Phó Thủ tướng yêu cầu đề xuất chính sách cho hàng loạt vấn đề hội nhập
2017-02-28 15:21:36
0 Bình luận
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo và đề xuất chính sách cho những vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các FTA nói riêng, như tác động của xu thế bảo hộ thương mại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP…
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập kinh tế quốc tế chủ trì phiên họp lần thứ nhất của năm 2017, đánh giá kết quả hoạt động năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm nay.
Nghiên cứu, đánh giá các nội dung mới của hội nhập kinh tế
Tại phiên họp, Văn phòng Ban Chỉ đạo đã báo cáo kết quả hoạt động của Ban trong năm qua, khẳng định Việt Nam đã và đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo chủ trương tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn hội nhập toàn diện với hội nhập kinh tế là trọng tâm. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định mạnh mẽ tại tại Nghị quyết số 06-NQ/TW khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị- xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Ban Chỉ đạo cũng báo cáo thêm một số nội dung theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong phiên họp diễn ra hồi tháng 9/2016 về công tác thông tin tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo; tham mưu, đề xuất về đàm phán, ký kết, phê chuẩn và thực thi các hiệp định thương mại tự do.
Theo lãnh đạo Vụ Thương mại đa biên (Bộ Công Thương), trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã có các bước chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc chọn đối tác hợp tác và đàm phán nên đã hưởng nhiều lợi ích hơn từ các hiệp định thương mại tự do. Biểu hiện của lợi ích này là tỷ lệ DN sử dụng ưu đãi đang tăng dần lên như tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc VKFTA là trên 80% và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chile là trên 60%,...
Trả lời “đặt hàng” của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp hồi tháng 9/2016 về hiện tượng Việt Nam là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này lại chững lại, Bộ Công Thương cho rằng Cộng đồng kinh tế ASEAN chỉ là một trụ cột của Cộng đồng chung ASEAN và một số cam kết thương mại, đầu tư, không trùng với mốc hình thành AEC (từ cuối năm 2015). Như vậy, các hoạt động thương mại, đầu tư sẽ không thay đổi ngay từ thời điểm hình thành AEC mà thay đổi theo lộ trình các cam kết về thương mại, đầu tư.
Cụ thể, về việc Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng với ASEAN nhưng lại chưa tận dụng tốt lợi thế trong xuất khẩu, Bộ Công Thương cho biết có tâm lý chung trong các nước ASEAN là tăng cường khả năng sản xuất chung, thu hút đầu tư từ ngoài khối để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khác. Bộ Công Thương cũng dẫn chứng tỷ lệ thương mại nội khối trước đây là 25% nhưng nay đã giảm đi một nửa.
Về nguyên nhân chủ quan, Bộ Công Thương cho biết cơ cấu kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam tương đối giống với các nước ASEAN. Năng lực của DN Việt Nam tận dụng các cơ hội thấp, thể hiện ngay trong chỉ số DN tận dụng ưu đãi chỉ ở mức 30%, còn rất thấp (mặc dù tăng so với mức 10% trước đây). Nguyên nhân là do DN trong nước muốn hướng tới thị trường trong nước hoặc là các thị trường khác, không muốn thâm nhập vào thị trường ASEAN.
Vụ Thương mại đa biên cũng cho biết ngoài xu hướng này thì các nước ASEAN cũng dựng lên các hàng rào thương mại và xu hướng này sẽ tăng lên trong thời gian tới. Chính phủ, các bộ, ngành cũng phải hỗ trợ DN vượt qua rào cản này.
Đẩy mạnh tạo thuận lợi thương mại
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá Ban Chỉ đạo với vai trò là cơ quan điều phối liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế đã phối hợp các bộ, ngành và địa phương triển khai nhiều hoạt động quan trọng nhằm triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế; phối hợp các bộ, ngành tham gia đầy đủ các hoạt động trong khuôn khổ các diễn đàn, tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, ASEAN, APEC, ASEM..., đàm phán các hiệp định thương mại tự do; tổ chức nghiên cứu, đánh giá và đề xuất về các nội dung mới của hội nhập kinh tế quốc tế; triển khai có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế...
“Các hoạt động này đã góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, DN và sản phẩm, bảo vệ lợi ích của DN trong quá trình thực thi cam kết. Việt Nam ngày một hội nhập chủ động, tích cực với thế giới, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm. Trong năm qua, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong vận động các nước như Canada… công nhận nền kinh tế thị trường”, Phó Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng quá trình triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Công tác phối hợp để xây dựng các chương trình, kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn lỏng lẻo, vẫn còn nặng tư tưởng cơ quan chủ trì phải chịu trách nhiệm chính còn cơ quan phối hợp đôi khi chỉ tham gia một cách hình thức, thậm chí không tham gia nên các chương trình, kế hoạch còn thiếu tính toàn diện từ khâu xây dựng, triển khai đến đôn đốc, giám sát, đánh giá.
Lãnh đạo Chính phủ bày tỏ không đồng tình khi còn hơn 70 thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn còn những tồn tại, vướng mắc, gây khó khăn với hoạt động xuất nhập khẩu, cần phải được sớm sửa đổi, bổ sung.
Để triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới, bảo đảm Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập và là một thành viên tích cực của các hiệp định, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp và sử dụng hiệu quả Nhóm Hỗ trợ kỹ thuật, Nhóm Chuyên gia tư vấn để tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo về những vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đàm phán các FTA nói riêng, từ đó đề xuất chính sách cho giai đoạn hội nhập từ nay và trong 10 năm tới.
Cụ thể là các nội dung tác động của xu thế bảo hộ thương mại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam; tác động của những vấn đề mới và trọng tâm trong lộ trình xây dựng AEC từ nay đến năm 2025 và giải pháp của Việt Nam; vấn đề rào cản phi thuế quan và thuận lợi hóa thương mại trong thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN; thúc đẩy thương mại với một số nước Trung Đông, châu Phi vốn là thị trường mà Việt Nam còn để ngỏ; nghiên cứu thêm các chính sách phòng vệ thương mại khi Quốc hội sẽ thảo luận và xem xét thông qua Luật Quản lý ngoại thương trong thời gian tới.
Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành và địa phương chủ động và tích cực triển khai hiệu quả các chương trình hành động với các nhiệm vụ cụ thể, chi tiết phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương (Nghị quyết số 06, Nghị quyết số 22) và Nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết 31, Nghị quyết 49), bảo đảm tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho DN trong và ngoài nước.
Về công tác thông tin, tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tập trung vào một số điểm mới với các trọng tâm ưu tiên, bao gồm: Có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và DN; có kế hoạch tổng thể theo từng năm; chuyển từ phổ biến đến hướng dẫn, từ giới thiệu đến thực thi cam kết hội nhập; ưu tiên phổ biến cho các cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương và các DN, hiệp hội, ngành hàng; phổ biến các kết quả nghiên cứu để tăng cường thông tin cho các DN và người dân về công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Trong năm 2017, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phối hợp và tổ chức tốt năm APEC 2017 tại Việt Nam nhằm nâng cao vai trò của Việt Nam trong Diễn đàn APEC, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng cơ hội tìm kiếm đối tác cho các DN trong nước...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Thành Chung |
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập kinh tế quốc tế chủ trì phiên họp lần thứ nhất của năm 2017, đánh giá kết quả hoạt động năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm nay.
Nghiên cứu, đánh giá các nội dung mới của hội nhập kinh tế
Tại phiên họp, Văn phòng Ban Chỉ đạo đã báo cáo kết quả hoạt động của Ban trong năm qua, khẳng định Việt Nam đã và đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo chủ trương tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn hội nhập toàn diện với hội nhập kinh tế là trọng tâm. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định mạnh mẽ tại tại Nghị quyết số 06-NQ/TW khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị- xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Ban Chỉ đạo cũng báo cáo thêm một số nội dung theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong phiên họp diễn ra hồi tháng 9/2016 về công tác thông tin tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo; tham mưu, đề xuất về đàm phán, ký kết, phê chuẩn và thực thi các hiệp định thương mại tự do.
Theo lãnh đạo Vụ Thương mại đa biên (Bộ Công Thương), trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã có các bước chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc chọn đối tác hợp tác và đàm phán nên đã hưởng nhiều lợi ích hơn từ các hiệp định thương mại tự do. Biểu hiện của lợi ích này là tỷ lệ DN sử dụng ưu đãi đang tăng dần lên như tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc VKFTA là trên 80% và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chile là trên 60%,...
Trả lời “đặt hàng” của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp hồi tháng 9/2016 về hiện tượng Việt Nam là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này lại chững lại, Bộ Công Thương cho rằng Cộng đồng kinh tế ASEAN chỉ là một trụ cột của Cộng đồng chung ASEAN và một số cam kết thương mại, đầu tư, không trùng với mốc hình thành AEC (từ cuối năm 2015). Như vậy, các hoạt động thương mại, đầu tư sẽ không thay đổi ngay từ thời điểm hình thành AEC mà thay đổi theo lộ trình các cam kết về thương mại, đầu tư.
Cụ thể, về việc Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng với ASEAN nhưng lại chưa tận dụng tốt lợi thế trong xuất khẩu, Bộ Công Thương cho biết có tâm lý chung trong các nước ASEAN là tăng cường khả năng sản xuất chung, thu hút đầu tư từ ngoài khối để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khác. Bộ Công Thương cũng dẫn chứng tỷ lệ thương mại nội khối trước đây là 25% nhưng nay đã giảm đi một nửa.
Về nguyên nhân chủ quan, Bộ Công Thương cho biết cơ cấu kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam tương đối giống với các nước ASEAN. Năng lực của DN Việt Nam tận dụng các cơ hội thấp, thể hiện ngay trong chỉ số DN tận dụng ưu đãi chỉ ở mức 30%, còn rất thấp (mặc dù tăng so với mức 10% trước đây). Nguyên nhân là do DN trong nước muốn hướng tới thị trường trong nước hoặc là các thị trường khác, không muốn thâm nhập vào thị trường ASEAN.
Vụ Thương mại đa biên cũng cho biết ngoài xu hướng này thì các nước ASEAN cũng dựng lên các hàng rào thương mại và xu hướng này sẽ tăng lên trong thời gian tới. Chính phủ, các bộ, ngành cũng phải hỗ trợ DN vượt qua rào cản này.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Thành Chung |
Đẩy mạnh tạo thuận lợi thương mại
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá Ban Chỉ đạo với vai trò là cơ quan điều phối liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế đã phối hợp các bộ, ngành và địa phương triển khai nhiều hoạt động quan trọng nhằm triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế; phối hợp các bộ, ngành tham gia đầy đủ các hoạt động trong khuôn khổ các diễn đàn, tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, ASEAN, APEC, ASEM..., đàm phán các hiệp định thương mại tự do; tổ chức nghiên cứu, đánh giá và đề xuất về các nội dung mới của hội nhập kinh tế quốc tế; triển khai có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế...
“Các hoạt động này đã góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, DN và sản phẩm, bảo vệ lợi ích của DN trong quá trình thực thi cam kết. Việt Nam ngày một hội nhập chủ động, tích cực với thế giới, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm. Trong năm qua, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong vận động các nước như Canada… công nhận nền kinh tế thị trường”, Phó Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng quá trình triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Công tác phối hợp để xây dựng các chương trình, kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn lỏng lẻo, vẫn còn nặng tư tưởng cơ quan chủ trì phải chịu trách nhiệm chính còn cơ quan phối hợp đôi khi chỉ tham gia một cách hình thức, thậm chí không tham gia nên các chương trình, kế hoạch còn thiếu tính toàn diện từ khâu xây dựng, triển khai đến đôn đốc, giám sát, đánh giá.
Lãnh đạo Chính phủ bày tỏ không đồng tình khi còn hơn 70 thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn còn những tồn tại, vướng mắc, gây khó khăn với hoạt động xuất nhập khẩu, cần phải được sớm sửa đổi, bổ sung.
Để triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới, bảo đảm Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập và là một thành viên tích cực của các hiệp định, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp và sử dụng hiệu quả Nhóm Hỗ trợ kỹ thuật, Nhóm Chuyên gia tư vấn để tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo về những vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đàm phán các FTA nói riêng, từ đó đề xuất chính sách cho giai đoạn hội nhập từ nay và trong 10 năm tới.
Cụ thể là các nội dung tác động của xu thế bảo hộ thương mại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam; tác động của những vấn đề mới và trọng tâm trong lộ trình xây dựng AEC từ nay đến năm 2025 và giải pháp của Việt Nam; vấn đề rào cản phi thuế quan và thuận lợi hóa thương mại trong thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN; thúc đẩy thương mại với một số nước Trung Đông, châu Phi vốn là thị trường mà Việt Nam còn để ngỏ; nghiên cứu thêm các chính sách phòng vệ thương mại khi Quốc hội sẽ thảo luận và xem xét thông qua Luật Quản lý ngoại thương trong thời gian tới.
Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành và địa phương chủ động và tích cực triển khai hiệu quả các chương trình hành động với các nhiệm vụ cụ thể, chi tiết phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương (Nghị quyết số 06, Nghị quyết số 22) và Nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết 31, Nghị quyết 49), bảo đảm tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho DN trong và ngoài nước.
Về công tác thông tin, tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tập trung vào một số điểm mới với các trọng tâm ưu tiên, bao gồm: Có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và DN; có kế hoạch tổng thể theo từng năm; chuyển từ phổ biến đến hướng dẫn, từ giới thiệu đến thực thi cam kết hội nhập; ưu tiên phổ biến cho các cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương và các DN, hiệp hội, ngành hàng; phổ biến các kết quả nghiên cứu để tăng cường thông tin cho các DN và người dân về công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Trong năm 2017, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phối hợp và tổ chức tốt năm APEC 2017 tại Việt Nam nhằm nâng cao vai trò của Việt Nam trong Diễn đàn APEC, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng cơ hội tìm kiếm đối tác cho các DN trong nước...
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo chinhphu.vn
HNM TP. Huế tổ chức tặng quà cho đối tượng người có công nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, ngày 28/4/2025, hội người mù (HNM) thành phố Huế đã trao tặng trực tiếp 33 suất quà trị giá 300.000 đồng/suất cho hội viên thuộc diện thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ tiêu biểu trên địa bàn.
2025-04-29 19:12:52
VPBank bật vibe yêu nước từ những điều nhỏ bé đến khát vọng lớn lao
Đại lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước đang đếm ngược từng giờ. Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, tinh thần yêu nước vốn chảy trong mỗi người dân Việt Nam càng được lan tỏa mạnh mẽ khắp mọi miền Tổ quốc.
2025-04-29 10:13:59
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 29/4/2025, Đoàn đại biểu Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Ba Đình, Hà Nội).
2025-04-29 09:54:20
Khai mạc Triển lãm Tinh hoa Đông y Dược Việt Nam 2025
Ngày 28/4/2025, trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Tập đoàn Đông Y Dược Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Tinh hoa Đông y Dược Việt Nam 2025.
2025-04-28 22:52:00
Đến núi Bà Đen tìm bình yên với triển lãm tranh “Về Ngộ”
Nằm trong khuôn khổ sự kiện núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu Vesak 2025 vào ngày 8/5/2025, triển lãm tranh mang chủ đề Phật giáo “Về Ngộ” của hoạ sĩ Hoàng Phong là hành trình tìm kiếm sự an yên trong tâm hồn.
2025-04-28 17:15:30
Festival Tinh hoa Đông Y Dược Việt Nam 2025: Kết nối văn hóa và sức khỏe trong kỷ nguyên mới.
Hà Nội, từ ngày 28/4 đến 4/5/2025, tại khu du lịch giải trí Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội), Triển lãm “Festival Tinh hoa Đông Y Dược Việt Nam 2025” sẽ chính thức diễn ra, quy tụ 117 gian hàng trưng bày với quy mô khoảng 10.000m² và dự kiến thu hút hơn 20.000 lượt khách tham quan. Tôn vinh tinh hoa Y học cổ truyền trong thời đại số.
2025-04-28 16:05:00