Phân bổ ngân sách: “Chưa phú quý thì không nên sinh lễ nghĩa”

2015-11-03 20:57:34 0 Bình luận
Nội dung phiên họp chiều 3/11 thuộc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13 là thảo luận các vấn đề xung quanh kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2016.

Góp ý về vấn đề này, đại biểu Đỗ Thị Hòa – Quảng Ninh cho rằng hiện còn rất nhiều vấn đề liên quan đến chi tiêu ngân sách, hiện nay bộ máy nhà nước quá cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo, có chức năng giao nhiều đơn vị thực hiện nhưng lại thiếu tính thống nhất dẫn tới tình trạng buông lỏng quản lý. Có những đơn vị được giao 2 nhiệm vụ nhưng khi thống kê thành tích thì kê 3 kê 4. Bên cạnh đó, cơ chế tuyển dụng chưa đảm bảo công khai minh bạch, thiếu cơ chế đào thải người không làm được việc, tiền thưởng dựa trên thâm niên công tác mà không căn cứ vào các đóng góp thực tế của các cá nhân.

Bội chi ngân sách trong những năm qua luôn tăng

Cũng góp ý về vấn đề chi tiêu ngân sách, Đại biểu Trần Du Lịch - Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ông cũng cảm thấy Bộ Tài chính đang trong tình trạng rất khổ vì cứ phải “giật gấu vá vai”. Giờ cứ phải đặt ra câu hỏi: Cắt bớt ngân sách của ai? Tăng lương lấy đâu ra?

Điều này cho thấy có những vấn đề không ổn về nguyên tắc ngân sách. Theo đại biểu Trần Du Lịch, vấn đề đặt ra hiện nay là có thể giảm chi thường xuyên hay không để dành trả nợ đầu tư. 

Ông Lịch đưa ra quan điểm là không thể để chi thường xuyên tăng cao hơn năm 2015 kể từ nay về sau và vấn đề “phú quý sinh lễ nghĩa” cũng cần cắt giảm, nước ta “chưa phú quý thì không nên sinh lễ nghĩa”.

 
 

 

Theo ông Lịch, việc chi để xây trụ sở, sắm phương tiện là chi tiêu dùng cũng không nên “vung tay”. Và chính những vấn đề thâm hụt từ những điểm trên khiến thâm hụt ngân sách. Để giải quyết được những vấn đề này thì Chính phủ và Quốc hội cần nghiên cứu xây dựng các chính sách phù hợp.

Đại biểu Trần Du Lịch đề nghị cần thay đổi việc chi thường xuyên cho các nhóm y tế và giáo dục. Hiện chi cho nhóm này luôn tăng trong khi đó cả người có tiền và không có tiền đều không thỏa mãn với các sản phẩm của y tế và giáo dục. Nhà nước chỉ nên bao cấp 1 số vấn đề của nhóm này.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng – Thái Nguyên cũng đưa ra các đề xuất đối với vấn đề hụt thu ngân sách. Theo ông Hùng, trước hết cần tích cực giải quyết nợ đọng thuế, hiện thông tin cho biết số thuế nợ đọng còn tới 76 nghìn tỷ đồng. Thứ hai là cần giảm chi. Cần cắt và hoãn một số khoản chi có thể cắt hoãn, thực hiện nghiêm việc giảm chi theo đề xuất của kiểm toán Nhà nước. Bên cạnh đó cần tiết kiệm triệt để việc thực hiện chi ngân sách và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn và vốn đi vay.  

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên: Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hòa chung không khí chào mừng năm học mới 2024 - 2025 và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong cả nước, sáng 5/9, trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên (Lai Châu) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng, đón các em học sinh vào lớp 1.
2024-09-07 20:37:29

Cấp căn cước cho người khuyết tật, cơ nhỡ ở TP.HCM

Công an TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức Chương trình cấp thẻ Căn cước cho nhân khẩu đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở bảo trợ xã hội người tàn tật Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP. HCM.
2024-09-07 15:22:12

Bão số 3 giật cấp 16, áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng

CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (bão số 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão. Hồi 09 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão bão số 3 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.
2024-09-07 10:25:00

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do bão số 3

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
2024-09-06 19:30:00

Bão Yagi mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông

Với cường độ cực mạnh, đạt cấp 16 và giật trên cấp 17, siêu bão Yagi (bão số 3) đã trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
2024-09-06 16:51:33

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp siêu bão số 3

Lúc 12h ngày 6/9, siêu bão Yagi mạnh cấp 16, cách Quảng Ninh khoảng 510km, dự báo trong 12 giờ tới, bão giảm xuống cấp 15.
2024-09-06 14:30:00
Đang tải...