Người “dịch” Quốc ca và Đội ca cho trẻ khiếm thính

2022-08-23 09:24:54 0 Bình luận
“Trẻ bị câm có thể không hát được, nhưng cũng phải hiểu được bài Quốc ca, bài Đội ca chứ! Và tất nhiên tại sao không để các em hát bằng ngôn ngữ của chính các em?”. Đó là những suy nghĩ ban đầu của cô Trịnh Thị Quý Hòa khi mới bước vào nghề dạy trẻ khiếm thính.

Cô Hòa đang dạy học sinh khiếm thính ở Trường tư thục Giáo dục chuyên biệt Anh Minh (Bình Thạnh - TPHCM)

Duyên nợ với trẻ khiếm thính

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP.HCM, cô Hòa về Trường THPT Đức Trọng (Lâm Đồng) với vai trò là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn. Năm 1990, do có chuyện riêng, cô rời Lâm Đồng về Đồng Nai dạy hợp đồng ở một trường bán công. Để thỏa niềm mơ ước được đi dạy từ thiện, cô Hòa thường dành thời gian đến các cô nhi viện dạy cho trẻ mồ côi và trẻ em khuyết tật. Lớp học mà cô dạy có cả trẻ bình thường và trẻ khiếm thính.

Cô Hòa chia sẻ: “Lúc đầu tôi nghĩ những em khiếm thính đi học chỉ để cho vui, còn để các em tiếp thu được bài là điều không tưởng. Thế nhưng suy nghĩ đó của tôi đã phải thay đổi. Bởi, trong một lần chấm bài văn miêu tả về một khu vườn, người viết hay và được điểm cao nhất lại là một em học sinh bị câm bẩm sinh. Từ đó tôi nhận ra một điều, những học trò bị tật dù không nói được, nhưng các em có nhiều cách để nói và có đôi mắt để nhìn, niềm khao khát học tập và được hòa nhập với những người bình thường của các em là rất lớn. Từ đó, tôi bắt đầu chú ý đến trẻ khuyết tật nhiều hơn và luôn tìm cách thay đổi phương pháp dạy…”. Cô Hòa nói: “Phương pháp dạy ở đây không chỉ là bằng việc nói mà phải kết hợp hành động của tay chân để tác động trực tiếp vào trực quan nhằm giúp học sinh có thể cảm nhận được”. Lâu dần, tôi “nghiện” dạy trẻ khuyết tật khi nào không hay – Cô Hòa nói

Đến năm 1998, khi một người bạn của cô Hòa chuyển về Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai làm Phó giám đốc đã mời cô về đây công tác. Và từ đó, cô Hòa chính thức bước vào nghề dạy trẻ khiếm thính với cương vị là giáo viên hợp đồng dạy theo thời vụ.

Mười năm gắn bó ở Trung tâm Dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai, cô không chỉ là giáo viên mà còn là người bạn, người mẹ của các em. Đến năm 2008, cô được chuyển lên làm giáo viên cấp 2, nhưng do không có hộ khẩu nên cô vẫn chỉ là một giáo viên hợp đồng.

Sau đó, cô Hòa xin nghỉ dạy ở Đồng Nai chuyển về thành phố Hồ Chí Minh dạy  trẻ khiếm thính ở Trường tư thục Giáo dục chuyên biệt Anh Minh (155 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh).  

Hành trìnhdịch” Quốc ca cho trẻ khiếm thính

Để giúp cho học sinh khiếm thính có thêm vốn từ để dùng, cô Hòa thường dẫn các em đi dã ngoại, được nhìn tận mắt những sự vật, sự việc rồi khái quát thành khái niệm. Và trong một lần vào ngày đầu tuần, cô dẫn học trò đi ngang qua một ngôi trường phổ thông tiểu học. Thấy học sinh trường này đứng nghiêm trang chào cờ rồi hát Quốc ca. Học sinh của cô ngơ ngác, cô phải giải thích cho học trò của mình:  “Các bạn học sinh đó đang hát Quốc ca và Đội ca theo nghi lễ chung của học sinh tiểu học”. Những buổi sau đó, cô cũng muốn cho học trò của mình hát Quốc ca nhưng các em bị câm không thể hát được... Điều đó đã khiến cô trăn trở rất nhiều. “Trẻ bị câm có thể không hát được, nhưng cũng phải hiểu được bài Quốc ca, bài Đội ca chứ! Và tất nhiên tại sao không để các em hát bằng ngôn ngữ của chính các em?”. Những suy nghĩ ấy được cô “thai nghén” trong đầu, nhưng cô không biết làm thế nào, bởi đây là việc quá sức so với một giáo viên mới vào nghề như mình.

Rồi dịp may đã đến, năm 2000, cô Hiếu - Giám đốc Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai tham dự hội thảo ở Philippines về khen những em học sinh bị câm “hát” Quốc ca Philippines rất hay, bấy giờ, cô Hòa mới mạnh dạn trình bày ý tưởng để rồi cả đêm đó, cô nhẩm bài Quốc ca cho đến sáng. Nhưng để tìm từ cho các em hiểu hết được ý nghĩa lịch sử, văn hóa của bài Quốc ca là một điều không đơn giản. Cô quyết định đi tìm gặp những người câm điếc có kinh nghiệm truyền những ký hiệu ngôn ngữ rồi tập hợp thành một nhóm để thống nhất. Hơn một tuần lên Trường Điếc (Bình Dương) để hỏi, sưu tầm những ký hiệu ngôn ngữ từ những người câm điếc lớn tuổi, rồi về tập hợp lại. Thế nhưng khi thống nhất những ký hiệu lại thành một để ghép vào bài Quốc ca, cô lại gặp phải không ít khó khăn khi mỗi người đưa ra một ý, khiến cô không biết xử lý thế nào. Vậy là cô phải vào thư viện, tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài Quốc ca để sử dụng các ký hiệu được chuẩn hơn.

Cuối cùng, sau hai tháng đánh vật với từng ký hiệu ngôn ngữ, cô đã tự “dịch” được bài Quốc ca ra thành ký hiệu dành cho học trò khiếm thính của mình. Sau khi hát thử tại trường thành công, nhiều trường ở Đồng Nai đến học, nhờ cô chỉ dạy và dần dần được phổ biến rộng trên toàn tỉnh Đồng Nai. Sau đó, Viện Khoa học Giáo dục biết được đã đưa bài Quốc ca dành cho người khiếm thính của cô Hòa lên để chỉnh sửa, và được phổ biến thống nhất trên cả nước cho đến ngày nay.

Thầy và trò trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) cùng cất cao giai điệu hào hùng của bài Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu

Không chỉ có Quốc ca, sau đó một năm, cô Hòa cũng hoàn thành bài Đội ca cho các em. Và ít ai biết, cô cũng là một trong những người đầu tiên làm nên cuốn “Từ điển ký hiệu ngôn ngữ” dành cho người câm điếc. Cuốn từ điển này đang được Trường Đại học Sư phạm sử dụng và tiếp tục bổ sung vốn từ./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

OPES thắng lớn với bộ đôi giải thưởng danh giá tại Insurance Asia Awards 2025

Ngày 8/7/2025 tại Singapore, OPES vinh dự được trao tặng 2 giải thưởng danh giá là “Sáng kiến ứng dụng AI của năm” và “Nhà bảo hiểm số của năm” tại lễ trao giải Insurance Asia Awards 2025. Trước đó, OPES cũng vinh dự lọt “Top 10 Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ uy tín năm 2025” do tổ chức xếp hạng uy tín Vietnam Report công bố.
2025-07-09 16:53:39

"Hành quân về chiến trường xưa…"

Đó là Chương trình do Hiệp hội DN của Thương binh và NKT Việt Nam, Tạp chí Điện tử Hòa nhập, Tạp chí Phổ biến và Tham vấn pháp luật VN cùng các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước tổ chức nhằm tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2025-07-08 20:15:00

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm cùng một số nội dung quan trọng khác.
2025-07-08 10:06:48

Người sưu tầm 63 tờ báo đưa tin về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của các tỉnh, thành

Ngày 08/07/2025 (tức 14/06/2025 Âm lịch) là ngày giỗ đầu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khắp nơi trên dải đất hình chữ S đều tưởng nhớ về người chiến sĩ cộng sản kiên trung theo những cách riêng. Còn với nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng, ông lựa chọn gìn giữ những trang báo giấy đưa tin về Lễ tang cố Tổng Bí thư của 63 tỉnh, thành cũ để tỏ lòng thương tiếc người lãnh tụ lỗi lạc của dân tộc, cũng là để thế hệ sau biết được thông tin và hình ảnh về Lễ Quốc tang.
2025-07-08 07:49:50

Giải mã nỏ thần Cổ Loa: Góc nhìn mới từ khảo cổ và khoa học quân sự

Truyền thuyết dân gian Việt Nam từ bao đời nay vẫn kể về nỏ thần – một vũ khí kỳ diệu do thần Kim Quy ban tặng, có thể bắn một phát tiêu diệt vạn quân xâm lược. Thời gian qua, những phát hiện khảo cổ học kết hợp với các phân tích lý luận từ vật lý và kỹ thuật quân sự hiện đại đang mở ra một hướng tiếp cận mới: nỏ thần có thể là vũ khí có thật, phản ánh trình độ tổ chức và tư duy quân sự đặc biệt của người Việt cổ.
2025-07-06 21:00:00

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2025-07-06 15:28:43
Đang tải...