NHCSXH An Giang: “trao cần câu” cho người nghèo làm ăn

2023-11-10 11:55:53 0 Bình luận
Những năm qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh An Giang đã giúp nhiều hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo có thêm điều kiện để tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.

Nhân viên NHCSXH đang thực hiện các giao dịch cho khách hàng. Ảnh Trọng Triết

Giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình

Thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, kiểm tra việc bình xét cho vay bảo đảm công khai, minh bạch; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng quy định. Tạo điều kiện cho các hộ hội viên được tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đình.

Ông Huỳnh Văn Hiền, sinh năm 1963, ấp Long Tân, xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho biết, khi ông có gia đình, lập nghiệp với tài sản chỉ 1ha đất sản xuất lúa. Vợ chồng ông chăm chỉ làm ăn, ngoài thời gian gieo cấy trên đất nhà, ông tranh thủ làm thuê để có thêm thu nhập nuôi 3 đứa con ăn học. Làm ruộng 2 vụ một năm chỉ đủ ăn.

Ông Huỳnh Văn Hiền cắt cỏ nuôi bò. Ảnh Trọng Triết

Đến năm 2016, ông được Hội Nông dân xã xét giới thiệu vay vốn giải quyết việc làm của NHCSXH được 50 triệu đồng, kỳ hạn 5 năm. Ông mua 1 con bò về nuôi, số vốn còn lại đầu tư sản xuất lúa. Chủ động được nguồn vốn để mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên các vụ lúa trong năm đều đạt năng suất cao. Vụ nào ông cũng có lãi, cộng với con bò sinh sản mỗi năm 1 con, sau 3 năm ông có đàn bò 6, 7 con. Thời điểm bò bán được giá, lời nhiều ông dành dụm mua thêm đất, cứ thế mỗi năm một ít, đến nay ông có căn nhà tường khang trang với 6ha đất sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, bò giảm giá nên ông đã bán hết chỉ chừa lại một con.

Ông Hiền cho biết, gia đình ông rất biết ơn Hội Nông dân và NHCSXH. Từ nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, gia đình ông có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, chăm lo cho các con ăn học. Ông khiêm tốn nói rằng: “Gia đình chỉ đủ ăn, chứ chưa phải là giàu có gì, nhưng hạnh phúc nhất là có điều kiện lo cho các con ăn học thành tài, không đứa nào phải nghỉ học. Hai con trai lớn hiện nay đã lập gia đình, công tác trong cơ quan nhà nước, đứa con gái út học lớp 11”.

Còn Ông Đỗ Văn Dì, sinh năm 1966, nhà ở ấp Long Hòa, hiện nay canh tác 5ha lúa. Ông cũng là hội viên nông dân vươn lên làm giàu nhờ nguồn vốn vay của NHCSXH. Ban đầu ông có 8 công ruộng, được vay vốn ưu đãi, ông nuôi heo và bò, gầy dựng dần, ông mua thêm hơn 4ha đất nông nghiệp, 2 căn nhà mặt tiền. Hiện nay, các con đã trưởng thành, có gia đình riêng làm ăn khá giả.

Ông Dì chia sẻ: “Ban đầu mình cũng khó khăn, ở nông thôn chỉ biết làm ruộng. Nhờ Hội Nông dân giới thiệu cho vay vốn ưu đãi, mình đầu tư chăn nuôi heo, bò, lấy công làm lời. Chăn thả ngoài ruộng, chỉ tốn công cắt cỏ, không phải đầu tư gì, nhờ vậy mới tích luỹ được để nuôi con, mua thêm ruộng.

Cứ thế mình chăm chỉ làm ăn thì khá thôi. Có điều kiện như ngày hôm nay gia đình tôi rất biết ơn Hội Nông dân và NHCSXH đã tiếp sức kịp thời cho nông dân. Không riêng gì gia đình tôi, nhiều hộ khác cũng nhờ nguồn vốn ưu đãi này mà nhẹ gánh lo cuộc sống, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình”.

Cũng nhờ vốn vay NHCSXH, chị Nguyễn Thị Lệ Thanh, sinh năm 1992 ở xã Long Giang thành lập tổ may gia công. Được giải ngân 50 triệu đồng, chị đầu tư máy may công nghiệp, nhận gia công may chăn ra, áo gối, nệm cho một công ty ở Khu công nghiệp trên địa bàn huyện.

Tổ may gia công của chị Thanh giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 10 lao động, thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng. Công việc rất nhẹ nhàng, nhân công đến nhà chị để may, có người được nhận máy và hàng về nhà may, vừa làm vừa có thể giải quyết việc gia đình, tăng thu nhập.

Đáng chú ý, nguồn vốn chính sách xã hội ngoài tính hiệu quả về kinh tế còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giải quyết nhiều vấn đề về xã hội. Trong đó có việc hạn chế vay vốn lãi suất cao bên ngoài xã hội. Giúp các hộ khó khăn, các hội viên nông dân phát triển sản xuất, mở rộng việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Nhờ vốn vay NHCSXH mà sản xuất hoa màu được phát triển. Ảnh Trọng Triết

Bảo đảm vốn vay cho người nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm từ NHCSXH tỉnh đã giúp nhiều hộ dân có thêm điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống theo hướng bền vững.

Qua quá trình sử dụng cho thấy, nguồn vốn vay giải quyết việc làm đã tạo “cú hích” quan trọng giúp cải thiện thu nhập, đời sống cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhờ vốn vay từ NHCSXH cùng với nguồn vốn của gia đình mà nhiều hộ dân thuộc diện khó khăn trong tỉnh đã vươn lên khá giả, làm giàu chính đáng. Hiệu quả của chương trình này ngoài việc giúp tạo việc làm, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, sinh hoạt cho người dân còn góp phần ngăn chặn đẩy lùi tín dụng đen, thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Đáng chú ý, các khoản cho vay đến hạn thu hồi được khách hàng trả nợ đúng hạn và được NHCSXH  tái đầu tư cho vay kịp thời. Kết quả đạt được đến 31/10/2023 tổng nguồn vốn đạt 4.534 tỷ đồng, tăng 400 tỷ đồng so với cuối năm 2022, tỷ lệ tăng 9,68%. Trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng doanh số cho vay đạt 990,22 tỷ đồng, với 26.346 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn; so với cùng kỳ năm 2022, tổng doanh số thu nợ đạt 589,56 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm 2022. Tổng dư nợ tín dụng đến 31/10/2023 đạt 4.527 tỷ đồng, tăng 396 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9,59% so với cuối năm 2022 với 150.735 hộ còn dư nợ. Việc cho vay những người hoàn lương được 6 khách hàng, số tiền 360 triệu đồng.

Nguồn vốn cho vay kịp thời phát huy hiệu quả, đáp ứng mục tiêu thiết thực của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các khoản cho vay đến hạn thu hồi được khách hàng trả nợ đúng hạn. Khoản vốn này được NHCSXH tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể tái đầu tư cho vay kịp thời nhằm giúp duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, ổn định thu nhập người dân.

Theo đánh giá của NHCSXH tỉnh, hoạt động tín dụng chính sách cho vay trong những năm qua có sự phối hợp đồng bộ kịp thời của các ngành, các cấp và các cấp Hội đoàn thể. Nhờ đó, chất lượng tín dụng chính sách được bảo đảm. Nợ quá hạn và nợ khoanh luôn duy trì tỷ lệ thấp. 

Bàn giao bò giống cho các hộ dân. Ảnh Trọng Triết

Nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/06/2021 của Ban Bí thư TW đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030, đảm bảo kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm trung bình tối thiểu 10%. NHCSXH tỉnh tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch dư nợ các chương trình tín dụng chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao năm 2023 đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng; đặc biệt đối với chương trình cho vay Nhà ở xã hội; Cho vay Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Nâng mức cho vay các chương trình, đảm bảo đầu tư vốn hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; từng bước nâng mức dư nợ bình quân/hộ.

Tiếp tục phối hợp Ban dân tộc, chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức thực hiện Quyết định Kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38

CSGT đưa người già, trẻ nhỏ thoát khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân

Tuần tra kiểm soát trên cao tốc, tổ công tác của đội Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3 (Cục CSGT) kịp thời giúp nhiều trẻ nhỏ, người già khỏi nắng nóng.
2024-04-29 09:00:00

Chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn: Làng nghề độc đáo gần 100 năm tuổi

Được truyền từ đời này qua đời khác, làng nghề chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn có bề dày gần 100 năm qua đang từng bước lớn mạnh bởi những bàn tay ngày đêm gìn giữ nét đẹp truyền thống.
2024-04-28 15:17:00
Đang tải...