Thương hiệu trứ danh Nón Lá Quảng Tân vượt lũy tre làng

2024-02-20 09:58:00 0 Bình luận
Suốt nhiều thế hệ, người dân trong làng đã truyền lại kỹ năng và kiến thức của mình, tạo ra những chiếc nón lá đẹp và tinh xảo truyền thống hơn 300 năm. Mỗi chiếc nón lá làm ra đã góp phần bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của làng nghề nơi đây.

Trải qua hàng trăm năm, dưới bàn tay khéo léo của những người nông dân, nón lá xã Quảng Tân đã trở thành thương hiệu được khách hàng tin dùng, từng bước khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Làng Hạ Thôn (nay là xã Quảng Tân, TX. Ba Đồn) có lịch sử hình thành cách đây hơn 300 năm. Nghề làm nón ở đây có từ bao giờ, đến những người già nhất trong làng cũng không rõ. Họ chỉ nhớ, lớn lên đã thấy các bà, các mẹ, các chị tụm năm tụm ba chằm (may) nón, rôm rả chuyện trò những ngày nông nhàn. Trong làng, từ trẻ con đến người già, hầu như ai cũng biết làm nón. Với bàn tay khéo léo các nghệ nhân đã tạo ra những chiếc nón đặc biệt mang tên tuổi quê hương. Đến với thôn Hạ Thôn, xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình đâu đâu ta cũng sẽ bắt gặp được nghề nón. Thôn Hạ Thôn nằm dọc bên bờ Nam sông Gianh. Ở đây từ người già cho đến trẻ em ai cũng đam mê nghề nón. Các ông chồng ngoài công việc chính thì cũng phụ giúp trong việc vót và làm khuôn nón, tần tảo tỉ mỉ làm ra những sản phẩm nón lá Hạ Thôn hay còn gọi là thương hiệu trứ danh hương nón lá Quảng Tân.

Nón lá Công Nghiệp Thành Sơn, Quảng Tân

Giấc mơ đưa nón lá xuất ngoại và khẳng định thương hiệu nón lá trứ danh hương Ba Đồn. Cải tiến quy trình làm nón lá để tăng   năng suất, sản lượng- đây có lẽ là điều không ít người nghĩ đến, nhưng thành công nhất chính là sáng kiến của đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Tuấn Anh (SN 1989) và Phan Thị Hiền (SN 1994), thôn Tân Đức, xã Quảng Tân (TX. Ba Đồn). Với bằng độc quyền sáng chế khung nhựa cho nón lá, năng suất làm nón tăng cả trăm lần so với cách làm truyền thống, thành công của đôi vợ chồng trẻ là "quả ngọt" của tri thức, sự kiên trì trong quá trình lao động sáng tạo... Cuối năm 2018, trời không phụ lòng người, anh Tuấn Anh liên hệ được với một cơ sở ở Hà Nội để gia công khuôn đúc vành nón nhựa. Chi phí để làm được mẫu khuôn khoảng 200 triệu đồng... Ròng rã 4 năm trời, với sự kiên trì không ngừng, cuối cùng sản phẩm khung nhựa cho nón lá đã hoàn thành. Khuôn nhựa sau khi được xếp lá thì may bằng máy may công nghiệp, các mẫu nón chắc chắn, đều, đẹp hơn cả chằm thủ công. Trải nghiệm vành nón nhựa, chằm bằng máy, đến những người thợ khó tính nhất trong làng Hạ Thôn cũng phải gật gù thán phục đôi vợ chồng trẻ. Theo Tuấn Anh, với cách máy móc hóa việc làm nón, mỗi ngày bà con sẽ làm được nhiều nón hơn, việc thay khung tre bằng khung nhựa tái sinh cũng giúp chất lượng của nón bền hơn và hạn chế được việc khai thác tre, mây...

Sản phẩm Nón lá Công Nghiệp Thành Sơn, Quảng Tân - OCOP 3 sao

Hiện tại, để thuận lợi mở rộng thị trường, vợ chồng Tuấn Anh đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất nón lá công nghiệp Thành Sơn. Các cơ sở xưởng được đặt ngay trong làng Hạ Thôn. Trung bình mỗi ngày, mỗi người thợ đứng máy hoàn thiện khoảng 250-300 chiếc nón. Hiện nay, nhiều hộ dân trong làng và các vùng lân cận, ngoài cách làm nón truyền thống cũng nhận nguyên liệu và khung nón về gia công kiếm thêm thu nhập. Sản phẩm nón lá công nghiệp Thành Sơn ở đây làm nón chủ yếu được chia làm 3 công đoạn chính: Đầu tiên là làm lá, lá làm nón có 2 loại là lá xanh (hái ở rừng Việt Nam) và lá buông còn gọi là lá dừa được nhập từ Campuchia. Lá làm xong được xếp vào khung. Khung nón truyền thống được làm từ những thanh nứa, tre khô và dẻo sau đó được vót nhỏ, uốn thành những vòng tròn có đường kính khác nhau, được bố trí đều đặn theo hình chóp nhọn. Tiếp theo là công đoạn chằm nón đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn của người thợ để giữ cho các lớp lá không rách và giúp chiếc nón được phẳng. Chằm xong thì nức vành và may chóp. Làm khung và chằm là công đoạn khó nhất và mất thời gian nhất trong quy trình làm nón. Mỗi người thợ lành nghề làm cật lực cũng chỉ được 2 chiếc nón/ngày với giá bán ra thị trường 50-60 nghìn đồng/chiếc. Làm nón khá kỳ công nhưng thu nhập chẳng đáng kể. Bởi vậy nên người dân chỉ xem đây là nghề phụ để kiếm thêm thu nhập nâng cao đời sống của người dân nơi đây. Anh Tuấn Anh chia sẻ: "Quảng Tân là quê của vợ tôi, có truyền thống làm nón lá hàng trăm năm. Thấy bà con mất nhiều thời gian để làm ra được một chiếc nón, tôi tìm hiểu, nghiên cứu cách đổi mới để nâng cao hiệu quả, tăng năng suất, thu nhập và vẫn giữ được nghề truyền thống.

Cơ sở sản xuất nón lá công nghiệp Thành Sơn tận dụng nguồn nhựa tái chế và kết hợp máy móc hiện đại giúp giảm thời gian, chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công từ đó nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Nón lá khung nhựa được tạo ra vừa có độ bền, vừa giữ được nét đẹp truyền thống và hình dáng vốn có của chiếc nón lá truyền thống. Mỗi tháng cơ sở xuất bán khoảng 3-5 vạn chiếc nón với mức giá bình quân khoảng 20-25 nghìn đồng. Sản phẩm nón lá công nghiệp Thành Sơn hiện đã xuất bán ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, các cơ sở làng nghề cũng nhập về để gia công, tạo việc làm cho nhiều lao động. Đặc biệt, nón lá làm bằng vành nhựa rất thích hợp để trang trí ngoại cảnh, phục vụ trong các hoạt động nghệ thuật...Từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tiêu dùng”.

Tháng 7/2021, sản phẩm vành nhựa cho nón lá của Công ty TNHH Sản xuất nón lá công nghiệp Thành Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền. Sản phẩm nón lá công nghiệp Thành Sơn đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp thị và dần khẳng định được vị thế của mình trong lòng bạn bè và du khách gần xa.

Công ty TNHH Sản xuất nón lá Công Nghiệp Thành Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền

Để neo giữ nghề, chính quyền địa phương cũng đã có những chính sách hỗ trợ bà con kịp thời. ông Đoàn Minh Thọ - Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn chia sẻ: “Thị xã cũng đã triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu nón lá của địa phương để mở rộng cơ hội đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đồng thời, cũng đang có những chính sách khuyến khích người dân giữ gìn nghề truyền thống, nhất là nghề làm nón lá của địa phương nhằm khẳng định được vị trí và thương hiệu trong lòng bạn bè trong và ngoài nước…”.

Ông Phan Thanh Tâm, Chủ tịch UBND xã Quảng Tân chia sẻ: “Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử và tác động của kinh tế thị trường, nghề làm nón lá Quảng Tân vẫn được duy trì ổn định và có bước phát triển. Đây là niềm tự hào của người dân xã Quảng Tân nơi đây khi giữ được nghề truyền thống và chính từ nghề truyền thống này đã góp phần mang đến cuộc sống ấm no cho người dân. Sản phẩm nón lá Quảng Tân đã được khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài tỉnh”.

Từ những đôi bàn tay lành nghề của người dân làng Hạ Thôn, nón lá Quảng Tân theo chân thương lái làm nức tiếng muôn nơi. Ở Thủ đô Hà Nội cũng đã có thơ rằng: “Nón lá Hạ Thôn đưa ra Hà Nội/Nón bài thơ tốt lắm anh ơi/Anh về mua một vài đôi/Chiếc tặng bạn gái, chiếc thời mẹ cha...”. Không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra một sản phẩm thủ công truyền thống lâu đời mang tính đặc trưng, làng nghề nón Hạ Thôn Quảng Tân còn là nơi lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật dân gian, những kinh nghiệm sản xuất và phong tục tập quán của cộng đồng. Chính bởi nét độc đáo này mà những năm gần đây, làng nghề làm nón lá Quảng Tân đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Bài viết được thực hiện theo hoạt động phối hợp, hợp tác tuyên truyền, quảng cáo.

Ý kiến độc giả

0

Thương binh kể về cuộc vượt sông phá hàng rào vĩ tuyến 17

Người thương binh năm nay gần 70 tuổi kể về ký ức nửa thế kỷ trước, những ngày tháng khi tuổi mười tám đôi mươi lặng lẽ bơi qua sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 để đánh phá hàng rào phòng thủ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
2024-07-27 07:00:00

Bài 1: Ngày 5/8/1964, trận kinh điển đất đối không của Việt Nam

Năm nay nước ta kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng trận đầu chống quân Mỹ không kích Miền Bắc (5/8/1964-5/8/2024); và là ngày truyền thống của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng không quân Mỹ. Những CCB trực tiếp chiến đấu trận ấy bảo, đây là trận chiến kinh điển đất đối không của Việt Nam.
2024-07-26 21:53:00

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình trân trọng cảm ơn tình cảm đặc biệt của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước, con người Việt Nam văn hiến và anh hùng.
2024-07-26 20:00:00

Giám đốc Công an TP.HCM viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Công an Thành phố Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
2024-07-26 15:05:00

“Cuộc đua kỳ thú – phiên bản Mega 2024”: Sự kiện trải nghiệm lý thú nhất mùa hè dành cho trẻ em tại Nghệ An

“Cuộc đua kỳ thú mùa 5 – phiên bản Mega 2024” là cuộc đua vượt chướng ngại vật dành riêng cho trẻ em từ 6 -12 tuổi được tổ chức tại Tổ hợp nghỉ dưỡng sinh thái Mường Thanh Green Land Diễn Lâm (Diễn Châu, Nghệ An) vào ngày 27/7/2024.
2024-07-26 13:42:05

[Truyền hình trực tiếp]: Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LỄ TRUY ĐIỆU VÀ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
2024-07-26 13:21:43
Đang tải...