Những người con của Đức Vua yêu nước Duy Tân

2015-10-19 15:53:21 0 Bình luận


​Lăng Dục Đức xưa (Ảnh ST)

Cuối năm 1916, vua Duy Tân, vị hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn (sinh năm 1900, trị vì 1907-1916) khởi nghĩa chống Pháp không thành, bị lưu đày sang đảo Resunion, thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ Dương. Những người cùng đi gồm có mẹ đẻ của ông là bà Nguyễn Thị Định (thứ phi của vua Thành Thái, cha của vua Duy Tân), công chúa Lương Nhàn (em gái út của vua Duy Tân) và Vương phi Mai Thị Vàng (vợ chính thức của vua Duy Tân). Gia đình cựu hoàng đã ở tại số 67 Sainte-Anne, thành phố Saint Dennis, đảo Resunion. Tuy nhiên, chỉ hơn một năm sau, hai bà vương phi và thứ phi đã phải về nước do không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt trên đảo, chỉ còn lại công chúa Lương Nhàn. Phải sống trong tình trạng bị lưu đày, thiếu thốn cả về vật chất cũng như tinh thần nhưng ông vẫn lạc quan và được tự do trong kiểm soát. Từ khi đặt chân lên đảo, ông vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ được trở về quê hương. Sau hơn 10 năm sống cô đơn nơi đất khách, năm 1927, cựu hoàng Duy Tân đã cưới bà Fernande Antier (sinh năm 1913, con gái một gia đình có cửa hàng ăn, chuyên nấu cơm tháng, người Réunion, gốc Pháp). Vua Duy Tân đã gửi thư về Việt Nam để ly dị bà Mai Thị Vàng nhưng Hội đồng hoàng tộc Huế và Viện cơ mật Pháp chưa chấp nhận. Bà Antier đã sinh hạ cho cựu hoàng 8 người con nhưng 4 người đã bị mất khi còn nhỏ tuổi. Những người con của của Vua Duy Tân và bà Antier còn sống đến nay là trưởng nữ Rita Suzy Georgette Vĩnh San (sinh năm 1929), trưởng nam Guy Georges Vĩnh San tức Nguyễn Phúc Bảo Ngọc (sinh năm 1933), hoàng nam Yves Claude Vĩnh San tức Nguyễn Phúc Bảo Vàng (sinh năm 1934) và hoàng nam Roger Joseph Vĩnh San tức Nguyễn Phúc Bảo Quý (sinh năm 1938). Ngoài ra, vua Duy Tân còn có một người vợ nữa là Ernestine Yvette Maillot và sinh thêm một người con gái là Marie Andrée Vĩnh San (sinh ngày 01-12-1945) sống tại Saint-Denis, Resunion. Sau khi bà sinh ra được 26 ngày, vào ngày 26-12-1945, trên đường bay từ Cộng hòa Trung Phi về lại Resunion để đón Giáng sinh năm mới cùng gia đình, máy bay chở cựu hoàng bị bốc cháy và ông đã tử nạn. Đến ngày 29-1-2011, bà Marie Andrée Vĩnh San cũng bị mất do tai nạn mưa lớn gây lở núi ngay tại nơi sinh sống. Còn bà Mai Thị Vàng, vợ chính thức của cựu hoàng đã thủ tiết chờ chồng, rồi thờ chồng cho đến năm 1980 thì mất tại Kim Long, thành phố Huế. Do không được Hội đồng hoàng tộc công nhận nên những người con của vua Duy Tân được sinh ra ở Pháp đều không mang họ hoàng tộc là Nguyễn Phúc theo nguyên tắc đặt tên của triều đình nhà Nguyễn. Mãi đến năm 1946, tòa án của đảo Resunion mới chính thức công nhận họ là con của vua Duy Tân và bà Antier. Như vậy, tuy xuất thân từ hoàng tộc, nhưng phải 13 năm sau chị em Vĩnh San mới được mang họ cha. Năm 1987, cựu hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Ngọc Vĩnh San (tức Guy Georges Vĩnh San) là trưởng nam đã trở về Việt Nam lần đầu tiên khi ông đưa di hài vua cha từ Resunion về chôn cất tại Huế. Từ đó nhiều lần ông trở về quê cha đất tổ và thắp hương lên phần mộ ông nội (vua Thành Thái) cùng phần mộ vua cha Duy Tân. Điều đáng nói là cuộc sống của những người con vua Duy Tân không có gì giống như thân phận họ đáng ra phải có. Bà Rita Vĩnh San là trưởng nữ năm nay cũng đã 84 tuổi, sinh đến 9 người con, chỉ biết làm nội trợ. Hiện nay con cái của bà đều đã trưởng thành với 14 cháu và 14 chắt. Còn em trai của bà, ông Georges có 4 người con và 9 đứa cháu. Họ sống bình dị như mọi công dân Pháp khác. Từ ngày biết đến quê cha đất tổ, họ đã dành dụm từng đồng lương hưu ít ỏi để tìm về nguồn cội, vừa thăm viếng, tìm hiểu vừa đi du lịch như những người du khách khác.

Khu mộ An Lăng của 3 vị vua (Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân) nằm trong quần thể di tích cố đô Huế. Ngày 11/12/1993, tại phiên họp lần thứ 17 của Ủy ban Di sản thế giới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích cố đô Huế là Di sản văn hóa của nhân loại.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Mâu thuẫn pháp lý đang cản trở mục tiêu xây dựng xanh tại Việt Nam

Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định pháp lý bắt buộc về hiệu quả năng lượng trong hoạt động xây dựng, phù hợp với định hướng phát triển bền vững và cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện nay đang tồn tại nghịch lý: luật yêu cầu bắt buộc, nhưng lại thiếu cơ chế chi trả cho những yêu cầu đó trong thực tiễn thiết kế và xây dựng. Điều này đang tạo ra khoảng trống lớn trong thực thi, ảnh hưởng tới cả khu vực đầu tư công và tư.
2025-07-18 15:40:22

Đại diện lãnh đạo TP.Hải Phòng thăm, tặng quà người có công tại phường An Hải

Sáng 18/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hải Phòng Lê Anh Quân đến thăm, tặng quà ông Phạm Thanh Vân, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày (hiện cư trú tại tổ dân phố Vân Tra, phường An Hải) nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sĩ Việt Nam (27/7).
2025-07-18 14:35:17

Tổng Bí thư: Xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới

Tổng Bí thư yêu cầu xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới: phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
2025-07-18 13:05:00

Những yếu tố bảo chứng cho khả năng kinh doanh vững vàng của Flamingo Golden Hill

Với pháp lý đầy đủ, cam kết lợi nhuận rõ ràng, vị trí đón đầu không gian tăng trưởng hậu sáp nhập, Flamingo Golden Hill là khu đô thị bảo chứng kinh doanh duy nhất ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội.
2025-07-18 09:42:08

Cách mạng Tháng Tám 1945: Giá trị lịch sử và bài học đấu tranh giành, giữ nền độc lập

80 năm đã trôi qua, thắng lợi và bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn là một sự kiện trọng đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Khát vọng độc lập, tự do, cùng với một đường lối chính trị đúng đắn và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra xung lực hồi sinh mạnh mẽ, góp phần làm nên thành công của cách mạng Tháng Tám, xây dựng một Nhà nước Việt Nam mới.
2025-07-17 22:05:05

Quảng Ninh: Có hay không? một hộ xin nơi thờ cúng 2 mẹ Việt Nam anh hùng và 4 liệt sĩ mãi mà không được

Tạp chí điện tử Hoà Nhập nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thúy Anh, ở tổ 47 khu 3 ( Bạch Đằng) nay là phường Hồng Gai, Quảng Ninh phản ánh gia đình mình đang phải thuê nhà ở khi mình có ô đất mua của Dự án đã nộp tới 95% tiền góp vốn, nay đề nghị dựng trên thổ đất ấy một căn nhà tạm làm nơi ở và để thờ cúng 2 mẹ Việt Nam anh hùng và 4 liệt sĩ mà mãi không được.
2025-07-17 21:51:22
Đang tải...