Nước mắt của rừng - nước mắt của chúng ta

2017-10-19 15:10:38 0 Bình luận
Trước những hậu quả ghê gớm do thiên tai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của rừng và mô hình phát triển phải tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên, thuận thiên là chính.

Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên, tại hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tháng 6/2016. - Ảnh: VGP


Trong những ngày qua, thông tin về những trận mưa lũ liên tiếp xảy ra ở nhiều vùng trên cả nước đã gây xúc động mạnh mẽ. Tính đến ngày 15/10, đợt mưa lũ lịch sử đã làm 72 người chết, 30 người mất tích, 33 người bị thương. Riêng vụ sạt lở đất tại tỉnh Hòa Bình đã chôn vùi 18 người.

Đáng lo ngại là theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tình hình rủi ro thiên tai đang có chiều hướng gia tăng tại các tỉnh miền núi, đặc biệt là lũ quét, sạt lở, gây thiệt hại nghiêm trọng. Chỉ tính từ giữa tháng 6 tới nay, lũ quét, sạt lở đất đã làm 148 người chết và mất tích, ước tính thiệt hại trên 3.000 tỷ đồng.

Công tác ứng phó đã được triển khai gấp rút và quyết liệt. Khi cơn bão số 10 đổ bộ, lần đầu tiên Việt Nam đưa ra cảnh báo mức độ nguy hiểm cấp 4. Và cũng là hi hữu khi chỉ trong vài ngày, tỉnh Hòa Bình phải liên tiếp 2 lần công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai và sạt lở đất.

Đặc biệt, chỉ trong vòng một tháng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phải hai lần hủy mọi cuộc làm việc theo dự kiến để tới hiện trường trực tiếp chỉ đạo ứng phó mưa lũ và khắc phục hậu quả mưa bão. Các bộ ngành, chính quyền các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, nhân dân các vùng thiên tai cũng đã nỗ lực hết sức để giảm nhẹ hậu quả thiên tai.

Thế nhưng trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên, những hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu vẫn hết sức nặng nề. Cho tới nay, nhiều người bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy, nhiều địa phương vẫn bị cô lập, thậm chí ngay tại Hà Nội, một tuần sau trận lũ lịch sử, nhiều khu vực vẫn bị chia cắt.

Tình hình thiên tai đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, Chính phủ đã thành lập Tổng cục Phòng chống thiên tai trực thuộc Bộ NN&PTNT và cũng đã tới lúc chúng ta cần đánh giá thật thấu đáo những nguyên nhân gốc rễ để tìm giải pháp.

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra một nguyên nhân quan trọng tuy gián tiếp, đó là nạn phá rừng ở nhiều nơi, mặc dù trên thực tế, đánh giá một cách tổng quát về công tác bảo vệ phát triển rừng trong những năm qua thì mặt nổi trội vẫn nhiều hơn hạn chế, bức tranh tổng thể về công tác quản lý, bảo vệ rừng là tích cực. Thế nhưng những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây có lẽ là chưa đủ để khắc phục được hậu quả của tình trạng phá rừng trong nhiều năm trước.

Hơn thế nữa, tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn chậm được ngăn chặn tại một số địa phương, diện tích rừng khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm… Nhìn rộng hơn, những cơn giận dữ của thiên nhiên là cách “đáp trả” cách ứng xử của con người với môi trường. Như ông cha ta đã từng đúc kết, “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”.

Nhận thức rõ ràng những vấn đề đang đặt ra, mới đây Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hai Hội nghị rất lớn, đó là Hội nghị phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu trong tháng 9 và Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng diễn ra cách đây vài ngày.

Tại các Hội nghị này, từ nhận định các hoạt động kinh tế cường độ cao của con người gây ra nhiều tổn thương và hệ lụy ở nhiều nơi, Thủ tướng đã nhấn mạnh tinh thần phải tôn trọng quy luật tự nhiên, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thuận thiên là chính, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Ông cũng nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của rừng trong việc giữ đất, giữ nước, chống sạt lở.

Người đứng đầu Chính phủ đã chỉ đạo rõ hàng loạt giải pháp rất cụ thể như tiếp tục thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng, không khai thác gỗ rừng tự nhiên; ngừng cấp phép đầu tư các công trình thủy điện nhỏ có chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên; “không phải có dự án du lịch vào làm sân golf là chúng ta phá hết rừng trồng bao đời nay”…

“Họa phúc hữu môi phi nhất nhật” – họa phúc có nguyên nhân ngày một ngày hai. Cũng không phải cứ nơi nào xảy ra phá rừng thì nơi đó gánh chịu hậu quả. Việc nhìn nhận những thảm họa thiên nhiên cần phải đặt trong một bối cảnh chung rộng lớn, thậm chí cả ở tầm mức toàn cầu, khi hành vi của con người ở vùng đất này có thể mang lại hậu quả cho con người và các vùng đất khác ở rất xa.

Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên và thay đổi cả cách ứng phó với những biến đổi khó lường về biến đổi khí hậu. Những tầm nhìn, giải pháp đã được Chính phủ đưa ra và Việt Nam cũng đang cùng thế giới chung tay triển khai nhiều việc làm cụ thể. Thế nhưng, những vấn đề chung và vận mệnh chung đòi hỏi sự chung tay của tất cả mọi người.

Rất đáng hoan nghênh khi mỗi người san sẻ với đồng bào gặp nạn, nhưng sẽ đáng mừng hơn nữa nếu cùng với việc quyên góp ủng hộ, chúng ta chung tay thực hiện các hành vi có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Ngay trong ngôi nhà mình, nhiều người vẫn đang vô tư sử dụng những sản phẩm từ gỗ thịt từ rừng tự nhiên, việc tưởng chừng rất nhỏ này liệu có đáng để chúng ta suy ngẫm?

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00
Đang tải...