Phó Chủ tịch Quốc hội: Tránh tái diễn vụ việc ở trạm thu phí Cai Lậy

2017-08-15 14:47:33 0 Bình luận
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 13, sáng 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT).” Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp.

Trạm thu phí Cai Lậy. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)


BOT là hướng đi đúng đắn

Trình bày báo cáo kết quả giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, việc thực hiện các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT trong thời gian qua đã khiến diện mạo về hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống đường, cầu có sự chuyển biến rõ rệt, phát huy hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Giai đoạn 2011-2016, Bộ Giao thông Vận tải đã huy động trên 171.000 tỷ đồng, trong đó vốn BOT là hơn 154.000 tỷ đồng/59 dự án, chiếm khoảng 90,2%. Đến nay, 55 dự án BOT đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác với tổng mức đầu tư gần 138.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo của 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương đã huy động được hơn 80.000 tỷ đồng cho các dự án BOT. Nhiều công trình trọng điểm, có tính kết nối cao giữa các vùng miền đã được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (mở rộng Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên...). 

 

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế và nguồn ODA thu hẹp dần, việc huy động thông qua hình thức hợp đồng BOT là hướng đi đúng đắn để phát triển giao thông nói riêng, phát triển kinh tế nói chung, đồng thời giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước trong việc thực hiện chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho nền kinh tế. 


Đa số người dân tham gia giao thông được hưởng những dịch vụ, hàng hóa công cộng tốt hơn, đầy đủ hơn với một mức chi phí hợp lý. Kết quả và kinh nghiệm có được trong việc triển khai các dự án giao thông BOT đã khẳng định hướng đi đúng đắn của mô hình đầu tư theo hình thức PPP, cần tiếp tục được phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế khác. Đó cũng là cơ sở để Nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cao hiệu quả và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, báo cáo của Đoàn giám sát cũng thẳng thắn chỉ rõ nhiều hạn chế, tồn tại từ việc ban hành chính sách đến thực tế triển khai. Theo đó, việc triển khai các chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng chưa có nguyên tắc và thứ tự ưu tiên. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập. Việc xác định phương án tài chính của dự án còn chưa hợp lý... Đặc biệt, công tác thu phí sử dụng dịch vụ còn nhiều bất cập: Vị trí đặt trạm thu phí và khoảng cách giữa các trạm chưa hợp lý. Khung giá dịch vụ quy định rất rộng, dễ dẫn đến tiêu cực.

Ngoài ra, quá trình tham vấn về vị trí trạm thu phí chưa lấy ý kiến người dân gần trạm, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đối tượng thường xuyên sử dụng đường... khiến người dân bức xúc, phản đối kéo dài trong thời gian qua. Đặc biệt, nhiều trường hợp phí tăng nhưng chất lượng công trình xuống cấp nghiêm trọng, khiến người dân phải trả chi phí cho chất lượng dịch vụ không tương xứng.

Rà soát vị trí đặt trạm thu phí dự án BOT

Thảo luận tại phiên họp, mặc dù đánh giá cao tác động của hình thức BOT lên cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế-xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với nhận định, hình thức này vẫn còn một số điểm bất cập, chủ yếu do yếu tố chủ quan.


Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)


Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nêu vấn đề về việc những con đường độc đạo do cha ông để lại nhưng vẫn bị thu phí. Nhiều đoạn đường rất ngắn nhưng vẫn làm theo hình thức BOT dẫn tới nhân dân phản ứng. Để giải quyết tình trạng này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đề xuất cân nhắc lại việc thu phí trên những tuyến đường độc đạo. Trường hợp cần thiết, mở tuyến đường mới có thu phí bên cạnh tuyến đường cũ để người dân lựa chọn.

Cho ý kiến về công tác thu phí đối với dự án BOT, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ chỉ rõ, khoảng cách đặt trạm thu phí và mức thu phí là khởi nguồn dẫn tới mọi phản ứng của người dân. Dẫn chứng về vụ việc người dân dùng tiền lẻ trả phí gây ách tắc giao thông tại Trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) những ngày gần đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị cần làm rõ thêm vấn đề này, nêu rõ nguyên nhân và cách khắc phục để tránh tái diễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, Nhà nước cần mua lại quyền thu phí ở những trạm không bảo đảm khoảng cách tối thiểu 70km trở lên để tránh bức xúc trong nhân dân. Đặc biệt, cần tổng rà soát để xây dựng quy hoạch về công trình giao thông thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, để có thể thực hiện chủ trương này bài bản trong thời gian tới. Ngoài ra, Nhà nước cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm, giám sát chặt thu phí giao thông đường bộ để đảm bảo minh bạch, công khai.

Đồng tình với quan điểm này, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị, trong thời gian tới, Chính phủ cần chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện việc rà soát các vị trí đặt trạm thu phí hiện nay, ban hành tiêu chí thành lập trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, xây dựng mức giá phù hợp. Chính phủ xem xét, áp dụng công nghệ tiên tiến (thu phí không dừng) để bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động thu giá, xây dựng cơ chế và áp dụng công nghệ để giám sát chặt chẽ doanh thu của các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ; đến năm 2019 triển khai đồng bộ thu phí không dừng với tất cả các tuyến quốc lộ trên toàn quốc.

Hoàn thiện quy định pháp luật về đầu tư BOT

Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, chủ trương huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung trong đó kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là hoàn toàn đúng đắn và thời gian qua đã triển khai khá tốt. Nhiều công trình trọng điểm quốc gia, nhiều tuyến đường quan trọng đã được đầu tư xây dựng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng cũng như của cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong triển khai, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT thời gian qua. Đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hình thức đầu tư này chưa hoàn thiện, đồng bộ. Trong khi chưa có đánh giá tổng kết về việc xây dựng, triển khai pháp luật, đầu tư lại khá ồ ạt. Việc triển khai quy hoạch giữa các ngành, lĩnh vực chưa nhất quán, thiếu quy hoạch hệ thống giao thông đồng bộ.

Quá trình lập, thẩm tra, phê duyệt dự án BOT còn bất cập, dẫn tới nhiều dự án điều chỉnh tăng mức đầu tư. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà đầu tư còn nhiều hạn chế; hầu hết các dự án thời gian qua là chỉ định thầu làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả đầu tư của dự án.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, trong thời gian tới, các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về đầu tư BOT; nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật Đối tác công tư để tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ; tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để bảo đảm Nhà nước và tư nhân thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Trong khi chưa ban hành Luật, Chính phủ cần chủ động nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh quy định bất hợp lý, hạn chế trong thực tiễn. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần nâng cao trách nhiệm trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án; tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện của nhà đầu tư trong cả giai đoạn thực hiện dự án, vận hành và bảo trì và giai đoạn kết thúc chuyển giao để bảo đảm sau khi hết thời hạn thu phí, công trình được bàn giao lại cho Nhà nước vẫn phải đảm bảo chất lượng vận hành.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc giáo dục thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là 'kiến trúc sư' của Nhà nước Việt Nam độc lập. Với tầm nhìn của một vĩ nhân cùng trải nghiệm thực tiễn của lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục thanh niên.
2024-05-19 09:30:58

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53
Đang tải...