính khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí, tỉ lệ này ở bệnh đột quỵ chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí. Trong đó, bụi siêu mịn PM2.5 khi hít vào phổi sẽ đi theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.

Đối tượng chịu tác động đầu tiên khi chất lượng không khí kém là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện. Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhập viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.

 


Trong 2 ngày 29 và 30/9, tại nhiều thời điểm, chất lượng không khí của Hà Nội đã chạm đến ngưỡng màu tím, ảnh hưởng sức khoẻ tất cả người dân. Nguồn: Air-quality

 

Đặc biệt những ngày gần đây, người dân Hà Nội đứng ngồi không yên về việc nguồn nước sạch đang sử dụng có mùi clo nồng nặc xuất hiện từ ngày 10/10 ở nhiều quận ở Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... Ngày 11/10, thành phố đã lập đoàn kiểm tra liên ngành đi lấy mẫu nước ở một số điểm.

Ngày 14/10, 5 ngày sau khi phát hiện nước đầu nguồn cung cấp cho Hà Nội nổi váng, Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (VIWASUPCO) mới báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội. VIWASUPCO cho biết khoảng 12h ngày 9/10, bảo vệ phát hiện ngoài cửa kênh dẫn nước hồ (hồ có chức năng trung chuyển, sơ lắng, phục vụ tưới tiêu các xã lân cận) có váng chưa rõ nguyên nhân nên báo cáo lãnh đạo công ty hướng xử lý.

Doanh nghiệp đã đóng van cấp nước vào bể chứa trung gian và xúc xả toàn bộ nước qua nhà máy, đồng thời huy động toàn bộ công nhân đi kiểm tra, thông báo với chính quyền địa phương để điều tra. Để xử lý váng dầu, Viwasupco đã sử dụng phao, gối hút dầu chuyên dụng trên kênh dẫn nước, thuê người vớt, thu gom toàn bộ váng trên bề mặt; bổ sung than hoạt tính để tăng cường xử lý, tăng lượng clo lên mức 0,8 mg/l (mức trước đây là 0,3-0,5 mg/l) - chính điều này đã gây hoang mang cho dư luận. Được biết nguyên nhân dẫn tới sự việc này là do xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình), sau đó dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà. Vì vậy mới tăng lượng clo lên mức 0,8 mg/l.


Kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu


Được biết: Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch sông Đà đang cung cấp 300.000 m3 nước/ngày đêm cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội gồm các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông và một số quận nội thành cùng một số khu vực khác thuộc hệ thống cấp nước chuỗi đô thị "Sơn Tây - Hòa Lạc- Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông". Như vậy, rất nhiều người dân Hà Nội đang phải chịu ảnh hưởng từ nguồn nước sạch mà họ đang sử dụng.

Và ngay lúc này UBND Hà Nội đưa ra khuyến cáo "người dân không ăn nước sông Đà". Vậy đến khi nào thì mới có cách xử lý? Người dân Hà Nội cần làm gì trong thời điểm này? - Đây là những câu hỏi đang được người dân và dư luận quan tâm.

Những sự việc xảy ra gần đây làm dấy lên trong lòng người dân nghi vấn liệu sức khỏe của họ có được đảm bảo khi sống trong một môi trường như vậy?

Chính quyền cần lên tiếng, cần những hành động cụ thể để trả lại môi trường sống trong sạch  cũng như đảm bảo sức khỏe cho người dân thủ đô.

 




Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00
Đang tải...