Vũ Phong Cầm - Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ

2025-04-27 16:31:00 0 Bình luận
Quảng Ninh vừa khai mạc triển lãm 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025); Phim Tài liệu “Chuyện hai người lính” của đạo diễn Vũ Phong Cầm được trưng bày tại triển lãm này, những người bạn thời kháng chiến bảo, ông là Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ.

 

Khai trương triển lãm thành tựu Văn học-Nghệ thuật Việt Nam, sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025); và những thành tựu nổi bật của Quảng Ninh sau 70 năm Ngày giải phóng Vùng Mỏ (25/4/1955-25/4/2025).

Phim Tài liệu “Chuyện hai người lính”, đăng quang giải cánh Diều Bạc-giải thưởng cao quý, mang tính chuyên nghiệp cao của Hội Điện ảnh Việt Nam. Phim kể về thân phận 2 người cùng ra trận, người thì hy sinh, người thì để lại một phần cơ thể và cuộc đời trai trẻ của mình nơi trận mạc, trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1075. Một người chết trong khi làm nhiệm vụ không được công nhận là liệt sĩ; người kia 30 năm mang danh liệt sĩ lại sống trở về.

Không gian trưng bày cuộc triển lãm thành tựu Văn học-Nghệ thuật Việt Nam tại Quảng Ninh.

Đó là, Nguyễn Văn Sinh sinh năm 1954 quê ở xã Thành Công, thị xã Hồng Gai (Quảng Ninh), nhập ngũ ngày 7/6/1972 vào Tiểu đoàn pháo Cao xạ 243, bị thương trong khi đào hầm hào xây dựng trận địa pháo cao xạ 37mm, để đánh trả quân Mỹ không kích miền Bắc. Dù được đơn vị đưa đi cứu chữa tại Bệnh viện dân y sơ tán gần nơi đóng quân, nhưng vết thương bị nhiễm trùng uốn ván, đã cướp đi sinh mạng Nguyễn Văn Sinh vào ngày 26/7/1972. Gia đình chỉ được hưởng chế độ tử sĩ, bao thập kỷ qua gia đình và đồng đội vẫn đề nghị và mong chờ Nguyễn Văn Sinh được công nhận là liệt sĩ, nấm mộ của anh mong được đưa vào nghĩa trang liệt sĩ mà không được.

Bộ phim Tài liệu “Chuyện hai người lính” được trưng bày tại triển lãm.

Còn người lính kia mang danh liệt sĩ trên ba chục năm, nay lại tìm về. Ông là Phạm Văn Ngọc sinh năm 1955, ở huyện An Hải, thành Hải Phòng, nhập ngũ tháng 2/1973, vào Trung đoàn 742, Sư đoàn 310 quân tình nguyện chiến đấu ở nước bạn Campuchia. Tháng 4/1979 đơn vị hành quân chiến đấu chống tàn quân Pônpốt ở huyện Đầm Pe, tỉnh Công Pông Chàm. Chiến sự ác liệt, thương vong nhiều, tưởng như ông Ngọc đã tử trận và mất xác đơn vị đã tổ chức lễ truy điện vọng, đồng thời báo tử về địa phương. Sự việc hy hữu từ đống thi thể binh sĩ cả ta lẫn địch ở bãi chiến trường, ông Ngọc tỉnh dậy được nhân dân địa phương đưa về khe bản cứu chữa, từ đó mà lạc đơn vị.Thương tích trên người ông Phạm Văn Ngọc nặng nhất là chấn thương não. Mất trí nhớ, 30 năm sống dở dại lưu lạc ở nước bạn ngôn ngữ bất đồng. Khi trí nhớ phục hồi, ông mới biết nguồn gốc của mình và lặn lội tìm đường về quê nhà, thì gia đình đã di cư theo chương trình xây dựng vùng kinh tế mới, ở huyện miền núi Hoành Bồ.

Ông Phạm Văn Ngọc về địa phương không giấy tờ tùy thân, thương binh không phải, quân nhân phục viên cũng không, binh sĩ tại ngũ cũng không đơn vị nào nhận. Ông Ngọc về địa phương khi đã hết tuổi lao động, nửa khôn nửa dại, trên cơ thể có nhiều thương tích của đạn bom; mẹ già, người vợ đã lấy người chồng khác.

Các tác phẩm Văn học-Nghệ thuật về đề tài người lính làm nên chiến thắng 30/4/1975, giải phóng miền Nam-thống nhất đất nước, có giá trị giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Bộ phim đánh động vào lương tri mỗi người, mà chiến tranh đã qua còn để lại những vết sẹo, những vấn đề tồn tại sau chiến tranh, nỗi đau của bao người. Tác phẩm Điện ảnh của đạo diễn Vũ Phong Cầm, một CCB người trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam-thống nhất đất nước 30/4/1975.

Tại không gian của cuộc triển lãm thành tựu Văn học-Nghệ thuật Việt Nam, sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025); và những thành tựu nổi bật của Quảng Ninh sau 70 năm Ngày giải phóng Vùng Mỏ (25/4/1955-25/4/2025), CCB Vũ Phong Cầm tác giả kịch bản và đạo diễn phim “Chuyện hai người lính” chia sẻ, mình nhập ngũ đúng vào thời khắc lịch sử “ Bình-Trị-Thiên khói lửa” mà phía bên kia gọi là “ mùa hè đỏ lửa” đã cảm nhận được sự tàn khốc của cuộc chiến tranh và nặng lòng với sự bất hạnh của đồng đội nơi hòn tên mũi đạn.

Khi tại ngũ, Vũ Phong Cầm ở nhiều đơn vị chiến đấu, trong đó có Tiểu đoàn pháo cao xạ 14 Anh hùng; đơn vị thành lập từ thời kháng chiến chống Pháp, từng tham gia trận Điện Biên Phủ năm 1954 và trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Tiểu đoàn pháo cao xạ 14 Anh hùng chiến đấu dũng cảm, hành quân thần tốc, từng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và tặng danh hiệu Tiểu đoàn “Gió”, nay chẳng rõ ai nhớ ai quyên!

 

CCB Vũ Phong Cầm đã ngoài tuổi “xưa nay hiếm”, vẫn đam mê cầm bút, có tâm hồn nghệ sĩ và đã được vinh danh nghệ sĩ Vùng Mỏ.

CCB Vũ Phong Cầm khi xuất ngũ, rời tay súng thì cầm bút làm báo, làm phim và viết văn. Ngoài bộ phim Tài liệu “ Chuyện hai người lính”, còn có phim Khoa học “Ẩn họa dưới lòng đất” đạt giải Nhất, tại liên hoan phim Môi trường toàn quốc lần thứ V; và đạt 4 giải Bạc trong các kỳ liên hoan phim Truyền hình toàn quốc.

Tác nghiệp trong đêm 28 tháng Chạp năm Mậu Tuất, đón phút đầu đóng điện pin mặt trời trên đảo Trần, huyện đảo Cô Tô.

CCB Vũ Phong Cầm còn có một giá sách lưu giữ tác phẩm văn học của mình với các truyện ngắn, truyện vừa đã được công bố và xuất bản; trong đó, có nhiều tác phẩm viết về người lính như các truyện ngắn: Trận địa bên dòng sông Cửa Lục, Giọt tình cửa biển, Biển Hạ Long ngày nắng... Những người bạn cùng chiến hào năm xưa bảo, CCB Vũ Phong Cầm có tâm hồn nghệ sĩ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42

Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong

Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00

Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 18:36:03
Đang tải...