Thầy giáo viết thư pháp bằng khuỷu tay, giở sách bằng miệng dạy học trò nghèo
Hoàn cảnh của thầy giáo Jiang Shengfa, sống tại Vân Nam (Trung Quốc) trước đây vô cùng khó khăn. 25 năm trước, trong một vụ tai nạ khiến anh bị cụt cả hai tay. Nhà nghèo, chồng tật nguyền, vợ anh đã bế con bỏ đi. Không lâu sau, mẹ của anh cũng qua đời. Có thời điểm, Jiang phải đi ăn xin để kiếm sống.
Cuộc đời của Jiang rẽ sang một hướng khác, khi anh trai nghỉ dạy tại Trường Tiểu học Anle, một ngôi trường nhỏ nằm trong làng và đề nghị anh dạy thay. Jiang là một trong số ít người trong làng đã học hết cấp ba. Trong khi đó, vùng quê nơi anh sống điều kiện của người dân rất khó khăn, nghèo nàn, hiếm giáo viên.
Thầy giáo không tay và niềm vui mang đến kiến thức cho học sinh nghèo
Không đành lòng chứng kiến cảnh trẻ em nơi mình sống thất học, lang thang nên anh Jiang nhận lời anh trai. Đều đặn mỗi ngày, anh đi bộ 8 km để đến trường tiểu học, nhận mức lương hàng tháng chỉ 1.500 nhân dân tệ (khoảng 5,4 triệu đồng). Anh vẫn chăm chỉ và cần mẫn dạy học bằng cả tâm huyết của mình.
Quá trình đứng lớp quả không dễ dàng, Jiang phải tự rèn luyện cách sử dụng miệng và khuỷu tay để cầm đồ vật, đặc biệt là cầm phấn. Mất hàng tháng trời, người thầy mới có thể sử dụng phấn thuần thục, viết chữ dễ nhìn. 18 năm giảng dạy, khổ luyện, anh Jiang đã viết thư pháp Trung Quốc rất đẹp, bằng cách ngậm bút lông trong miệng.
Được biết, anh Jiang từng được đề nghị làm việc tại một tổ chức giáo dục với mức lương hậu hĩnh song người đàn ông 47 tuổi đã từ chối. Anh giải thích: “Không phải vì tiền khiến tôi trở thành giáo viên. Chính những đứa trẻ sống trên núi đó là những người đã cho tôi niềm tin và nghị lực sống”.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.