Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

2024-05-03 06:30:00 0 Bình luận
Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.

Trong nhiều năm qua, dù không có đôi chân lành lặn, di chuyển phải chống gậy nhưng chị Trần Thị Thuần (sinh năm 1983, Sóc Sơn, Hà Nội) đã luôn nỗ lực và khát khao cống hiến, không chỉ phát triển bản thân mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật.

Những biến cố trong cuộc đời

Chị bị khuyết tật vận động, teo chân trái từ năm mới một tuổi. Sau một lần sốt cao, chân trái của chị Thuần dần teo quắt lại, không thể đứng lên được nữa. Từ đó đến khi 9 tuổi, chị chỉ di chuyển bằng hai tay và hai đầu gối. 

Sau chín năm chỉ biết bò, thời khắc rời mặt đất, bám lấy đồ vật đứng lên được khiến chị mừng đến trào nước mắt. Năm 10 tuổi, Trần Thị Thuần cắp sách tới trường. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chị vẫn phải dừng việc học lại sau khi học xong cấp hai.

Nhưng nỗi bất hạnh chưa dừng lại ở đó, sau khi kết hôn và có hai bé trai, chị Thuần đối mặt với một tai nạn đáng tiếc và gãy một bên chân, đã phải phẫu thuật và gắn nẹp vít để cố định. Sau vài ngày chăm sóc chị trong bệnh viện thì đã không còn liên lạc được với người chồng. Và chị Thuần đã phải đối mặt với cuộc chiến chống lại căn bệnh và chăm sóc hai người con một mình.

Với mức trợ cấp hơn 500 nghìn đồng một tháng chỉ đủ để mẹ con chị sống qua ngày. Vì không thể tìm kiếm được một công việc ổn định nên chị Thuần từng phải đi bán hàng rong. Chị đã phải đi khắp phố phường Hà Nội, những giọt mồ hôi nhễ nhại ngay giữa trời đông lạnh giá khiến cho ai cũng phải cảm động. Hạnh phúc mỉm cười với người phụ nữ khuyết tật nhiều bất hạnh khi chị gặp được chị Tâm 1 cựu sinh viên Úc chị Tâm có đưa ra dự án động viên chị Thuần tham gia và thực hiện . Nhờ vậy mà chị Thuần đã có một công việc ổn định với mức lương từ 5 -7 triệu mỗi tháng. Nhờ vậy, cuộc sống của 3 mẹ con chị bớt khó khăn hơn.

   Hợp tác xã Tâm Ngọc

Với nụ cười, ánh mắt, khuôn mặt xinh xắn và giọng nói dễ thương, chị Trần Thị Thuần nhận mình là người phụ nữ hạnh phúc, bởi dù cuộc sống có nhiều khó khăn, chị vẫn lạc quan đón nhận bằng nụ cười luôn thường trực trên môi.

Vượt qua giai đoạn khó khăn

Từ việc làm trà do nhu cầu của bản thân và cho gia đình, người thân uống được mọi người khen ngon, chị Thuần nảy ra ý tưởng sản xuất những sản phẩm có thể cải thiện sức khỏe.

Năm 2013, chị tham gia vào Hội Người khuyết tật huyện Sóc Sơn và làm Chủ tịch Hội Người khuyết tật xã Đồng Xuân. Chị đã cùng các hội viên mở cửa hàng photocopy, trồng thảo dược bán thô như: Hoa nhài, trà xanh khô; làm thêu. Mỗi buổi tối, chị Thuần tranh thủ thời gian để thực hiện ý tưởng, cùng một số bạn trong hội người khuyết tật của xã, biến những thửa đất bỏ hoang thành những vườn cây thảo dược. Năm 2019, chị đã thành lập Hợp tác xã Tâm Ngọc.

Trong HTX, chủ yếu các thành viên là người khuyết tật, vậy nên chị Thuần đã phải sử dụng một phương pháp phân chia công việc độc đáo, không giống ai và không giống nhau qua các ngày làm việc. Có những nhân viên có sức khỏe yếu, chỉ có thể làm việc trong khoảng 10 ngày trong một tháng. 

Để duy trì quy trình làm việc, chị Thuần đã phải điều chỉnh công việc hàng ngày dựa trên tình hình thực tế. Những thành viên có khả năng trí tuệ chậm chạp chỉ có thể thực hiện các công việc đơn giản và lặp đi lặp lại như nhặt cỏ và đóng gói.

Đồng thời, chị cũng phải sắp xếp một người giám sát hợp lý, vì sau khi nhặt cỏ, có thể các thành viên sẽ nhổ cả cây; hoặc khi đóng gói loại trà này để gửi cho khách hàng, có thể nhầm lẫn với loại trà khác... 

Nhờ quản lý linh hoạt của chị Thuần, HTX Tâm Ngọc đã tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều người khuyết tật với mức lương từ 2,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng mỗi tháng, phù hợp với nỗ lực mà họ đưa ra, giúp giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cộng đồng. 

Chị Thuần và các hội viên Hợp tác xã Tâm Ngọc

Bên cạnh những thuận lợi, chị Thuần cũng gặp phải những thách thức như “Gặp khó khăn trong quá trình điều hành xưởng và phân công công việc, chủ yếu là các bạn khuyết tật nên khi sản phẩm được đưa ra người ra sẽ có cái nhìn là mua để ủng hộ và chưa có chú tâm vào sản phẩm” Chị Thuần chia sẻ.

Đến nay, chị Thuần không chỉ xây dựng nên một hợp tác xã lớn mạnh, mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật.  

 Chị Thuần tự tin tiếp cận sản phẩm đến khách hàng

Chị Trần Thị Thuần chia sẻ: “Trước khi thành lập HTX, tôi đã phải luôn trăn trở làm gì và làm như thế nào để tạo được công ăn việc làm phù hợp nhất với người khuyết tật. Từ khi thành lập, phải tìm những hướng đi để duy trì, giúp anh chị có thu nhập, tôi đã tìm hiểu và đi đến hợp tác cùng với các HTX khác để tạo nên một chuỗi liên kết, cùng nhau phát triển. Làm sao trong môi trường làm việc của luôn vui vẻ, gần gũi như trong một gia đình, mỗi thành viên đều là một nhân tố góp lên môi trường làm việc thân thiện để cùng tạo ra những sản phẩm chất lượng”.

Các sản phẩm chính là trà túi lọc thảo dược như Cà gai leo, đinh lăng… được làm từ những nguyên liệu tự trồng theo hướng hữu cơ, sạch và an toàn. 

HTX đã có 3 sản phẩm trà túi lọc được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Năm 2020, chị Thuần đã đem sản phẩm trà thảo dược được đi dự thi Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo do Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức và đã vinh dự được là một trong 10 sản phẩm tiêu biểu được vinh danh. Đó là điều mà chị Thuận không ngờ tới, sau biết bao nỗ lực, phấn đấu, giờ đây mọi thành quả đến như một giấc mơ.

Chị Thuần chia sẻ dự định sắp tới: “Kế hoạch trong 5 năm tiếp theo chúng tôi muốn mở rộng các vùng nguyên liệu và chủ động hơn trong việc nuôi trồng nguyên liệu thảo dược. Hiện nay đã trồng được vùng nguyên liệu trên huyện Hàm Yên, Tuyên Quang kết hợp với HTX Thảo Mộc Việt với hy vọng mở rộng được vùng dược liệu để mang những sản phẩm chất lượng tới tay người dân, không chỉ giúp khách hàng cải thiện sức khỏe, mà còn giúp nhiều người khuyết tật có công ăn việc làm, tăng thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nhân Việt Nam 'bắt kịp thế giới, đi cùng thời đại'

Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã "dám chơi và biết chơi" hơn trong một sân chơi không chỉ trong lòng đất nước mà cả khu vực và thế giới. Chúng ta không chỉ bắt kịp mà có những bước quan trọng để đi cùng với thế giới, với thời đại.
2024-10-13 10:45:13

Thương binh Tạ Quang Uẩn - giỏi làm kinh tế, giàu lòng nhân ái

Vinh dự được gặp người thương binh Tạ Quang Uẩn - Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Phong Cảnh, tại Thành cổ Quảng Trị - nơi mà cách đây 52 năm đã diễn ra cuộc chiến biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đứng trên mảnh đất đầy bi tráng ấy, những hình ảnh trong cuộc đời dường như lần nữa vụt qua ký ức ông...
2024-10-13 06:35:00

Doanh nhân thương binh Tạ Quang Uẩn: Hành trình vượt khó

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương ngày nào vẫn luôn hằn sâu trên thân thể thương binh Tạ Quang Uẩn. Vượt qua mọi nỗi đau đó, thương binh Tạ Quang Uẩn đã nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp mang thương hiệu Phong Cảnh để tạo việc làm, thu nhập cho đồng đội và con em gia đình chính sách.
2024-10-12 13:45:00

Nơi lưu giữ kỷ vật lịch sử của Tướng Nguyễn Huy Hiệu

Năm 1973, Tướng Nguyễn Huy Hiệu vinh dự được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhân dịp này, ông được Trung ương trao tặng ba hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt, trong đó có một chiếc bút kim tinh, một chiếc đồng hồ Poljot của Nga, và một chiếc ca dùng uống nước mang lá cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược".
2024-10-12 12:27:56

Giải chạy "Run for Love" - Nơi tình yêu, sự đoàn kết và tinh thần cộng đồng lan tỏa

Sáng ngày 12/10, tại Vườn hoa Lý Tự Trọng, khu vực Hồ Tây, Hà Nội đã diễn ra giải chạy "Run for Love" - một sự kiện thể thao đầy ý nghĩa do Vietnam Airlines phối hợp cùng Hội Người mù thành phố Hà Nội và trung tâm Việt Nam and Friends tổ chức.
2024-10-12 12:00:30

Thà như là vô danh

Trên những nấm mồ liệt sỹ ghi danh những người còn sống không còn là cá biệt hay mới lạ nữa. Nhưng câu chuyện biết rồi, nói rồi tưởng như cũ kỹ ấy vẫn chưa thể sửa thì đó lại là nỗi trăn trở khôn nguôi, nỗi buồn đau đáu của nhiều thế hệ…để rồi có cùng ước muốn, thà như là vô danh…
2024-10-12 08:59:00
Đang tải...