Chuyện về gười thầy khiếm thị thắp ánh sáng cho những người khiếm thị

2021-03-23 10:54:48 0 Bình luận
Là người khiếm thị, thầy giáo Trần Trung Hiếu thấu hiểu những rào cản mà các học viên gặp phải để từ đó giúp họ có công việc ổn định trong cuộc sống. Với nhiều đóng góp cho cộng đồng người khuyết tật, năm 2020, thầy giáo Hiếu vinh dự được UBND thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu “Người tốt - việc tốt”

Với nhiều thế hệ học viên khiếm thị của Trung tâm Dạy nghề (Hội Người mù thành phố Hà Nội), thầy giáo Trần Trung Hiếu rất đáng kính. Là người khiếm thị, thầy thấu hiểu những rào cản mà các học viên gặp phải để từ đó giúp họ có công việc ổn định trong cuộc sống. Với nhiều đóng góp cho cộng đồng người khuyết tật, năm 2020, thầy giáo Hiếu vinh dự được UBND thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu “Người tốt - việc tốt”.

Thầy giáo Trần Trung Hiếu (hàng đầu, thứ 3 từ phải sang) luôn tích cực tổ chức các lớp đào tạo nghề và giới thiệu việc làm miễn phí cho người khiếm thị.

Tạo cơ hội cho người khiếm thị

Từ khi tham gia các hoạt động đào tạo việc làm miễn phí cho người khiếm thị năm 1986, thầy giáo Hiếu không nhớ nổi đến nay đã tổ chức bao nhiêu lớp học, cho bao nhiêu học viên. Từ năm 2012 đến nay, trên cương vị Giám đốc Trung tâm Dạy nghề (Hội Người mù thành phố Hà Nội), thầy Trần Trung Hiếu không ngừng nỗ lực đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho các học viên khiếm thị.

“Trước đây, chúng tôi dạy cho người khiếm thị các nghề thủ công để họ có thu nhập, tự khẳng định bản thân. Thế nhưng, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh như những năm qua và xu thế sắp tới, bản thân người khiếm thị cũng phải thích nghi để có việc làm. Vì thế, trong 3 nghề chính được chúng tôi tập trung đào tạo thì bên cạnh nghề tẩm quất, công tác xã hội, có nghề tin học văn phòng. Nghề này được ví như con mắt điện tử thứ 3 với người khiếm thị, bởi hiện có nhiều phần mềm hỗ trợ họ trong đọc báo, soạn thảo văn bản, hay đơn giản là bán hàng trực tuyến hoặc sử dụng điện thoại thông minh”, thầy Hiếu giải thích.

Gắn bó nhiều năm với việc đào tạo nghề cho người khiếm thị, thầy Hiếu tạo dấu ấn khi cùng Ban Thường vụ Hội Người mù thành phố Hà Nội đưa đề án phổ cập công nghệ thông tin vào 100% cơ sở Hội Người mù thành phố. Để giúp được nhiều hơn cho hội viên, thầy còn chủ động liên hệ với các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, nhà hảo tâm mở lớp dạy nghề miễn phí; giới thiệu việc làm cho học viên. Theo thống kê của trung tâm, 80% học viên sau khi hoàn thành các khóa học đã có việc làm, thu nhập và ứng dụng được kiến thức trong công việc.

“Đào tạo việc làm cho người bình thường đã khó, với người khiếm thị khó khăn gấp nhiều lần. Cùng với những ràng buộc về cơ chế, thì sự mặc cảm từ bản thân, những định kiến của gia đình, cộng đồng xã hội khiến họ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nghề. Nhiều người khiếm thị rất cố gắng vượt khó vươn lên, quan trọng là xã hội có tạo cơ hội cho họ khẳng định bản thân hay không”, thầy Hiếu chia sẻ.

Nhiệt huyết và tận tâm

Do đặc thù về dạng tật nên người khiếm thị hầu như không có nhiều cơ hội học nghề tại các cơ sở dạy nghề bên ngoài. Do vậy, Hội Người mù thành phố bằng nhiều biện pháp đã giúp đỡ hội viên được học nghề, trong đó có mở các lớp dạy nghề. Từng được học nghề tại Trung tâm Dạy nghề (Hội Người mù thành phố Hà Nội), chị Nguyễn Thị Thùy Trinh (xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai) là trường hợp khiến thầy Hiếu rất ấn tượng. Chị Thùy Trinh kể: “Năm 2015, tôi đến trung tâm học nghề tẩm quất. Lúc đó, tuy đã ngoài 25 tuổi, nhưng tôi chưa bao giờ được bố mẹ cho ra khỏi nhà. Sau khi được thầy Hiếu thuyết phục, mẹ lên tận trung tâm để xem tôi học nghề thế nào rồi mới cho đi học và đi làm. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy Hiếu mà gia đình tôi vượt qua mặc cảm, bản thân tôi có việc làm và xây dựng gia đình với một người bình thường ở huyện Đông Anh”.

Với chị Nguyễn Thị Ly, giáo viên dạy tẩm quất tại trung tâm thì thầy Hiếu như một người cha tận tâm. “Năm 2014, tôi vào trung tâm làm. Bản thân là người sáng mắt nên cũng không hiểu cách truyền đạt hiệu quả nhất cho người khiếm thị. Nhưng sau một thời gian được thầy Hiếu hướng dẫn, tôi đã biết cách truyền đạt kiến thức cho người khiếm thị. Điều quan trọng hơn, thầy Hiếu đã truyền cho tôi nghị lực, tinh thần hy sinh vì cộng đồng”, chị Ly cho biết.

Là người thường xuyên cộng tác trong các dự án hỗ trợ người khuyết tật, chị Nguyễn Minh Châu, cán bộ hỗ trợ người khuyết tật hồi phục sau dịch Covid-19 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam ấn tượng ở phong cách làm việc trách nhiệm của thầy Hiếu. Chị Châu chia sẻ: “Không chỉ nhiệt huyết trong công việc, thầy Hiếu còn có nhiều sáng kiến, có cách truyền đạt rất riêng cho người khiếm thị để học viên lĩnh hội được kiến thức nhanh, hiệu quả”.

Dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân, trong đó có người khiếm thị. Trước khó khăn đó, bên cạnh việc duy trì các lớp học nghề, thầy Hiếu còn liên hệ với nhiều đơn vị, doanh nghiệp và giới thiệu hàng chục học viên đến làm việc. “Người khiếm thị có nhiều khả năng và có thể làm được những việc mà người bình thường không tin là làm được. Cùng với tạo thuận lợi về cơ chế chính sách, chúng tôi mong rằng các cấp chính quyền của thành phố cũng như cộng đồng xã hội quan tâm đầu tư hơn nữa để họ thêm cơ hội học nghề, phát triển khả năng, bảo đảm duy trì cuộc sống bản thân và đi lên cùng cộng đồng”, thầy Hiếu bày tỏ.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công

Mới đây, tại Hà Nội, Cục Người có công (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ 2025.
2025-01-07 18:46:00

Pearl Residence: Khi tiện ích khẳng định phong cách sống

Bên cạnh những nhân tố đầy sức thuyết phục đối với các chủ nhân căn hộ như vị trí đắc địa, pháp lý vững vàng, thiết kế tối ưu…, hàng loạt các tiện ích đẳng cấp tại tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence (Cửa Lò, Thành phố Vinh) chính là những nhân tố nâng tầm chuẩn sống cho các chủ nhân căn hộ tại đây, và trung tâm thương mại tại khối đế của tổ hợp là yếu tố then chốt nhất đảm bảo cho xu hướng “ở nhà sang, tiện nghi sẵn sàng”.
2025-01-07 14:43:41

Ngân hàng nào sở hữu nhiều chính sách ưu tiên dành cho các ngành chuyên biệt

Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: dược phẩm, vật tư và thiết bị y tế, ngành gạo và ngành dệt may, các doanh nghiệp mua/thuê bất động sản khu công nghiệp nhận được rất nhiều chính sách ưu đãi từ VPBank. Đây là một trong những ngân hàng tích cực nhất trên thị trường cung cấp chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp với đa dạng lĩnh vực ngành nghề.
2025-01-06 17:43:57

Cây đa Gia Bình - nhân chứng bi tráng của lịch sử chiến tranh

TT - Một ngày đầu xuân năm 1998, người dân làng Gia Bình (xã Gio An, huyện Gio Linh, Quảng Trị) thấy một vị chỉ huy mang quân hàm Trung tướng cùng một số đồng đội cứ đi quanh gò đất phía bắc làng Gia Bình như đang tìm kiếm một món kỉ vật gì.
2025-01-06 02:13:17

Khu tái định cư không có người định cư: Bài học về phòng, chống lãng phí

Trong những năm qua, nhiều dự án tái định cư trên cả nước được triển khai với mục tiêu cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là các vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thực trạng đáng lo ngại là không ít khu tái định cư sau khi hoàn thành lại rơi vào tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực và bức xúc trong dư luận.
2025-01-06 00:13:23

Hà Giang: Bắt đối tượng vận chuyển 24kg pháo

Số pháo bị phát hiện được đối tượng S vận chuyển trên chiếc xe taxi mang đi tiêu thụ.​
2025-01-05 18:04:06
Đang tải...