Nhìn lại những dấu ấn nổi bật trong y học năm 2015

2016-01-18 14:34:00 0 Bình luận
Từ ghép mặt cho đến chỉnh sửa gen, có thể nói 2015 là năm chứng kiến nhiều đột phá y tế nhất từ trước đến nay.

Một phương pháp chỉnh sửa gen gây tranh cãi đã có bước tiến quan trọng để trở thành tâm điểm của y học

Động vật siêu cơ bắp. Biến đổi gen phôi người. Chấm dứt tình trạng thiếu nội tạng cấy ghép. Tất cả những điều kể trên đã được hứa hẹn từ 2014, khi một phương pháp chỉnh sửa ADN lần đầu tiên được phát hiện vào cuối năm này. Trong 2015, CRISPR-Cas9 trở thành tâm điểm của hầu hết các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới, nó luôn trở thành vấn đề chính trong các bữa ăn của giới nghiên cứu cũng như những nhà đạo đức học. Dưới đây là các lĩnh vực mới mà CRISPR đang được thử nghiệm:

- Công ty chỉnh sửa gen Editas đang thử nghiệm phương pháp mới để điều trị chứng rối loạn mắt hiếm gặp.
- Các nhà khoa học UC San Diego (Mỹ) sử dụng CRISPR để tạo ra những con muỗi kháng sốt rét.
- Công ty hóa chất DuPont hợp tác cùng công ty chỉnh sửa gen Caribou Sciences nhằm ra đời loại đậu phộng không gây dị ứng.

Các bác sĩ tại Đại học New York trở thành những nhà tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép mặt

Patrick Hardison - người lính cứu hỏa bị bỏng toàn bộ khuôn mặt của anh ta trong khi làm nhiệm vụ vào năm 2001, đã trải qua một ca ghép mặt lớn nhất từ trước đến nay vào tháng 8 năm ngoái. Cuộc phẫu thuật diễn ra trong hơn 26 giờ, với sự tham gia của hơn 100 y bác sĩ và những người có liên quan. Toàn bộ quá trình bao gồm việc tách khuôn mặt của người hiến tặng sau khi qua đời, với cùng kích thước cũng như nhóm máu. Sau đó loại bỏ phần da mặt bị hỏng của Hardison, cuối cùng là ghép phần mặt mới vào. 

Với thành công này, trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York được kỳ vọng trở thành nơi thực hiện các ca cấy ghép mặt hàng đầu nước Mỹ. 

Thiết bị có thể cầm máu vết thương chỉ trong vòng 20 giây được cấp phép để sử dụng rộng rãi

Những vết thương nghiêm trọng cần phải được bịt kín càng nhanh càng tốt, và trong một số tình huống, chênh lệch một vài giây cũng có thể dẫn đến sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Trong năm 2015, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức phê duyệt XStat, một ống tiêm có tác dụng cầm máu nhanh chóng bằng cách đưa các hạt bọt biển nhỏ xíu vào sâu trong vết thương. 

Khi tiếp xúc với máu, bọt biển nở ra và tạm thời chữa lành các vết thương cho đến khi người bị nạn có thể nhận được chăm sóc y tế tốt hơn. XStat ban đầu chỉ được phê duyệt để dùng cho quân đội, tuy nhiên giờ đây người ta đã có thể mua và cất chúng trong nhà, phòng cho những trường hợp khẩn cấp. 

Cấy ghép tử cung và dương vật mang lại hy vọng cho những ai không có khả năng có con

Trong vòng vài tháng tới, các bác sĩ phẫu thuật đang có kế hoạch tiến hành ca cấy ghép tử cung đầu tiên tại Mỹ, mang lại hy vọng thụ thai cho nhiều phụ nữ tại quốc gia này. Được biết từ trước đến nay, chỉ có Thụy Điển là quốc gia đã cấy ghép thành công tử cung. 

Năm 2015 cũng chứng kiến sự thành công của ca ghép dương vật đầu tiên trên thế giới, được thực hiện tại Nam Phi vào tháng 3. Sau đó không lâu, các nhà khoa học tại Đại học London cũng đã thành công trong việc ghép dương vật nhân tạo cho một người đàn ông ở Anh. Với dương vật mới, ông Mohammed Abad được cho là hoàn toàn có khả năng làm cha. 

Khai thác hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư

Sau nhiều năm gây thất vọng, các loại thuốc sử dụng hệ thống miễn dịch như một cách để điều trị ung thư cuối cùng cũng tạo được cú hích trong năm 2015. Theo đó, Cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter hồi đầu tháng 12 năm ngoái tuyên bố rằng ông đã chiến thắng căn bệnh ung thư, nhờ sử dụng thuốc Keytruda. Mặc dù ít tác dụng phụ và mang lại tín hiệu vô cùng khả quan trọng việc điều trị ung thư, chi phí mà người bệnh phải trả cho loại thuốc nói trên không hề rẻ. Cụ thể, người dùng sẽ tốn 150.000 USD mỗi năm trong quá trình điều trị bằng phương pháp này. 

Chân - tay giả ngày càng ‘thật’ hơn 

Mặc dù phần lớn vẫn còn quá đắt so với thu nhập trung bình của những ai có nhu cầu, chân tay giả thật sự đã đi được một chặng đường dài trong năm vừa qua:

Các nhà khoa học tại Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) đã tạo ra một bàn tay robot có thể kết nối trực tiếp đến não của một người đàn ông 28 tuổi mắc chứng bại liệt, cho phép anh ‘cảm nhận’ được những thứ xung quanh mình.

Sophie de Oliveira Barata được mọi người phong là “nữ hoàng của chân tay giả”, khi sử dụng silicone cùng các vật liệu khác để tạo ra những chi giả có thể tùy chỉnh.

Các kỹ sư tại Đại học Saarland (Đức) thiết kế một cánh tay bionic được làm từ hợp kim niken-titan, có thể hoạt động mà không cần phải có sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử cồng kềnh, yếu tố khiến hầu hết các sản phẩm tương tự không thể được áp dụng vào thực tế.

Vắc-xin sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới được phê duyệt và ngày càng phổ biến

Tháng 12/2015, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, chính phủ Mexico cuối cùng đã được cấp phép lưu hành vắc-xin sốt xuất huyết đầu tiên trên thế. Từ lâu, sốt xuất huyết Dengue được xem như một mối đe dọa đối với ½ dân số thế giới, với hơn 400 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Do có đến 4 chủng loại riêng biệt, các nhà nghiên cứu đã gặp thách thức lớn để tìm ra một loại thuốc có thể giải quyết được toàn bộ vấn đề. Mặc dù vậy, loại vắc-xin mới cho thấy một khởi đầu đầy hứa hẹn.

Sau Mexico, chính phủ Philippines và Brazil cũng vừa phê duyệt Dengvaxia tại quốc gia của họ. Hy vọng vào một ngày nào đó không xa, Việt Nam - một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sốt xuất huyết, cũng được thừa hưởng thành tựu lớn lao này của y học thế giới. 

Viagra cho nữ được cấp phép lưu hành

Tháng 8/2015, FDA chính thức công bố thông tin cho rằng họ đã chấp thuận đưa vào sử dụng Addyi, một viên thuốc được ra đời với nhiệm vụ làm tăng ham muốn tình dục ở nữ giới. Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên của các nhà sản xuất, doanh số bán hàng của loại thuốc này suy giảm một cách nhanh chóng ngay sau đó. Hậu quả là CEO của công ty từ chức chỉ 4 tháng sau khi Addyi được phê duyệt và mua lại bởi Valeant Pharmaceuticals.

Mặc dù không thành công trong việc kinh doanh, Addyi có thể sẽ là một bước khởi đầu đầy hứa hẹn cho sự ra đời của các loại thuốc với chức năng tương tự trong tương lai. 

Phương pháp lấy máu mới với chi phí thấp, không đau đớn sẽ tạo một cuộc cách mạng trong ngành y tế

Có thể nói 2015 là một năm đầy thăng trầm với Theranos - công ty được định giá 9 tỷ USD ra đời với mục tiêu tìm kiếm phương pháp lấy máu mới hiệu quả hơn. Sáng lập bởi Elizabeth Holmes khi cô mới 19 tuổi, Theranos là công ty kỹ thuật sinh học vừa khởi nghiệp nhưng nhận được không ít sự quan tâm của truyền thông cũng như ngành y tế nước Mỹ. Hứa hẹn mang lại một giải pháp lấy máu hữu hiệu với chi phí giảm đáng kể, song, công ty cũng không thể tránh khỏi những hoài nghi thậm chí chỉ trích của giới chuyên gia. 

Những lùm xum với báo giới sau đó khiến Holmes và ‘đứa con cưng’ của mình trải qua giai đoạn tồi tệ nhất, trong quá trình phát triển và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mặc dù vậy, Theranos chắc chắn sẽ tạo ra một cuộc đua mới xoay quanh vấn đề tìm ra phương pháp tốt hơn trong xét nghiệm máu. Lúc bấy giờ, không ai khác, chính những người sử dụng dịch vụ như chúng ta, ‘vô tình’ trở thành những người có lợi nhất. 

Thế giới có những bước tiến quan trọng trong việc xóa bỏ hoàn toàn HIV/AIDS

2015 cũng ghi nhận những bước tiến đáng kể trong cách chúng ta điều trị và ngăn chặn HIV/AIDS. Một loại vắc-xin AIDS được được cấp phép thử nghiệm trên người, trong khi đó, thuốc phòng chống HIV cũng được cho là mang lại hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó, việc tiêm thuốc để điều trị HIV, chỉ thực hiện mỗi tháng 1 - 2 lần đang dần trở thành hiện thực. Ngoài ra, một phương pháp điều trị hàng ngày mới cũng có thể làm giảm đáng kể virus HIV trong cơ thể người nhiễm mà không có nhiều tác dụng phụ. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...