Người khuyết tật, lao động nữ và Hiệp định EVFTA

2020-09-26 08:20:00 0 Bình luận
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1-8-2020. Theo tính toán của các cơ quan chức năng, EVFTA sẽ tạo ra khoảng 150 nghìn việc làm ở nước ta mỗi năm, tập trung vào các ngành dệt may, da giày, nội thất, thủ công mỹ nghệ...

Đây là những ngành thị trường lao động Việt Nam có thế mạnh.   Lực lượng lao động chủ yếu ở các nghành này là nữ và đối với nghành thủ công mỹ nghệ lại tập trung tương đối người khuyết tật.

Hiện nay, Liên hiệp châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Thông qua hiệp định này, Việt Nam có thể tiếp cận thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người, GDP khoảng 15 nghìn tỷ USD, chiếm 22% GDP toàn cầu. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, giá trị lao động nữ và nhóm người lao động bị khuyết tật tại Việt Nam vốn dĩ được đánh giá là chủ lực trong các ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo thì nay lại càng nâng tầm khi EVFTA được thông qua. Các ngành hàng may mặc, thủy sản, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vốn đang được ưa chuộng tại thị trường EU sẽ càng có lợi thế hơn. Điều này có nghĩa động nữ và nhóm người lao động bị khuyết tật sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. EVFTA đòi hỏi nhiều điều kiện phụ về yêu cầu chỉ số con người. Theo đó, chỉ số hạnh phúc của lao động sẽ là vấn đề tiên quyết xác định sự tồn tại mà doanh nghiệp hướng đến ở sân chơi lớn như EVFTA. Không chỉ tạo việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp phải chuẩn bị tâm thế sòng phẳng, minh bạch hơn trong cách ứng xử với người lao động cũng như có chế độ phù hợp với nhóm người lao động bị khuyết tật.

Nhóm người lao động bị khuyết tật tương đối nhiều tại các nghành nghề đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn. ( Ảnh Internet )


Các chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề đào tạo lao động là cốt lõi trong thực hiện các hợp đồng, hiệp ước thương mại tự do. EVFTA cũng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đòi hỏi trình độ lao động rất cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất các mặt hàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, miễn trừ, giảm thuế trong tương lai. Thực tế cho thấy, với trình độ lao động thấp ở Việt Nam hiện nay, nhiều mặt hàng “made in Việt Nam” không đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn của EVFTA để có thể tận dụng các lợi thế của hiệp định.

Một bộ phận lớn NLĐ đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (trong đó LĐN chiếm 65 - 80%) chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. NLĐ chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc, dẫn tới ý thức kỷ luật lao động kém, ý thức trách nhiệm xã hội chưa cao. Điều này rất dễ dẫn đến tai nạn lao động, nặng có thể gây chết người, nhẹ có thể khiến người lao động trở thành người khuyết tật.

40% người khuyết tật còn khả năng lao động

Thống kê của Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật từ cuối năm ngoái cho thấy, cả nước có gần 8 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên, bằng 7,8% dân số, trong đó 40% người khuyết tật còn khả năng lao động. Đa số người khuyết tật trong độ tuổi lao động, sống ở nông thôn, gặp khó khăn về nhiều mặt. Thế nhưng, cả nước mới có khoảng 30% trong tổng số gần 2 triệu người khuyết tật ở độ tuổi lao động, còn khả năng lao động có việc làm, tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Họ chủ yếu làm nông, lâm, ngư nghiệp, công việc không ổn định, thu nhập thấp. Như vậy, nước ta còn hơn 1 triệu người khuyết tật có khả năng lao động chưa tham gia lao động.

Giúp người khuyết tật vượt lên hoàn cảnh, ngoài các chính sách bảo trợ xã hội, những năm qua, Nhà nước và cộng đồng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, học nghề, tìm việc làm. Ngoài ra, các hội, đoàn thể cũng tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho hàng nghìn người khuyết tật. Đáng ghi nhận, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phân bổ nguồn vốn ưu đãi cho hàng nghìn dự án của người khuyết tật và cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật.

Các giải pháp hỗ trợ đã giúp hàng trăm nghìn người khuyết tật có việc làm, thu nhập. Thậm chí, nhiều người khuyết tật trở thành người đứng đầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ, có thể kể đến như: Ông Lê Việt Cường, Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông, đồng thời là Giám đốc Công ty cổ phần Kym Việt - chuyên sản xuất, kinh doanh hàng thủ công. Với phương châm hoạt động: “Người khuyết tật làm ra những sản phẩm có chất lượng hoàn hảo”, sau 5 năm hoạt động, Công ty cổ phần Kym Việt đã dần khẳng định được vị thế, tạo việc làm, góp phần mang đến cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho hàng chục người khuyết tật. Tương tự, bà Đinh Thị Quỳnh Nga và một số người bạn đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng tại huyện Sóc Sơn. Hợp tác xã của bà Nga đang giải quyết việc làm cho gần 30 lao động là người khuyết tật…

Lao động nữ cũng là chủ lực trong các ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo

Theo một nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), phụ nữ ít có cơ hội tham gia thị trường lao động và có nhiều nguy cơ thất nghiệp hơn nam giới ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới. Trong khi đó, tại Việt Nam, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của cả nước mới đạt hơn 23%. Đây là rào cản lớn đối với lao động Việt Nam khi EVFTA đòi hỏi các tiêu chuẩn sản phẩm phải được nâng lên một tầm cao mới. Do vậy, không thể tránh khỏi thực trạng, một bộ phận NLĐ dễ bị máy móc thay thế.

Để giúp người lao động nói chung, lao động nữ và lao động khuyết tật nói riêng chủ động đón đầu cơ hội việc làm khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giải pháp bền vững hơn đang được các cơ quan chức năng triển khai là đổi mới, nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo nghề. gười lao động cần phải được đào tạo và tái đào tạo liên tục nhằm đáp ứng quá trình gia nhập EVFTA. Hiện nay, nước ta đang có khoảng 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp làm công tác tuyển sinh, đào tạo nghề cho khoảng hai triệu lượt người. Đây là cơ sở góp phần bổ sung lực lượng lớn lao động qua đào tạo. Tuy nhiên, thực tế, các trường nghề đào tạo công nhân chỉ ở mức tay nghề thấp, chưa có nhiều cơ sở dạy nghề cung cấp công nhân lành nghề thuộc hạng cao cấp. Do vậy, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý... cần phải cùng nhau bàn thảo, nhìn nhận những ngành nghề có thể đáp ứng nhu cầu lao động tức thời và những ngành nào đòi hỏi nhu cầu bậc cao nhằm đưa ra một lộ trình hợp lý. Cơ quan quản lý tại Việt Nam như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam cần phải có các kế hoạch chủ động để hướng dẫn doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi cho người lao động, nhất là lao động nữ và các lao động bị khuyết tật. Mặt khác, người lao động cần nhận thức rõ những thuận lợi và nguy cơ của chính mình để nỗ lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, trang bị các kỹ năng mềm, nhằm chủ động thích ứng với thay đổi không ngừng của thị trường lao động…

Nếu doanh nghiệp ép người lao động, không có những chính sách tốt đối với người lao động, ép người lao động làm việc tăng ca quá giờ, thu nhập không tương xứng với sức lao động bỏ ra, đồng nghĩa với việc giảm mức độ hài lòng của người lao động đối với công việc. Bên cạnh đó, người lao động không được đào tạo nghề và tái đào tạo nhằm phục vụ công việc, dễ dẫn đến tạo áp lực trong môi trường làm việc, sẽ là một điểm vi phạm các thỏa thuận của EVFTA đã được ký. Nếu người lao động phản ánh điều này và được EVFTA ghi nhận, thì hệ quả sẽ là việc giảm hoặc cắt mức hỗ trợ thuế đối với hàng nhập từ Việt Nam.   

Công nhân là người khuyết tật tại Công ty TNHH MTV 27/7 ( Ảnh Internet )

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48

Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024: Lần đầu tiên tổ chức bắn pháo hoa

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2024 với chủ đề “Bừng sáng miền di sản” sẽ có hơn 70 sự kiện và nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5. Nhiều doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ Lễ hội số tiền gần 25 tỷ đồng.
2024-04-26 07:52:37

Phụ nữ Cảnh Dương hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho hội viên

Chiều 25/4, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Cảnh Dương tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
2024-04-25 17:35:00
Đang tải...