Nguyễn Kim Khôi người đàn ông khuyết tật vẽ tương lai cho người khuyết tật

2022-08-01 10:11:52 0 Bình luận
Hành trình khởi nghiệp của người bình thường đã khó, thì người khuyết tật càng khó gấp bội. Khi thành công, anh Nguyễn Kim Khôi – chủ Cơ sở May và học nghề 3/12 ở ở phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm Hà Nội tìm mọi cách để những người như mình có công việc.

Vì họ là những người có tài năng

 Anh Nguyễn Kim Khôi sinh năm 1963, trước năm 2004 anh là cán bộ kĩ thuật, trưởng phòng kĩ thuật của đại lý máy may công nghiệp Juki tại phố Nhà Chung. Năm 2004, sau vụ tai nạn tưởng rằng không qua khỏi, anh đã mất đi 1 phần chân trái và ½ bàn chân phải của mình. Với nghị lực phi thường và sự động viên giúp đỡ từ gia đình, anh Khôi đã từng bước xây dựng cơ sở may của mình vững vàng như ngày hôm nay.

Vượt qua nỗi đau của bản thân, anh Nguyễn Kim Khôi quyết định tổ chức dạy nghề miễn phí và tạo việc làm cho người khuyết tật trên chính khuôn viên nhà thờ tổ mà dòng họ đã để lại.

Cơ sở May và học nghề 3/12 được đặt tại ngôi nhà thờ Họ nơi anh sinh ra và trưởng thành. Từ cuối năm 2008, anh bắt đầu nhận người khuyết tật vào làm việc. Với những người chưa biết nghề, anh Khôi hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho từng người.

 Dạy người không khuyết tật làm may đã khó, dạy người khuyết tật còn khó hơn rất nhiều lần, tùy từng dạng tật mà bài dạy - cách dạy phải khác nhau, nhưng anh vẫn kiên trì chỉ bảo tận tình, giúp họ nuôi sống được bản thân, xây dựng gia đình.

Anh Khôi chia sẻ: “Các cháu đến với tôi thuộc các đối tượng khuyết tật khác nhau: khiếm thị, khiếm thính có, trí não có, liệt nửa người, liệt một bên chân/và tay có. Tôi phải tự tạo các loại giáo án khác nhau, tự học ngôn ngữ cơ”.

Anh Nguyễn Kim Khôi ngồi ở giữa hàng thứ nhất

Để giúp đỡ được nhiều người hơn nữa, anh đã tìm đến và tham gia Hội người khuyết tật với mục đích giúp đỡ được nhiều người khuyết tật cùng cảnh ngộ với mình.

Hiện nay anh đang là Trưởng ban kiểm tra và phụ trách dạy nghề - tạo việc làm của Hội Người khuyết tật quận Bắc Từ Liêm. Công việc bộn bề là thế, nhưng anh vẫn dành thời gian tham gia các hoạt động Hội như: dự các buổi họp liên quan đến việc làm cho người khuyết tật, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ của Hội với các cụm thi đua của Hội người khuyết tật thành phố.

Nghĩ cách giúp người khuyết tật

Trong thời gian qua, anh Nguyễn Kim Khôi đã tổ chức dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật, có chỗ ở cho người khuyết tật ở xa, hỗ trợ ăn trưa miễn phí, mỗi người khuyết tật đến học nơi đây được hỗ trợ đi lại 20 nghìn đồng/ngày, vừa học vừa làm và được hưởng lương trực tiếp trên từ sản phẩm.

Anh Nguyễn Kim Khôi đang hướng dẫn người khuyết tật học nghề 

Doanh thu hàng năm của cơ sở trên 500 triệu/năm. Lương các học viên tùy theo sản phẩm, và sản phẩm nhiều ít cũng còn tùy ở sức khỏe và tình trạng khuyết tật. Trung bình khoảng 4-5 triệu Đ/tháng/cháu.

Anh Khôi có chia sẻ: “Lúc đầu dạy các cháu khó khăn lắm, nói thì các cháu không nghe thấy, không hiểu gì, nên anh đã nghĩ ra cách may mẫu từng đường, chỉ từng cm để các em nhìn và bắt chước theo, lúc đầu hỏng nhiều hàng lắm, nhưng lâu dần cũng đẹp hơn và bây giờ là thợ may có tay nghề cứng, thu nhập 1 ngày được 120.000đ/1 cháu”.

Số lượng người khuyết tật đến với anh ngày một tăng lên, lúc đầu chỉ có vài người đến giờ anh đã đào tạo được hàng trăm người khuyết tật với các dạng tật khác nhau trong đó có người khuyết tật nặng, có người thuộc hộ nghèo.

Không chỉ dừng lại ở đó, với người khuyết tật liệt nửa người như em Nguyễn Thị Minh ở Liên Mạc, gia đình tưởng rằng sẽ phải nuôi em cả đời nhưng qua các buổi sinh hoạt của Hội, em Minh đã được anh Khôi nhận vào học và làm việc, với khó khăn về dạng tật - tay co rút, chân thì yếu, vậy mà nhờ sự chỉ bảo tận tình của anh, em Minh đã học được nghề và có thu nhập khoảng 70.000đ/ 1 ngày.

Bên cạnh đó, anh thường xuyên tham gia các phiên giao dịch việc làm thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tại 215 Trung Kính và Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh niên Hà Nội. Mỗi phiên giao dịch việc làm được tổ chức thì cơ sở học nghề tạo việc làm của anh lại nhận từ 2 đến 3 người khuyết tật về cơ sở để dạy nghề may.

Học viên của anh có những người ở các tỉnh xa như: Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Nam Định… về học tập bởi thế cơ sở cũng gặp một số vấn đề khó khăn trong việc bố trí chỗ ở cho học viên. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu trong công việc anh có thuê 1 xưởng may gần nhà rộng 150m2, đặt 12 máy may công nghiệp và một số máy chuyên dụng khác để tiện cho công việc dạy nghề và làm việc của cơ sở.

Qua trao đổi với cán bộ tại địa phương về cơ sở may theo hình thức hộ gia đình của anh Khôi, cán bộ địa phương cũng cho biết: “Anh Khôi và gia đình anh đã chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực vào các hoạt động của địa phương, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Hằng năm, gia đình anh luôn vinh dự được khen tặng gia đình văn hóa”.

Câu chuyện của anh Nguyễn Kim Khôi cho chúng ta thấy nghị lực của một con người vượt lên sự khắc nghiệt của số phận. Chúng ta không những có thể tạo ra cho bản thân mình một cuộc sống mới mà còn mở ra một cánh cửa hy vọng cho nhiều người có hoàn cảnh như mình, có thêm niềm tin và cơ hội mới trong cuộc sống.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...