“Nhà đầu tư đi trên thảm nhung vẫn nhức nhối vì hàng đinh phía dưới”
2016-04-01 21:21:10
0 Bình luận
Nhận xét của Đại biểu Quốc hội khi nói về chính sách thu hút đầu tư của nước ta còn nhiều rào cản khiến doanh nghiệp khốn đốn, doanh nhân nản lòng.
Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2016, Đại biểu Lê Như Tiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cho rằng, mặc dù Việt Nam đang có chủ trương và tha thiết tạo lập môi trường cho các nhà đầu tư, nhưng chính sách tốt đẹp này đã bị cách hành xử xấu xí làm rào cản, vô hiệu hóa.
“Nhiều nơi làm khó các nhà đầu tư như cắt điện cắt nước, dựng rào chắn cổng. Một số người thi hành công vụ đã vòi vĩnh, nhũng nhiễu trắng trợn, đòi tiền lót tay, tiền bôi trơn, làm cho doanh nghiệp khốn đốn, doanh nhân nản lòng”, Đại biểu cho hay.
Đại biểu Lê Như Tiến cũng dẫn lại hình ảnh so sánh “đất lành chim đậu, nhưng chim chưa đậu thì đã nhậu hết chim” để bình luận về mặt hạn chế của môi trường đầu tư kinh doanh nước ta hiện nay.
“Chúng ta đang tích cực kêu gọi đầu tư nhưng vẫn còn tình trạng kêu gọi đầu tư theo kiểu “trên trải thảm, dưới dải đinh”, khiến cho các nhà đầu tư đi trên thảm nhung nhưng vẫn nhức nhối vì hàng đinh ở dưới”, ông Tiến nói.
Nhận xét về môi trường sống, Đại biểu Lê Như Tiến cho biết, cử tri hết sức lo lắng tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi người hàng ngày thay vì bổ sung dinh dưỡng thì phải bổ sung độc tố cho chính cơ thể mình. Ở một số đô thị, môi trường an ninh trật tự xã hội là mối lo thường nhật của người dân.
“Có nơi người dân ra đường nơm nớp nỗi lo xâm hại. Một nữ du khách nước ngoài nước mắt lưng tròng vì bị giật túi xách ngay giữa đô thị, trong đó là toàn bộ tiền bạc, giấy tờ, tiền, hộ chiếu… mặc dù lực lượng công an đã rất nỗ lực nhưng vẫn chưa chặn đứng được tình trạng táo tợn, cướp giữa ban ngày. Khách du lịch thăm một số danh lam thắng cảnh bị chèo kéo, chặt chém, ép buộc, cưỡng bức làm cho du khách “một đi không trở lại”, Đại biểu bức xúc.
Đại biểu nhận định, trong môi trường hội nhập, Việt Nam đang hòa mình vào môi trường hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hiệp định song phương và đa phương đã được ký kết và đang dần được hiện thực hóa. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đang bơi trong một “biển” các điều khoản, các hiệp định, do đó rất lúng túng và chưa xác định được đâu là điểm xuất phát, đâu là đích đến. Do đó Chính phủ cần tạo lập môi trường hội nhập để các doanh nghiệp trong nước không bị chìm trước biển hội nhập mênh mông.
“Tạo lập môi trường sạch cho phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng để Việt Nam cất cánh trong tương lai, đó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề mà nhân dân trao gửi cho Quốc hội và Chính phủ trong nhiệm kỳ tới”, Đại biểu Lê Như Tiến nhấn mạnh.
Cũng tại phiên thảo luận, sau khi tán thành với 8 nhóm giải pháp đã được Chính phủ nêu trong báo cáo, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP HCM) nhấn mạnh đến 3 giải pháp trọng tâm. Trong đó, Chính phủ cần tiếp tục mục tiêu ưu tiên là ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
“Việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cần tiếp tục được quan tâm nhiều hơn nữa. Trong điều hành Chính phủ cần tiếp tục phối hợp đồng bộ và thống nhất trong hành động cung cấp thông tin ra ngoài xã hội. Cần thận trọng trong việc điều chỉnh thiếu phối hợp giữa các bộ, ngành, điều chỉnh dồn dập sẽ gây lạm phát tâm lý”, Đại biểu chỉ rõ.
Vị đại biểu này cũng cho rằng, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài cần tiếp tục giám sát thận trọng, kết hợp với chính sách tài khóa. Cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản vay ODA chúng ta chỉ ưu tiên cho các dự án cấp thiết chứ không phải là cần thiết. Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Riêng đối với tiến trình tạo lập môi trường tốt cho các nhà đầu tư, Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, công bằng. Bởi lẽ, hiện nay tính chất hội nhập ngày càng sâu rộng sẽ dẫn đến cạnh tranh giữa các quốc gia vô cùng khốc liệt. Trong khi các quốc gia đang cùng tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng tốt nhất, thì việc thăng hạng ở nước ta là hết sức khó khăn.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân mong muốn, Chính phủ cần chú ý giải pháp tăng năng suất lao động, bên cạnh yếu tố môi trường đầu tư kinh doanh, tổ chức sản xuất, quản trị nhân lực thì yếu tố đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại là rất quan trọng. Những doanh nghiệp nước ta đầu tư cho khoa học công nghệ vẫn còn hạn chế vì vậy Chính phủ trong thời gian tới cần có gói hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn này./.
“Nhiều nơi làm khó các nhà đầu tư như cắt điện cắt nước, dựng rào chắn cổng. Một số người thi hành công vụ đã vòi vĩnh, nhũng nhiễu trắng trợn, đòi tiền lót tay, tiền bôi trơn, làm cho doanh nghiệp khốn đốn, doanh nhân nản lòng”, Đại biểu cho hay.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) chỉ rõ những rào cản trong thu hút đầu tư tại Việt Nam. |
Đại biểu Lê Như Tiến cũng dẫn lại hình ảnh so sánh “đất lành chim đậu, nhưng chim chưa đậu thì đã nhậu hết chim” để bình luận về mặt hạn chế của môi trường đầu tư kinh doanh nước ta hiện nay.
“Chúng ta đang tích cực kêu gọi đầu tư nhưng vẫn còn tình trạng kêu gọi đầu tư theo kiểu “trên trải thảm, dưới dải đinh”, khiến cho các nhà đầu tư đi trên thảm nhung nhưng vẫn nhức nhối vì hàng đinh ở dưới”, ông Tiến nói.
Nhận xét về môi trường sống, Đại biểu Lê Như Tiến cho biết, cử tri hết sức lo lắng tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi người hàng ngày thay vì bổ sung dinh dưỡng thì phải bổ sung độc tố cho chính cơ thể mình. Ở một số đô thị, môi trường an ninh trật tự xã hội là mối lo thường nhật của người dân.
“Có nơi người dân ra đường nơm nớp nỗi lo xâm hại. Một nữ du khách nước ngoài nước mắt lưng tròng vì bị giật túi xách ngay giữa đô thị, trong đó là toàn bộ tiền bạc, giấy tờ, tiền, hộ chiếu… mặc dù lực lượng công an đã rất nỗ lực nhưng vẫn chưa chặn đứng được tình trạng táo tợn, cướp giữa ban ngày. Khách du lịch thăm một số danh lam thắng cảnh bị chèo kéo, chặt chém, ép buộc, cưỡng bức làm cho du khách “một đi không trở lại”, Đại biểu bức xúc.
Đại biểu nhận định, trong môi trường hội nhập, Việt Nam đang hòa mình vào môi trường hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hiệp định song phương và đa phương đã được ký kết và đang dần được hiện thực hóa. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đang bơi trong một “biển” các điều khoản, các hiệp định, do đó rất lúng túng và chưa xác định được đâu là điểm xuất phát, đâu là đích đến. Do đó Chính phủ cần tạo lập môi trường hội nhập để các doanh nghiệp trong nước không bị chìm trước biển hội nhập mênh mông.
“Tạo lập môi trường sạch cho phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng để Việt Nam cất cánh trong tương lai, đó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề mà nhân dân trao gửi cho Quốc hội và Chính phủ trong nhiệm kỳ tới”, Đại biểu Lê Như Tiến nhấn mạnh.
Cũng tại phiên thảo luận, sau khi tán thành với 8 nhóm giải pháp đã được Chính phủ nêu trong báo cáo, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP HCM) nhấn mạnh đến 3 giải pháp trọng tâm. Trong đó, Chính phủ cần tiếp tục mục tiêu ưu tiên là ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
“Việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cần tiếp tục được quan tâm nhiều hơn nữa. Trong điều hành Chính phủ cần tiếp tục phối hợp đồng bộ và thống nhất trong hành động cung cấp thông tin ra ngoài xã hội. Cần thận trọng trong việc điều chỉnh thiếu phối hợp giữa các bộ, ngành, điều chỉnh dồn dập sẽ gây lạm phát tâm lý”, Đại biểu chỉ rõ.
Vị đại biểu này cũng cho rằng, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài cần tiếp tục giám sát thận trọng, kết hợp với chính sách tài khóa. Cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản vay ODA chúng ta chỉ ưu tiên cho các dự án cấp thiết chứ không phải là cần thiết. Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Riêng đối với tiến trình tạo lập môi trường tốt cho các nhà đầu tư, Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, công bằng. Bởi lẽ, hiện nay tính chất hội nhập ngày càng sâu rộng sẽ dẫn đến cạnh tranh giữa các quốc gia vô cùng khốc liệt. Trong khi các quốc gia đang cùng tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng tốt nhất, thì việc thăng hạng ở nước ta là hết sức khó khăn.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân mong muốn, Chính phủ cần chú ý giải pháp tăng năng suất lao động, bên cạnh yếu tố môi trường đầu tư kinh doanh, tổ chức sản xuất, quản trị nhân lực thì yếu tố đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại là rất quan trọng. Những doanh nghiệp nước ta đầu tư cho khoa học công nghệ vẫn còn hạn chế vì vậy Chính phủ trong thời gian tới cần có gói hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn này./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo VOV
Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42
Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong
Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59
‘Rạng rỡ Hải Phòng’ chào mừng sự trở về với cội nguồn chung
Tối 30/6, tại Quảng trường Nhà hát thành phố và Trung tâm Văn hóa Xứ Đông đã diễn ra Cầu truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Rạng rỡ Hải Phòng”, chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng.
2025-07-01 10:13:48
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới
Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32
Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?
Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00
Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!
Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00