Người “dịch” Quốc ca và Đội ca cho trẻ khiếm thính

2022-08-23 09:24:54 0 Bình luận
“Trẻ bị câm có thể không hát được, nhưng cũng phải hiểu được bài Quốc ca, bài Đội ca chứ! Và tất nhiên tại sao không để các em hát bằng ngôn ngữ của chính các em?”. Đó là những suy nghĩ ban đầu của cô Trịnh Thị Quý Hòa khi mới bước vào nghề dạy trẻ khiếm thính.

Cô Hòa đang dạy học sinh khiếm thính ở Trường tư thục Giáo dục chuyên biệt Anh Minh (Bình Thạnh - TPHCM)

Duyên nợ với trẻ khiếm thính

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP.HCM, cô Hòa về Trường THPT Đức Trọng (Lâm Đồng) với vai trò là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn. Năm 1990, do có chuyện riêng, cô rời Lâm Đồng về Đồng Nai dạy hợp đồng ở một trường bán công. Để thỏa niềm mơ ước được đi dạy từ thiện, cô Hòa thường dành thời gian đến các cô nhi viện dạy cho trẻ mồ côi và trẻ em khuyết tật. Lớp học mà cô dạy có cả trẻ bình thường và trẻ khiếm thính.

Cô Hòa chia sẻ: “Lúc đầu tôi nghĩ những em khiếm thính đi học chỉ để cho vui, còn để các em tiếp thu được bài là điều không tưởng. Thế nhưng suy nghĩ đó của tôi đã phải thay đổi. Bởi, trong một lần chấm bài văn miêu tả về một khu vườn, người viết hay và được điểm cao nhất lại là một em học sinh bị câm bẩm sinh. Từ đó tôi nhận ra một điều, những học trò bị tật dù không nói được, nhưng các em có nhiều cách để nói và có đôi mắt để nhìn, niềm khao khát học tập và được hòa nhập với những người bình thường của các em là rất lớn. Từ đó, tôi bắt đầu chú ý đến trẻ khuyết tật nhiều hơn và luôn tìm cách thay đổi phương pháp dạy…”. Cô Hòa nói: “Phương pháp dạy ở đây không chỉ là bằng việc nói mà phải kết hợp hành động của tay chân để tác động trực tiếp vào trực quan nhằm giúp học sinh có thể cảm nhận được”. Lâu dần, tôi “nghiện” dạy trẻ khuyết tật khi nào không hay – Cô Hòa nói

Đến năm 1998, khi một người bạn của cô Hòa chuyển về Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai làm Phó giám đốc đã mời cô về đây công tác. Và từ đó, cô Hòa chính thức bước vào nghề dạy trẻ khiếm thính với cương vị là giáo viên hợp đồng dạy theo thời vụ.

Mười năm gắn bó ở Trung tâm Dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai, cô không chỉ là giáo viên mà còn là người bạn, người mẹ của các em. Đến năm 2008, cô được chuyển lên làm giáo viên cấp 2, nhưng do không có hộ khẩu nên cô vẫn chỉ là một giáo viên hợp đồng.

Sau đó, cô Hòa xin nghỉ dạy ở Đồng Nai chuyển về thành phố Hồ Chí Minh dạy  trẻ khiếm thính ở Trường tư thục Giáo dục chuyên biệt Anh Minh (155 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh).  

Hành trìnhdịch” Quốc ca cho trẻ khiếm thính

Để giúp cho học sinh khiếm thính có thêm vốn từ để dùng, cô Hòa thường dẫn các em đi dã ngoại, được nhìn tận mắt những sự vật, sự việc rồi khái quát thành khái niệm. Và trong một lần vào ngày đầu tuần, cô dẫn học trò đi ngang qua một ngôi trường phổ thông tiểu học. Thấy học sinh trường này đứng nghiêm trang chào cờ rồi hát Quốc ca. Học sinh của cô ngơ ngác, cô phải giải thích cho học trò của mình:  “Các bạn học sinh đó đang hát Quốc ca và Đội ca theo nghi lễ chung của học sinh tiểu học”. Những buổi sau đó, cô cũng muốn cho học trò của mình hát Quốc ca nhưng các em bị câm không thể hát được... Điều đó đã khiến cô trăn trở rất nhiều. “Trẻ bị câm có thể không hát được, nhưng cũng phải hiểu được bài Quốc ca, bài Đội ca chứ! Và tất nhiên tại sao không để các em hát bằng ngôn ngữ của chính các em?”. Những suy nghĩ ấy được cô “thai nghén” trong đầu, nhưng cô không biết làm thế nào, bởi đây là việc quá sức so với một giáo viên mới vào nghề như mình.

Rồi dịp may đã đến, năm 2000, cô Hiếu - Giám đốc Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai tham dự hội thảo ở Philippines về khen những em học sinh bị câm “hát” Quốc ca Philippines rất hay, bấy giờ, cô Hòa mới mạnh dạn trình bày ý tưởng để rồi cả đêm đó, cô nhẩm bài Quốc ca cho đến sáng. Nhưng để tìm từ cho các em hiểu hết được ý nghĩa lịch sử, văn hóa của bài Quốc ca là một điều không đơn giản. Cô quyết định đi tìm gặp những người câm điếc có kinh nghiệm truyền những ký hiệu ngôn ngữ rồi tập hợp thành một nhóm để thống nhất. Hơn một tuần lên Trường Điếc (Bình Dương) để hỏi, sưu tầm những ký hiệu ngôn ngữ từ những người câm điếc lớn tuổi, rồi về tập hợp lại. Thế nhưng khi thống nhất những ký hiệu lại thành một để ghép vào bài Quốc ca, cô lại gặp phải không ít khó khăn khi mỗi người đưa ra một ý, khiến cô không biết xử lý thế nào. Vậy là cô phải vào thư viện, tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài Quốc ca để sử dụng các ký hiệu được chuẩn hơn.

Cuối cùng, sau hai tháng đánh vật với từng ký hiệu ngôn ngữ, cô đã tự “dịch” được bài Quốc ca ra thành ký hiệu dành cho học trò khiếm thính của mình. Sau khi hát thử tại trường thành công, nhiều trường ở Đồng Nai đến học, nhờ cô chỉ dạy và dần dần được phổ biến rộng trên toàn tỉnh Đồng Nai. Sau đó, Viện Khoa học Giáo dục biết được đã đưa bài Quốc ca dành cho người khiếm thính của cô Hòa lên để chỉnh sửa, và được phổ biến thống nhất trên cả nước cho đến ngày nay.

Thầy và trò trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) cùng cất cao giai điệu hào hùng của bài Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu

Không chỉ có Quốc ca, sau đó một năm, cô Hòa cũng hoàn thành bài Đội ca cho các em. Và ít ai biết, cô cũng là một trong những người đầu tiên làm nên cuốn “Từ điển ký hiệu ngôn ngữ” dành cho người câm điếc. Cuốn từ điển này đang được Trường Đại học Sư phạm sử dụng và tiếp tục bổ sung vốn từ./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14
Đang tải...