Phát triển ngân hàng xanh hướng tới bền vững

2020-08-04 09:49:02 0 Bình luận
Ngân hàng xanh là ngân hàng bền vững hay là việc ngân hàng thực hiện các hoạt động trực tiếp và gián tiếp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Các hoạt động ngân hàng bền vững-tác động trực tiếp tới môi trường như sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, hạn chế rác thải, triển khai các dịch vụ điện tử và tự động hóa...

Các hoạt động gián tiếp tới môi trường thường được ngân hàng thực hiện thông qua việc ưu tiên cho vay hoặc đầu tư vào dự án có đánh giá các rủi ro liên quan đến môi trường, hỗ trợ các dự án xanh, thân thiện với môi trường; quan tâm đến các mục tiêu xã hội, mục tiêu phát triển bền vững và phát triển xanh; giám sát, hướng dẫn các dự án của khách hàng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; thay đổi năng lực đánh giá của cán bộ ngân hàng và khách hàng về các hoạt động thân thiện với môi trường... Do vậy, ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư; góp phần lớn vào quá trình phát triển và chuyển dịch kinh tế, để định hướng việc phát triển xanh, phát triển bền vững.

                                               

Chủ trương phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam đã được thể hiện rõ trong Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Ngân hàng xanh là nguồn lực quan trọng để thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh vì hệ thống ngân hàng có thể góp phần hạn chế những rủi ro về mặt môi trường, xã hội, thông qua việc không cho vay vốn đối với những dự án gây ô nhiễm môi trường hoặc có tác động xấu tới môi trường và cuộc sống của người dân. Mặt khác, việc kiểm soát chặt ngay từ khâu thẩm định tín dụng còn khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh sạch và an toàn hơn.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường của Đảng, Chính phủ nhằm thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. NHNN cũng đã xây dựng danh mục tiêu chí dự án xanh, tích hợp các tiêu chuẩn về môi trường xã hội với sự hỗ trợ của GIZ (Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức) và đã gửi 23 ngân hàng áp dụng thí điểm qua đó xanh hóa danh mục tín dụng trong chương trình cho vay hiện tại của NHNN (vốn JICA) đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia bảo vệ môi trường, quản trị rủi ro môi trường, xã hội thông qua việc tạo các nguồn vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp khi triển khai các dự án xanh, dự án áp dụng các công nghệ bảo vệ môi trường, nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững, tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ngay sau khi có những văn bản chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, các TCTD đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ, đồng thời lồng ghép hoạt động tín dụng xanh trong chiến lược phát triển của mình; một số ngân hàng thương mại (NHTM) cũng chủ động tham gia các dự án có tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế về bảo vệ môi trường và cấp tín dụng xanh.

Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về các lĩnh vực ngành nghề cần ưu tiên hỗ trợ, những lĩnh vực, ngành nghề cần hạn chế trong chiến lược phát triển ngân hàng xanh để làm căn cứ cho các NHTM trong quá trình thẩm định, cấp tín dụng. Ngoài ra,  hiện còn thiếu văn bản quy định trách nhiệm đối với những ngân hàng tài trợ tín dụng cho các dự án có tác động xấu đến môi trường và xã hội. Văn bản pháp lý cao nhất quy định về hoạt động bảo đảm an toàn môi trường là Luật Bảo vệ môi trường mới chỉ tập trung làm rõ trách nhiệm của khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các ngành nghề quan trọng, chưa nhắc đến trách nhiệm của ngành tài chính, ngân hàng. Các chế tài về xử lý ô nhiễm quy định trong Luật Bảo vệ môi trường cũng như trong Bộ luật Hình sự - phần quy định về tội phạm môi trường – cũng chỉ áp dụng với các tổ chức, cá nhân trực tiếp gây ô nhiễm.

Tín dụng xanh được hiểu là việc các tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung. Khoảng 5 năm về trước, tín dụng xanh có lẽ là khái niệm còn khá mới mẻ với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, đời sống người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngày càng ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đến môi trường, thì khái niệm “tín dụng xanh” mới thực sự được quan tâm đúng mức.

Trên thực tế, một số NHTM đã chủ động tham gia các dự án có vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế về bảo vệ môi trường và cấp tín dụng xanh. Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh tính đến cuối tháng 6/2019 tăng gần 30% so với năm 2018, trong đó, dư nợ trung, dài hạn chiếm hơn 75% dư nợ tín dụng xanh. Các lĩnh vực mà dư nợ tín dụng xanh tập trung chủ yếu là nông nghiệp (46%); năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (15%); quản lý nước bền vững (11%); lâm nghiệp bền vững (5%).

Hiện nay, các ngân hàng đang phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử - một trong những hoạt động làm xanh hóa hoạt động ngân hàng. Theo thống kê, hiện nay có 65 NHTM cung ứng dịch vụ internet banking, 35 cung ứng dịch vụ mobile banking và nhiều tổ chức trung gian cung ứng các dịch vụ thanh toán điện tử. Tuy nhiên, người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt, thống kê cũng cho thấy có đến 90% các giao dịch bằng thẻ đơn thuần là chỉ rút tiền tại máy ATM và chỉ có 10% còn lại là dùng để thanh toán qua POS.

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới 10%, đến cuối năm 2025 con số này giảm xuống còn 8%.

Chính vì vậy, các ngân hàng cần phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng… Đặc biệt, xu hướng “ngân hàng không giấy” sẽ trở nên phổ biến, dẫn đến giảm dần vai trò của các chi nhánh ngân hàng. Với CMCN 4.0, chi nhánh ngân hàng không phải là kênh phân phối mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong tương lai.

Điển hình như Sacombank không chỉ triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử từ khá lâu, mới đây, Sacombank cũng đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam dừng hoàn toàn cấp mã Pin thẻ bằng hình thức in ra giấy để góp phần bảo vệ môi trường; đồng thời, tiết kiệm chi phí, thời gian và hạn chế rủi ro.

Nằm trong xu hướng ngân hàng 4.0, ứng dụng mCard do Sacombank phát hành có thể xem như là một dạng ví thẻ tạo ra những trải nghiệm mới mẻ về sự tiện ích, hiện đại và an toàn bảo mật trong giao dịch thanh toán, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và góp phần giảm thiểu những thủ tục giấy tờ truyền thống.

Tuy nhiên, việc triển khai các giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng – ngân hàng xanh còn gặp một số khó khăn. Nhiều ngân hàng vẫn chưa triển khai hệ thống đánh giá rủi ro về môi  trường của các dự án được cấp tín dụng hay việc thực hiện ngân hàng xanh của các ngân hàng chỉ mới ở mức rất đơn giản so với thông lệ quốc tế. Trong hoạt động nội bộ, hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay cũng chưa đi tiên phong trong việc giảm rác thải, sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng như như giảm giấy thải và in ấn tiết kiệm... Việc huy động vốn xanh không thuận lợi, hoạt động cho vay còn gặp nhiều rủi ro. Ngoài ra, cơ chế phối hợp trao đổi thông tin của hệ thống NHTM và các cơ quan chức năng khác của Nhà nước như Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng còn chưa chặt chẽ. Hầu hết các NHTM Việt Nam chưa xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng xanh, ví dụ như lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp đầu tư công nghệ xanh chưa được ưu đãi nhiều so với các dự án thông thường đã làm giảm động lực của các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh.

Theo Chỉ thị số 03/CT–NHNN đã đề ra yêu cầu, các NHTM thúc đẩy cấp tín dụng xanh cho những dự án có mục tiêu rõ ràng về bảo vệ môi trường, khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường. Đầu năm 2017, NHNN ban hành Chỉ thị số 01/2017/CT-NHNN tiếp tục nhấn mạnh việc triển khai kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.

Vì vậy, thời gian gần đây, nhiều ngân hàng triển khai nhiều chính sách ưu đãi trong việc cấp tín dụng xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường như: Nam A Bank đã ký kết với Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF) về việc triển khai Chương trình tín dụng xanh tại Việt Nam.

Việt Nam ngày càng chú trọng đầu tư tài chính cho phát triển nền kinh tế xanh (Trong ảnh: Hệ thống pin nhà máy điện mặt trời trên hồ thuỷ điện Đa Mi, tỉnh Bình Thuận, công suất 47,5 MWp)_Ảnh: TTXVN

Với lãi suất ưu đãi khoảng 5 - 6% năm. Ngân hàng sẽ cấp tín dụng xanh trung và dài hạn cho các dự án thúc đẩy giảm khí thải CO2 và các dự án tiết kiệm 20% nhu cầu năng lượng. HD Bank vừa đưa ra gói tín dụng 10.000 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trên cả nước. Lãi suất cho vay ưu đãi với mức giảm 1%/năm so với lãi suất thông thường, tài sản thế chấp là tài sản hình thành từ vốn vay với tỷ lệ cho vay lên đến 80%, thời hạn vay tối đa 10 năm.

Xu hướng tín dụng xanh hướng tới phát triển toàn diện và bền vững có thể còn mạnh hơn trong thời gian tới với sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính sách của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, hiện các “dòng tín dụng xanh” phần lớn vẫn dựa trên các dự án có tài trợ quốc tế.

Bởi ngân hàng vẫn e ngại về rủi ro tín dụng từ các dự án đầu tư xanh. Theo thống kê của NHNN, hiện mới có 24% dự án xanh được các ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, trong đó chủ yếu được thực hiện tại một số hội sở và chi nhánh của các ngân hàng như: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, ACB, Sacombank, SHB, Viet A bank, OCB, HSBC….

Hiện nay, quy mô ngày càng tăng của các ngân hàng làm tăng lượng khí thải cac-bon ra môi trường xung quanh. Với số lượng các chi nhánh khổng lồ, các ngân hàng sẽ làm tăng đáng kể lượng khí thải cacbon vào môi trường do sử dụng nhiều năng lượng, máy điều hòa, thiết bị in ấn… Để giảm lượng cacbon khách hàng cần thay đổi thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt và giao dịch qua ngân hàng điện tử.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48
Đang tải...