Nông nghiệp: Đón vốn, xây thương hiệu
Câu chuyện của
Malaysia
Cục Đầu tư
nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết trong 11 tháng qua đã có 22 dự
án cấp mới và 16 lượt dự án tăng thêm của Malaysia tại Việt Nam với tổng số vốn
2,5 tỉ USD, số vốn lớn nhất trong các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam.
Ở lĩnh vực
thương mại về các ngành hàng liên quan đến nông sản, tính đến tháng 11/2015,
Malaysia đã trở thành thị trường nhập khẩu cao su thứ 2 của Việt Nam (sau Trung
Quốc) với 15,4% thị phần.
Trong 11
tháng qua, thị trường Malaysia tăng 37,3% về khối lượng và tăng 25,9% giá trị
nhập khẩu cao su từ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện Malaysia cũng là thị trường lớn
nhất mà Việt Nam đang nhập khẩu dầu mỡ động thực vật với 66% thị phần.
Với hai
ngành hàng có giá trị lớn nhất trong quan hệ thương mại song phương về nông sản
cho thấy Việt Nam vẫn theo guồng “xuất thô, nhập tinh” từ nước bạn. Theo thống
kê của Bộ NN&PTNT thì trong 10 tháng qua, khi ta xuất khẩu cao su được hơn
188 triệu USD thì thị trường Việt Nam cũng tiêu thụ hơn 355 triệu USD tiền dầu
mỡ động thực vật từ Malysia.
Ngân hàng Thế
giới đánh giá Malaysia là một nước có thu nhập trên trung bình và là nền kinh tế
rất mở, điều đặc biệt là từ năm 2013 xuất khẩu đóng góp tới hơn 83% GDP của nước
này.
Thưc tế
Malaysia hiện vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đăc biệt
là tại châu Âu. Lý do dễ nhận thấy nhất là với nhiều hình thức khuyến khích của
Chính phủ Malaysia, cùng chi phí sản xuất hoặc kinh doanh thấp khoảng hơn 30%
so với ở châu Âu, đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Malaysia là
"bàn đạp" để tiếp cận thị trường ASEAN.
Như vậy, nếu
tiếp cận được dòng vốn đầu tư của Malaysia vào chế biến nông sản, Việt Nam
không những có cơ hội trong chế biến sâu mà còn thuận đường xuất khẩu tới nhiều
quốc gia trên thế giới mà không phụ thuộc quá nhiều vào thị trường các nước
trong khu vực. Việc thu hút đầu tư chế biến nông sản tại chỗ cũng giúp tên nuổi
nông sản Việt được “thấm” dần vào người tiêu dùng các nước trong khu vực.
Quan tâm chỉ
dẫn, xuất xứ
Hoàn toàn
không nên “tự gây áp lực cho mình” với suy nghĩ nếu có nhà đầu tư nước ngoài
vào chế biến thì nông sản Việt không còn được biết đến vì nhãn mác của nước
khác đã dán trên bao bì sau khi chế biến. Bởi, hiện một trong những chủ trương
Việt Nam đang đẩy mạnh là làm chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản. Nếu làm
tốt việc chứng nhận chỉ dẫn địa lý thì dù nằm trong bao bì của bất cứ thương hiệu
nào, nông sản Việt vẫn được biết đến tận nơi sản xuất, người sản xuất.
Cụ thể hơn,
chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá - một quốc gia, một
vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất từ đó. Chất lượng,
uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Ví dụ
"Made in Japan" (điện tử), "Vạn Phúc" (lụa tơ tằm);
"Bát Tràng" (gốm, sứ)…
Một dạng chỉ
dẫn địa lý đặc biệt nhiều địa phương có đặc sản là các nông sản đang hướng đến
xây dựng là "Tên gọi xuất xứ hàng hoá". Đó là dạng chỉ dẫn địa lý chỉ
là tên gọi (địa danh) và uy tín, danh tiếng của sản phẩm đạt đến mức đặc thù gắn
liền với vùng địa lý đó (ví dụ: Thế giới sẽ biết đến tên "Phú Quốc"
là dùng để chỉ nước mắm...).
Nông nghiệp
Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong đón vốn vì hạ tầng công nghệ và chất lượng
nhân lực còn thấp. Rõ ràng, trong điều kiện chịu tác động của biến đổi khí hậu
như hiện nay, những động lực vốn có của ngành nông nghiệp về yếu tố tự nhiên hầu
như không còn nhiều, kim ngạch xuất khẩu của ngành trong 11 tháng qua đã
giảm gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là điều rất đáng suy nghĩ.
Không thể làm chậm lại quá trình hội nhập, nhưng nếu chính sách cho nông nghiệp có những đột phá thì hoàn toàn có thể tạo “thảm đỏ” cho các nhà đầu tư, nhân tố được đánh giá là mắt xích quan trọng nhất trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.