Người Việt Nam tiêu thụ đường cao gần gấp đôi so với khuyến cáo

2018-06-22 14:57:38 0 Bình luận
Hiện nay, trung bình 1 người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức nên tiêu thụ (là dưới 25g/ngày) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Công bố các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm” do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức ngày 22/6, tại Hà Nội.

Theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trương Đình Bắc, chế độ dinh dưỡng không hợp lý với nhiều muối và sản phẩm có đường, chất béo bão hòa, ăn ít rau và trái cây, thiếu hoạt động thể lực là những yếu tố làm tăng các bệnh không lây nhiễm hiện nay. Trong đó, mức tiêu thụ đồ uống có đường đang ngày càng gia tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Đồ uống có đường được sản xuất ở qui mô công nghiệp với nhiều sản phẩm đa dạng và được trẻ em yêu thích. Đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn, nhất là các đồ nướng, rán.


Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy, đồ uống có đường sẽ làm dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa; làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như thừa cân - béo phì, tăng huyết áp, loãng xương...

Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân - béo phì đang gia tăng nhanh. Cụ thể là: tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân - béo phì chiếm khoảng 25% dân số; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% (năm 2000) lên 5,3% (năm 2015). Bên cạnh đó, theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, sau 10 năm (2002 - 2012), tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường tăng trên 2 lần (từ 2,7% lên 5,4%). Việc chăm sóc và điều trị những người mắc bệnh này suốt đời sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: Đồ uống có đường là nguồn đường chính trong khẩu phần ăn và việc tiêu thụ này đang ngày càng gia tăng ở hầu hết các nước, đặc biệt ở trẻ em. Hầu hết đồ uống có đường không có giá trị dinh dưỡng và khuyến thích việc tiêu thụ thực phẩm quá mức do không tạo cảm giác no.

Trong 1 ngày nếu 1 trẻ uống 1 lon hoặc chai đồ uống có đường thì đã tiêu thụ lượng đường tự do vượt quá ngưỡng khuyến cáo rất nhiều (1 lon nước ngọt phổ biến hiện nay có khoảng 36g đường tự do). Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, lượng đường tự do (bao gồm các loại đường đôi, đường đơn được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống hoặc đường tự nhiên có trong mật ong, xi - rô, nước ép trái cây, nước trái cây cô đặc...) trong chế độ ăn của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống 5% năng lượng trong một ngày (tương đương khoảng 25g đường tự do hoặc khoảng 6 muỗng cà phê) để có lợi cho sức khỏe...

Để hạn chế ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của đồ uống có đường, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị: Các quốc gia cần truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người dân để sử dụng đồ uống có đường ở mức vừa phải. Các quốc gia cần kiểm soát quảng cáo các sản phẩm này cho trẻ em, học sinh, đặc biệt trong trường học; khuyến khích các nhà sản xuất tham gia thực hiện dán nhãn nhận biết các sản phẩm có lợi cho sức khỏe để người tiêu dùng lựa chọn sử dụng các sản phẩm yêu thích với số lượng phù hợp; tăng thuế nhằm tăng thu ngân sách và hạn chế lạm dụng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng...

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về thực trạng thừa cân - béo phì tại Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc kiểm soát đồ uống có đường; sử dụng công cụ tài chính nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam.../.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

HyperCreative 2024: Sinh viên trường báo thi sáng tạo nội dung trên tiktok

Vừa qua, vòng Chọn đội của HyperCreative 2024 - Cuộc thi Ngôi sao sáng tạo nội dung đã kết thúc tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với sự hoàn thiện đội hình của 4 đội.
2024-11-22 20:19:44
Đang tải...