Phía sau những cuộc trùng phùng đặc biệt: Hành trình tìm mẹ của Hoàng 'sói hoang'

2021-01-07 13:00:00 0 Bình luận
Bom đạn chiến tranh đã làm xảy ra bao cuộc chia ly mà nhiều người đến cuối đời vẫn chưa được trùng phùng. Nhưng câu chuyện của Hoàng 'sói hoang' bị lạc mẹ ở Huế lại có một kết thúc có hậu kỳ lạ như chuyện cổ tích.

Anh Hoàng đoàn tụ cùng mẹ và các cháu ở Huế vào năm 2008: Ảnh tuoitre

Ngày định mệnh ở ga tàu lửa

Năm 1972, Tống Trọng Hoàng còn là đứa trẻ lên 3. Trong hành trình theo mẹ từ Huế vào Đà Nẵng, Hoàng bị lạc. Để sống và lớn lên rồi chờ đợi tới giây phút tìm lại được người mẹ của mình, Hoàng đã có một hành trình cay đắng, nhiều trắc trở.

Anh Tống Trọng Hoàng có người mẹ cùng năm anh em của mình hiện ở một căn nhà trong hẻm sâu ở đường Trần Phú (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Vào đầu năm 2008, tròn 36 năm lang thang trong thân phận của một người không cha mẹ, hành trình tìm về cội nguồn để gặp mẹ của Hoàng mới dừng lại với một kết thúc đẫm nước mắt. Hoàng tìm được mẹ mình nhờ những mối giúp đỡ, dẫn dắt của cộng đoàn xứ đạo nơi mẹ anh đi lễ.

Kể với chúng tôi tại nhà riêng ở đường Trần Phú (TP Huế), bà Nguyễn Thị Quý cho biết vào năm 1972 khi chiến tranh ở Huế vào giai đoạn ác liệt thì bà quang gánh và dẫn theo sáu đứa con đi bộ dọc theo quốc lộ 1, qua đèo Hải Vân để vào Đà Nẵng. 

Khi đó, Hoàng mới tròn 3 tuổi. Gần tối, sau khi dừng chân nghỉ ngơi ở bến nhà ga xe lửa Đà Nẵng thì Hoàng bị lạc. Sau một lúc cố gắng tìm kiếm trong hoảng loạn mà chẳng thấy tung tích con trai, bà Quý nhờ thông báo tìm trẻ lạc trên loa nhà ga nhưng cũng vô vọng. Nhiều ngày sau đó bà vừa lo cho đàn con nhỏ, vừa đi khắp thành phố hỏi tìm nhưng Hoàng đã đi đâu không rõ.

Sau khi Đà Nẵng và Huế được giải phóng, bà Quý dẫn năm đứa con về lại quê. Người mẹ nghèo dẫn đàn con chạy loạn trong hoang mang, khi đi đủ đầy nhưng lúc về lại hụt mất một đứa. Bà thẫn thờ như gà mẹ lạc con, không một ngày nào tìm được giấc ngủ yên ổn.

"Tui khóc và thương nó vô cùng. Cứ nhắm mắt lại là nghĩ tới cảnh ở đâu đó nó cũng thất thểu bơ vơ tìm tui, đói rách ngủ bờ ngủ bụi vạ vật cũng chẳng có ai che chở. Cứ cầu nguyện cho nó mạnh khỏe, khôn ngoan mà biết đường về với mẹ" - bà Quý kể.

"Sói hoang" lang thang

Về phần Hoàng, khi gặp mẹ mình sau 36 năm lưu lạc, anh đã không giấu được những giọt nước mắt hờn tủi. Anh kể trong trí nhớ láng máng, rời rạc rằng khi lạc mẹ thì anh có đi lên một xe và ngồi trong đó rồi ngủ quên mất. Khi tỉnh dậy thì không rõ mình đang ở đâu. Anh đã rất sợ hãi, khóc khàn tiếng rồi đặt chân xuống một nơi lạ lẫm là tỉnh Bình Dương ngày nay. Lúc đó Hoàng mới hơn 3 tuổi.

Những ngày không cha mẹ với anh thật khó khăn. Anh kiếm sống vạ vật ở những khu chợ. Thứ nuôi anh sống và lớn lên là những đụn thức ăn của các tiểu thương ở chợ nhỏ. Kể cũng lạ, anh có một sức sống thật mãnh liệt. Khi anh 8 tuổi thì một tiểu thương ở chợ đã nhặt anh về nuôi. Đó là ân nhân đầu tiên, nhưng không phải là người cuối cùng. 

Anh kể rằng hai năm sau khi ở với tiểu thương này thì bà đột ngột qua đời, anh lại ra chợ để làm con "sói hoang" cô độc. Một trại lính ở gần đó thấy đứa trẻ tội nghiệp đã nhận về cho ăn ở, nuôi dạy. Họ đặt tên cho anh là Trung. Vậy là cái tên "Hoàng" đã quên lãng, Trung chỉ biết mình là... Trung. 

Một người bạn lính tên là Tư Xiêm tới thăm doanh trại, thấy Trung lanh lẹ nên đưa về nuôi. Nhưng được thời gian thì chú Tư Xiêm này lại lấy vợ, Trung không được dẫn theo. Và anh lại tiếp tục bị bỏ rơi.

Hoàng nghẹn giọng kể rằng anh cứ trôi dạt như thế, cứ bị bỏ rơi lại có người nhận nuôi, rồi lại bị bỏ rơi như vậy cho tới khi được một cặp vợ chồng làm công nhân cao su nhận về nuôi hẳn và thương anh như con đẻ. Đó là lúc Hoàng đã lên 13 tuổi. Từ ngày lạc mẹ, gia đình vợ chồng công nhân cao su tên là Nguyễn Quý, vợ là Giằng Thị Anh là nơi bao bọc cho tới năm Hoàng lên 28 tuổi. 

Anh được cha mẹ nuôi làm đám cưới với chị Trần Thị Xuân. Cùng cảnh ngộ như Hoàng, Xuân mồ côi mẹ, cha đi lấy vợ khác. Hai người gặp nhau và thương nhau rồi có hai đứa con, sinh sống tại ấp Lai Khê, Bến Cát (Bình Dương).

Nỗi khát khao tìm về nguồn cội

Chị Xuân kể rằng khi lấy anh Hoàng, chị biết anh lạc mẹ và cảm nhận nỗi khắc khoải tìm về cội nguồn của chồng nên cả chị lẫn chồng cố tìm hết kênh để liên lạc với quê hương nhưng không thành. 

Chuyện chẳng ngờ lại đến vào một buổi tối, anh Hoàng ghé vào tiệm hủ tiếu thì nghe giọng người đứng bán là người gốc Huế. Như có linh cảm cội nguồn quê hương, anh tâm sự chuyện lạc mẹ của mình. Và người bán hủ tiếu thương cảm và nhận lời giúp anh Hoàng về lại cố đô tìm mẹ.

Cận tết năm 2007, anh Hoàng theo chân người bán hủ tiếu tốt bụng về lại vùng Phủ Cam (Huế) để tìm người thân. Anh chẳng nhớ gì về gia đình mình cả. Thật quá khó như cảnh mò kim đáy bể. Trong lúc bế tắc, ông bán hủ tiếu đã nghĩ ra việc chạy tới nhà thờ Phủ Cam cầu sự giúp đỡ. Những thánh lễ liên tiếp các ngày cuối tuần dạo đó được các vị linh mục rao tìm người thân cho anh Hoàng với những thông tin ít ỏi.

Những lời đó đến được tai mẹ anh Hoàng. Bà chạy ra nhà thờ, gặp anh Hoàng mà lúc đầu bà cũng không nhận ra vì con đã quá khác. Nhưng sự kết nối máu mủ ruột rà đã giúp bà linh cảm chàng trai gần 40 tuổi đứng trước mặt chính là giọt máu của mình. Anh Hoàng và mẹ đoàn tụ, vỡ oà xúc động khi kết quả xét nghiệm ADN mẹ - con trùng khớp.

Từ giã phận người không tên tuổi

Đã hơn 12 năm qua, nhưng đến giờ nhắc lại, bà Quý mắt rưng rưng vẫn nói rằng đó như là một giấc mơ có thật. Sau ngày trùng phùng, anh Hoàng ở lại với mẹ vài ngày rồi tiếp tục cùng vợ con quay trở lại Bình Dương làm việc. Bà Quý cũng vào nơi con đang ở để coi cuộc sống hiện tại của con cháu, cũng là dịp để cảm ơn ông Nguyễn Quý và bà Giằng Thị Anh đã cưu mang, nuôi nấng anh Hoàng.

Vào thời điểm gặp lại mẹ ruột, anh Hoàng vẫn là một người không tên tuổi, không giấy tờ tùy thân. Việc xác minh, làm lại giấy tờ cho anh Hoàng hết sức phức tạp. Thương con, bà Quý đã quyết định khăn gói vào lại Bình Dương, đến gặp cha mẹ nuôi của anh Hoàng để xin cải họ cho anh từ họ Tống sang họ Nguyễn (họ của cha nuôi). 

Người mẹ già cũng quyết định cho đứa con do mình rứt ruột sinh ra mang tên của cha mẹ nuôi đặt để ghi vào chứng minh nhân dân. Và anh Tống Trọng Hoàng đã làm được giấy tờ tùy thân với cái tên Nguyễn Văn Trung.

Khói hương ngày giỗ vừa rực cháy thì bất ngờ có một cuộc gọi lạ tới báo manh mối người thân bao năm đã được thờ cúng...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và những ký ức về trận chiến tháng 4 lịch sử

Ký ức đầu tiên nhưng cũng là trận đánh làm ông nhớ mãi vào năm 1970. Đó là trận tiêu diệt cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở Sáp Đá Mài – Tân Kim – Cam Lộ – Quảng Trị đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1970. “Lúc đó tôi là Đại đội trưởng Đại đội 2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 của mặt trận B5...
2024-10-24 16:02:56

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho người khuyết tật ở nước ta hiện nay

Người khuyết tật (NKT) thường đối mặt với vô vàn thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục - hai yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng nền tảng phát triển toàn diện và hội nhập xã hội cho mọi cá nhân. Việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ này khiến NKT bị hạn chế về cơ hội, cản trở quá trình hòa nhập cộng đồng và tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội.
2024-10-24 14:35:00

Nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm: Thực tiễn và giải pháp từ Đảng bộ huyện Điện Biên

Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và phức tạp của cấp ủy và UBKT các cấp, đòi hỏi người cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn; khéo léo vận động, thuyết phục, kể cả đấu tranh làm cho đối tượng được kiểm tra khắc phục tâm lý lo sợ, tự ti, mặc cảm, định kiến, phản ứng, thiếu hợp tác trở nên tự giác, chủ động phối hợp trong quá trình kiểm tra. Trong những năm qua, đảng bộ huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm đã được xử lý kịp thời, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
2024-10-24 14:25:00

Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất: Bước tiến đáng tự hào trong thể thao người khuyết tật

Trong hai ngày 22 và 23/10/ 2024, tại Hội Người Mù tỉnh Ninh Bình, vòng chung kết Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất đã diễn ra với sự tham gia của 32 vận động viên.
2024-10-24 09:25:54

Quận Hoàn Kiếm: Tổ chức khóa học nghề thủ công cho người khuyết tật

Ngày 22/10/2024, tại quận Hoàn Kiếm, Hội Người Khuyết tật quận phối kết hợp với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật Sản phẩm Làng nghề Việt Nam tổ chức khóa học Nghề thủ công Hoa Vải tái chế & Khâu Chần Bông cho người khuyết tật (NKT) trên địa bàn.
2024-10-24 09:13:22

Chùa Phúc Khánh - Nguồn tâm huyết an vui, thịnh vượng

Từ thành phố Nam Định qua cầu Đò Quan, theo đường TL490C chúng tôi về thôn 6, xóm Xuân Dương, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định viếng thăm chùa Phúc Khánh - Ngôi chùa tình thương có kiến trúc đẹp mắt, trang nghiêm tại một vùng quê thanh bình đang từng ngày đổi mới.
2024-10-24 09:00:44
Đang tải...